THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

Uống glucosamine lâu dài có tốt không? Những vấn đề thường gặp

  • Cập nhật lần cuối: 08/01/2025

Uống glucosamine để hỗ trợ sức khỏe xương khớp đang ngày càng phổ biến, nhưng liệu uống glucosamine lâu dài có tốt không và nên uống glucosamine trong bao lâu?

 

Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết và cung cấp thông tin khoa học để giải đáp bạn về những vấn đề này cũng như cách uống, thời gian uống hiệu quả tránh tác dụng phụ. 

 

GLUCOSAMINE LÀ GÌ?

 

Glucosamine là một loại đường amin tự nhiên tìm thấy trong cơ thể, chủ yếu ở sụn và dịch khớp. Tại các bộ phận này, glucosamine giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sụn khớp, là cơ sở cho một hệ thống xương khớp khỏe mạnh.

 

Tuy nhiên, glucosamine không dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm tự nhiên mà thường được bổ sung thông qua viên nang, giọt liquid hoặc kem bôi. Thông thường, glucosamine được chiết xuất từ vỏ của một số loài động vật biển hoặc qua quá trình tổng hợp hóa học. 

 

Glucosamine - một loại đường amin tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sụn khớp. Chất này thường được bổ sung qua các sản phẩm từ vỏ động vật hoặc tổng hợp để giảm đau và viêm khớp.

 

GLUCOSAMINE CÓ TÁC DỤNG GÌ?

 


Glucosamine được khoa học chứng mình có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe sụn khớp. Cụ thể:

 

✓ Giảm đau và viêm xương khớp

 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosamine có thể giúp giảm đau ở bệnh nhân bị viêm xương khớp, đặc biệt là trong trường hợp ở đầu gối. Nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng glucosamine hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau khớp. 
 

✓ Hỗ trợ tăng cường dịch khớp

 

Các nghiên cứu cho thấy glucosamine giúp tăng sản xuất dịch khớp, cải thiện chất lượng và số lượng dịch này. Từ đó, nâng cao khả năng chịu đựng áp lực và giảm ma sát tại các khớp, giúp duy trì sự linh hoạt và giảm đau khớp.

 

✓ Giảm sự tiến triển của thoái hóa khớp

 

Nghiên cứu dài hạn cho thấy glucosamine giảm đau và làm chậm thoái hóa sụn, giúp chống viêm xương khớp. Hơn nữa, khi sử glucosamine kết hợp với chondroitin sẽ giúp tăng cường hiệu quả trong việc giảm đau và chậm quá trình phá hủy khớp cũng như mất sụn. 

 

Glucosamine giúp giảm đau, giảm viêm xương khớp, tăng dịch khớp và làm chậm tiến triển thoái hóa khớp. Việc sử dụng glucosamine kết hợp với chondroitin có khả năng giảm đau khớp và ngăn chặn mất sụn.

 

UỐNG GLUCOSAMINE LÂU DÀI CÓ TỐT KHÔNG?

 

Bổ sung Glucosamine mang lại rất nhiều lợi ích cho việc giảm đau khớp và viêm khớp, vậy uống Glucosamine lâu dài có tốt không? 

 

Về bản chất, Glucosamine dưới dạng thực phẩm bổ sung có tác dụng dần dần tùy vào cơ địa. Điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng sản phẩm trong 1 thời gian nhất định có thể 2 - 3 tháng, thậm chí 4 - 6 tháng để thấy kết quả rõ rệt. 

 

Theo nghiên cứu các dạng Glucosamine có thời gian sử dụng an toàn như sau: 

 

• Glucosamine sulfate có thể an toàn ở hầu hết người lớn khi sử dụng trong thời gian 3 năm. 

 

• Glucosamine hydrochloride có thể an toàn ở hầu hết người lớn khi sử dụng trong thời gian 2 năm. 

 

• N-acetyl glucosamine cũng có thể an toàn khi sử dụng trong thời gian 6 tháng.

 

Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung glucosamine cũng như các loại thực phẩm bổ sung khác, nên sử dụng trong 1 thời gian, rồi nghỉ 1 khoảng (1 - 2 tháng) để hệ thống tiêu hóa phục hồi về trạng thái tốt nhất. 

 

Các dạng Glucosamine bổ sung có thể an toàn cho hầu hết người lớn trong thời gian từ 6 tháng - 3 năm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên có 1 khoảng nghỉ (1 - 2 tháng) để hệ thống tiêu hóa phục hồi. 

 

Glucosamine uống bao lâu thì ngưng?

 

 

Ngoài “Uống Glucosamine lâu dài có tốt không?” thì nên uống glucosamine trong bao lâu hay khi nào cần ngưng cũng được nhiều người dùng quan tâm. 

 

Thời gian sử dụng glucosamine phụ thuộc vào mục tiêu sức khỏe cụ thể, cũng như sự chấp nhận và phản ứng của cơ thể đối với chất bổ sung này. 

 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng glucosamine trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 3 tháng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe khớp. 

 

Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy từng cá nhân, và một số người có thể cần sử dụng lâu hơn để nhận thấy sự cải thiện. 

 

Hiện nay, các tổ chức y tế khuyến cáo không nên dùng glucosamine liên tục, mỗi ngày quá 6 tháng. 

 

Thời gian sử dụng Glucosamine để mang lại lợi ích cho khớp là khoảng 6 tuần - 3 tháng, có thể lâu hơn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Bạn không nên sử dụng mỗi ngày, liên tục quá 6 tháng.

 

Có nên uống Glucosamine mỗi ngày không?

 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosamine khi được uống hàng ngày có thể làm chậm quá trình thoái hóa cấu trúc của khớp và giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh osteoarthritis (OA) - thoái hoá khớp của đầu gối.

 

Bên cạnh đó, một nghiên cứu dài hạn đã được thực hiện để đánh giá tác dụng của glucosamine đối với sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp. 

 

Trong nghiên cứu đó, 212 bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp đầu gối đã được ngẫu nhiên phân vào nhóm uống 1500 mg glucosamine hoặc giả dược mỗi ngày. Kết quả cho thấy sự tiến triển của bệnh ở nhóm sử dụng glucosamine chậm hơn rõ rệt so với nhóm giả dược sau 3 năm điều trị.

 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hàng ngày uống glucosamine có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa và giảm triệu chứng lão hóa khớp đầu gối.

 

TÁC DỤNG PHỤ KHI SỬ DỤNG GLUCOSAMINE

 

Lưu ý rằng mặc dù glucosamine thường được coi là an toàn khi sử dụng theo liều lượng khuyến nghị, nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ ở một số người. 

 

 

Các tác dụng phụ này có thể bao gồm: đau dạ dày, buồn nôn, phát ban và đau đầu. 

 

Đối với người bị tiểu đường hoặc huyết áp cao, có báo cáo đề xuất rằng việc theo dõi sát sao các chỉ số như đường huyết và huyết áp có thể cần thiết, do glucosamine có thể ảnh hưởng đến những chỉ số này.

 

Cụ thể hơn, có giả thuyết được đề xuất rằng glucosamine có khả năng làm giảm tác dụng của các loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường. 

 

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học đầy đủ để chứng minh vấn đề này, vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi đường huyết thường xuyên khi sử dụng hay thay đổi liều Glucosamine.

 

Khuyến nghị chung là việc sử dụng glucosamine nên được thảo luận với bác sĩ để đánh giá lợi ích cũng như các rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt nếu bạn đang có các tình trạng sức khỏe hiện hữu hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.

 

Glucosamine có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày và buồn nôn và ảnh hưởng đến tiểu đường cũng như huyết áp. Khuyến cáo nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là khi đang dùng thuốc khác.

 

CÁCH SỬ DỤNG GLUCOSAMINE HIỆU QUẢ

 

 

 

Liều dùng

 

• Liều dùng thường gặp là từ 500mg đến 1500mg glucosamine mỗi ngày, chia thành 2-3 lần.

 

• Tuy nhiên, nên theo hướng dẫn của chuyên gia y tế để đạt hiệu quả tối đa mà vẫn đảm bảo an toàn.

 

Cách dùng

 

• Bên cạnh liều dùng, cách dùng Glucosamine cũng được quan tâm, ví dụ như nên uống glucosamine trước hay sau ăn?

 

• Dựa trên kinh nghiệm từ một số chuyên gia y tế, uống glucosamine cùng thức ăn hoặc sau khi ăn có thể giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, như đau hoặc kích ứng. Cách làm này cũng được cho là có thể tăng khả năng hấp thụ glucosamine trong cơ thể hiệu quả hơn.

 

Những lưu ý khi sử dụng Glucosamine

 

• Khi mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng glucosamine.

 

• Những người bị tiểu đường hoặc dị ứng với hải sản nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm từ glucosamine vì một số loại có nguồn gốc từ vỏ cua, vỏ tôm.

 

• Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một liệu pháp mới, đặc biệt là khi đang sử dụng các loại thuốc khác.

 

Liều lượng glucosamine khuyến nghị là 500-1500mg mỗi ngày, và nên dùng sau bữa ăn để giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ. Người dùng cần thận trọng với glucosamine nếu có bệnh tiểu đường, dị ứng với hải sản hoặc khi mang thai/cho con bú và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về uống glucosamine lâu dài có tốt không và uống glutamine trong bao lâu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe khớp của mình.

Tags:
Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x