THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Bật mí 10 tác dụng của kẽm với trẻ em nổi bật nhất

  • Cập nhật lần cuối: 03/12/2022

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trong đó có khoáng chất kẽm, rất quan trọng với sự phát triển đầu đời của trẻ. Vậy cụ thể kẽm có tác dụng gì với trẻ? Trong bài viết này, Gymstore sẽ chia sẻ cho bạn 10 tác dụng của kẽm với trẻ em cực kỳ quan trọng không chỉ với sự tăng trưởng chiều cao mà còn phát triển ở trẻ em nói chung.

 

tac-dung-cua-kem-voi-tre-em-gymstore-1

 

10 TÁC DỤNG CỦA KẼM VỚI TRẺ EM NỔI TRỘI

 

Bổ sung kẽm cho bé có tác dụng gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là 10 tác dụng của kẽm đối với trẻ nhỏ:

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #1: Cải thiện và phát triển não bộ

 

Theo các nghiên cứu khoa học, não bộ là cơ quan chứa lượng kẽm nhiều nhất trong cơ thể. Hoạt chất này có vai trò điều hòa các nơron thần kinh, đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và học hỏi ở các bé. Việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp gia tăng dẫn truyền hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức và cải thiện sức khỏe của não sau chấn thương.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #2: Nâng cao miễn dịch

 

Kẽm có tác dụng gì cho trẻ? Đáp án không thể bỏ qua chính là khả năng nâng cao miễn dịch. Thông thường các tế bào lympho T, Lympho B và đại thực bào sẽ cần kẽm để kích hoạt và thực hiện chức năng kiểm soát, điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như viêm họng, viêm phế quản, amidan,…

 

Việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp trẻ giảm tới 18% nguy cơ tiêu chảy, 41% nguy cơ viêm phổi,…

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #3: Hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh

 

Hệ xương khớp khỏe mạnh là một trong những đáp án của câu hỏi kẽm có tác dụng gì cho trẻ? Theo các nghiên cứu khoa học, khối lượng xương thấp đi có liên quan mật thiết với việc thiếu kẽm. Lý do là bởi hoạt chất này cùng canxi, magan, đồng là những vi chất có khả năng cấu tạo và duy trì độ chắc khỏe của cơ sụn. Việc thiếu kẽm sẽ gây ra phản ứng hủy xương, từ đó khiến bé còi cọc, chậm phát triển chiều cao.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #4: Hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ còn thể hiện ở khả năng hấp thụ và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác. Cụ thể hoạt chất này tham gia vào việc hấp thụ đồng, nhôm, canxi, magie và một số enzyme quan trọng của cơ thể. Không chỉ thế đây còn là vi chất giúp làm giảm độc tính của các kim loại nặng, bảo vệ trẻ khỏi quá trình oxy hóa, giải độc hiệu quả.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #5: Điều hòa chức năng nội tiết

 

Kẽm có tác dụng gì với trẻ? Ít ai biết rằng hoạt chất này còn tham gia điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, thượng thận và giáp trạng. Với các bé nam, tuyến tiền liệt là nơi có hàm lượng kẽm cao nhất. Hoạt chất này có chức năng cân bằng nội tiết tố, tăng cường chất lượng tinh trùng. Với các bé nữ, kẽm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng khó chịu khi đến kỳ.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #6: Bảo vệ mắt cho trẻ

 

Bảo vệ mắt là một trong những tác dụng của kẽm cho trẻ em. Theo các nghiên cứu khoa học, kẽm có khả năng hỗ trợ thị giác khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng hoặc tổn thương võng mạc từ bên ngoài.

 

Bên cạnh đó hoạt chất này còn là xúc tác giúp vitamin A tạo ra sắc tố, bảo vệ mắt hiệu quả. Việc thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị suy giảm thị lực, khó thích ứng với ban đêm.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #7: Giảm gãy rụng ở tóc

 

Một trong những tác dụng của kẽm đối với trẻ nhỏ là giảm khả năng tóc gãy rụng. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, kẽm là hoạt chất có tác dụng giảm dihydrotestosterone- nhân tố gây nhờn tóc, khiến bộ phận này không được nuôi dưỡng và tăng trưởng. Không chỉ thế, kẽm còn tham gia tác động vào nang tóc và kích thích tế bào tóc phát triển, giảm gãy rụng hiệu quả.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #8: Giúp trẻ không quấy khóc vào ban đêm

 

Là hoạt chất có tỉ trọng lớn ở não, chi phối các hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiếu kẽm sẽ khiến bé trở nên rối loạn tâm lý, thích bạo lực, cáu gắt. Đặc biệt khoảng 25-40% trẻ thiếu kẽm sẽ rối loạn giấc ngủ, thường xuyên quấy khóc vào ban đêm.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #9: Giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện

 

Giúp trẻ ăn ngon, phát triển tốt là đáp án cuối cùng của câu hỏi kẽm có tác dụng gì với trẻ. Theo các chuyên gia, kẽm là hoạt chất quan trọng giúp duy trì và bảo vệ khứu giác, vị giác. Việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

 

Tác dụng của kẽm đối với trẻ #10: Làm lành vết thương, giảm mụn hiệu quả

 

Không chỉ ảnh hưởng đến miễn dịch và thần kinh, tác dụng của kẽm cho bé còn là khả năng cải thiện vết thương và giảm mụn hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, kẽm có tác dụng rất tốt trong việc tổng hợp collagen, chống viêm hiệu quả. Việc sử dụng hoạt chất này không những giúp cải thiện tình trạng viêm loét ở da mà còn ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn P.acnes.

 

Vì sao nên bổ sung kẽm cho trẻ?

 

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hoạt chất này tham gia vào quá trình tổng hợp protein, thúc đẩy miễn dịch, tăng cường xương khớp. Vậy có cần bổ sung kẽm cho trẻ hay không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, lý do bổ sung kẽm cho trẻ là do:

 

Thứ nhất, thiếu kẽm sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, các tế bào lympho T không được kích hoạt, cơ thể trẻ dễ bị ốm vặt. Trẻ trở nên chán ăn, chậm làm lành vết thương, giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa các nguyên tố. Không chỉ thế trẻ thiếu kẽm còn chậm phát triển chiều cao, suy giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh về não bộ. Các bé nam thường bị dậy thì chậm, khả năng sinh sản kém, chất lượng tinh trùng giảm.

 

Thứ hai, sữa mẹ và thức ăn chỉ đủ cung cấp kẽm cho bé trong giai đoạn đầu. Từ tháng thứ 4 lượng kẽm trong sữa mẹ giảm còn 0,9mg/ lít. Trong khi đó lượng thức ăn chỉ đáp ứng được 33% nhu cầu kẽm hàng ngày. Vì vậy nếu chỉ bú mẹ và sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng thì nguy cơ thiếu kẽm ở trẻ vẫn là rất cao.

 

tac-dung-cua-kem-voi-tre-em-gymstore-2

 

DẤU HIỆU TRẺ THIẾU KẼM VÀ NGUYÊN NHÂN

 

• Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, thấp còi so với các bạn đồng trang lứa,…

 

• Trẻ chán ăn, giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón, buồn nôn và nôn kéo dài.

 

• Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, rối loạn vị giác, khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,…

 

• Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp,  đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.

 

• Những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc dễ gãy, móng giòn, yếu.

 

Nguyên nhân vì sao trẻ thiếu kẽm

 

Vai trò của kẽm là tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp và lưu trữ khoáng chất này, vì thế hoàn toàn phải bổ sung kẽm từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân chính vì sao cơ thể thiếu kẽm:

 

• Chế độ ăn: Do thức ăn ít kẽm hoặc do trong thức ăn có thành phần phytate và xơ cản trở hấp thu kẽm.

 

• Bú mẹ hoàn toàn: Thiếu kẽm có triệu chứng thường thì hiếm xảy ra, nếu có thì ở trẻ sinh non, do các bà mẹ này có hàm lượng kẽm trong sữa rất thấp. Trong đó dấu hiệu thiếu kẽm ở phụ nữ khá rõ rệt, trong đó biểu hiện lâm sàng chính là chứng viêm da.

 

Các nguyên nhân khác bao gồm:

 

• Bệnh Crohn
• Bệnh xơ nang
• Bệnh hồng cầu hình liềm
• Bệnh lý gan: nặng và mạn tính.
• Nuôi ăn tĩnh mạch thiếu kẽm: hội chứng thận hư, đái tháo nhạt...
• Vận động viên

 

tac-dung-cua-kem-voi-tre-em-gymstore-3

 

SỬ DỤNG KẼM CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO? 

 

Kẽm có tác dụng gì cho bé? Như chúng ta đã biết hoạt chất này có tới 10 lợi ích quan trọng. Tuy nhiên không phải vì thế mà ta được phép tùy ý lạm dụng. Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ cần tuân theo định mức sau:

 

• Với trẻ dưới 6 tháng tuổi một ngày chỉ cần dùng 2mg
• Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi một ngày chỉ cần dùng 3mg
• Trẻ từ 4-8 tuổi một ngày chỉ cần dùng 5mg
• Trẻ từ 9-13 tuổi một ngày chỉ cần dùng 8mg
• Trẻ từ 14- 18 tuổi một ngày chỉ cần dùng 11mg với nam và 9mg với nữ

 

Bật mí cách bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả

 

Kẽm có thể bổ sung cho trẻ thông qua nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là 3 cách chính mà các mẹ bỉm hay dùng để tăng cường kẽm cho trẻ.

 

• Cho trẻ bé mẹ hoàn toàn: Kẽm có mặt trong sữa mẹ với hàm lượng 2-3mg/lít ở tháng đầu, sau đó giảm dần còn 0,9mg/ lít ở 3 tháng sau. Do đó với trẻ dưới 4 tháng tuổi, có thể sử dụng sữa mẹ để hấp thụ kẽm. Tuy nhiên để đảm bảo lượng kẽm trong sữa mẹ duy trì ở mức cao nhất, thời điểm này mẹ nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu kẽm kết hợp cùng vitamin C.

 

• Chế độ dinh dưỡng: Kẽm có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, hải sản, sữa, ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt,… Do đó, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách thêm những nguyên liệu này vào thực đơn hàng ngày. Với trẻ biếng ăn mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm mà bé yêu thích hoặc chế biến linh hoạt, kích thích vị giác.

 

Sử dụng thực phẩm bổ sung: Cho trẻ uống kẽm trực tiếp là cách làm hiệu quả được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Phương pháp này không những giúp kiểm soát lượng kẽm dung nạp vào cơ thể mà còn hạn chế tình trạng thiếu hụt hiệu quả. Mẹ có thể lựa chọn siro cho bé dễ sử dụng.

 

KẾT LUẬN

 

Trên đây là những chia sẻ của Gymstore xung quanh các tác dụng của kẽm với trẻ em, cũng như gợi ý cho mẹ cách bổ sung kẽm cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất. 
 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x