THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

10 tác dụng của kẽm zinc với sức khỏe tổng thể

  • Cập nhật lần cuối: 25/05/2024

Kẽm, hay còn gọi là Zinc, đóng nhiều vai trò trong chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vậy kẽm zinc có tác dụng gì với sức khỏe nói chung? Hãy để Gymstore bật mí cho bạn 10 tác dụng của kẽm với cơ thể nhé!

 

kem-co-tac-dung-gi-gymstore-1

 

KẼM ZINC LÀ GÌ? 

 

Kẽm là một kim loại lưỡng tính trong hóa học, đối với cơ thể con người kẽm là một loại nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết cho cơ thể. Đây là một khoáng chất không thể thiếu mặc dù con người chỉ cần chúng với một lượng nhỏ. Nếu thiếu kẽm cơ thể người sẽ mắc một số bệnh lý rất nguy hiểm. 

 

Kẽm không thể tự sản sinh ra trong cơ thể người nên cần được bổ sung từ bên ngoài. Cũng cương tự như các loại vitamin cần thiết, kẽm được đưa vào cơ thể người thông qua dạng uống (thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung kẽm) hoặc sử dụng thực phẩm chứa kẽm. Kẽm Zinc được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc uống thường là các hợp chất như Kẽm sunfat, kẽm axetat và kẽm gluconat. Vậy thì, kẽm Zinc có tác dụng gì mà lại cần thiết với cơ thể như thế?

Tinh chất hàu Goodhealth Oyster Plus, 60 Capsules
-38%
249.000₫ 400.000₫
-38%
490.000₫
540.000₫

10 TÁC DỤNG CỦA KẼM ZINC VỚI SỨC KHỎE

 

Kẽm Zinc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe (thần kinh, xương khớp, sự tăng trưởng,...). Không những thế, nó còn là một loại nguyên tố đóng góp rất nhiều và công cuộc làm đẹp của các chị em phụ nữ. 

 

Tác dụng của kẽm trong tăng cường sức khỏe thần kinh

 

Kẽm đóng vai trò rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe của não bộ, kẽm và vitamin B6 là hai chất giúp cải thiện hoạt động của các chất dẫn truyền trong não. Kẽm Zinc giúp cho đầu óc của bạn hoạt động một cách trơn tru và xử lý thông tin  một cách nhanh nhạy hơn.

 

Tác dụng của kẽm trong nâng cao sức khỏe xương khớp

 

Xương khớp có thành phần cấu tạo chủ yếu là canxi, để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt thì cơ thể còn cần có kẽm. Kẽm rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển khung xương, vì thế cần bổ sung kẽm cho cơ thể để giúp nâng cao sức khỏe xương khớp. 

 

Tuy nhiên, việc bổ sung canxi và kẽm vào cơ thể không thể thực hiện đồng thời vì chúng có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.

 

Tác dụng của kẽm trong xây dựng sức mạnh cơ bắp 


Một trong những công dụng tuyệt vời của kẽm chính là giúp tăng cường sức khỏe và sự săn chắc của cơ bắp. Nếu cơ thể được cung cấp đủ một lượng kẽm cần thiết cơ bắp sẽ trở nên săn chắc, mạnh mẽ. 

 

Hơn nữa, đối với những người thường xuyên vận động và tập luyện thể thao cũng đều biết kẽm Zinc có tác dụng gì. Đó chính là công dụng phục hồi cơ bắp sau khi luyện tập, bên cạnh đó lẽm còn có tác dụng hỗ trợ cơ bắp, giúp phục hồi nhanh chóng và nâng cao hiệu quả làm việc.

 

Tác dụng của kẽm trong sự tăng trưởng ở nam giới

 

Kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết, một yếu tố không thể thiếu trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Kẽm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bình thường của các cơ quan sinh sản, hệ thống cấu trúc và các kỹ năng động cơ, nhận thức.

 

Đối với nam giới kẽm là một nguyên tố quan trọng trong vấn đề sinh sản, nếu thiếu kẽm thì các vấn đề này sẽ bị trục trặc và xảy ra một số vấn đề ở tiền liệt tuyến. Cần bổ sung một lượng kẽm đầy đủ cho cơ thể, không nên quá liều vì có thể sẽ gây nên một số tác dụng phụ.

 

kem-co-tac-dung-gi-gymstore-2

 

Tác dụng của kẽm trong chức năng sinh lý và sinh sản

 

Khoáng chất này có vai trò tăng sản sinh testosterone nội sinh, giúp tăng số lượng “tinh binh” hiệu quả. Tuy nhiên, khoáng chất này bị mất đi một lượng khá lớn ở nam giới sau mỗi lần “ra trận”. 

 

Nếu rơi vào tình trạng thiếu hụt kẽm, số tinh trùng được tạo ra có thể giảm đến hơn 40, thậm chí 50%. Nam giới thiếu hụt kẽm trong một thời gian dài dễ mắc phải các vấn đề sinh sản, ảnh hưởng đến nòi giống sau này.

 

Tác dụng của kẽm trong sức khỏe tóc

 

Bên cạnh những tác dụng đối với sức khỏe kẽm Zinc còn có công dụng làm đẹp rất tuyệt vời. Những công dụng dưới đây sẽ là câu trả lời cần thiết nhất cho câu hỏi kẽm Zinc có tác dụng gì đối với các chị em phụ nữ.

 

Kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết trong việc hình thành và giúp mái tóc phát triển. Hấp thụ đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bạn sở hữu một mái tóc bóng khỏe, dày dặn, hơn nữa còn kích thích mọc tóc mới. Trái lại, nếu không bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, mái tóc của bạn sẽ  dễ bị hư tổn, khô xơ và chẻ ngọn.

 

Tác dụng của kẽm trong sức khỏe mắt

 

Có thể bạn đã nghe đến những tác dụng của vitamin A đối với sức khỏe của đôi mắt, vậy kẽm Zinc có tác dụng gì trong việc giữ gìn sức khỏe của mắt? Kẽm là nguyên tố quan trọng việc đưa vitamin A vào võng mạc, nếu không có đủ kẽm việc hấp thụ vitamin A sẽ không đủ dẫn đến suy giảm thị lực. Việc không bổ sung đủ kẽm sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người già, vì thế việc bổ sung kẽm để bảo vệ sức khỏe của mắt là một điều vô cùng cần thiết.

 

Tác dụng của kẽm trong sức khỏe da

 

Kẽm có tác dụng rất lớn trong việc giảm tiết dầu trên da mặt và hạn chế những tình trạng viêm nhiễm, các nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn. Hơn thể nữa kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra collagen giúp cho bạn có một làn da căng mịn, trắng sáng và khỏe mạnh hơn.

 

Tác dụng của kẽm trong cân bằng nội tiết tố nữ

 

Kẽm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố và là nguyên tố quan trọng trong việc sản sinh các hormone giúp điều hòa cơ thể. Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất ra insulin giúp điều hòa lượng máu đường trong máu. Bên cạnh đó kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

 

Ngoài ra kẽm còn có một số tác dụng khác như hỗ trợ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ trong việc phòng bệnh ung thư, tiểu đường và các bệnh mạn tính.

 

Tác dụng của kẽm và COVID-19

 

Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng duy trì mức kẽm lành mạnh có thể hỗ trợ ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả. 

 

Một nghiên cứu năm 2020 cho rằng kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì màng nhầy. Những người thiếu kẽm có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả viêm phổi.

 

Cụ thể, kẽm đã được chứng minh là có các hoạt tính kháng virus, có thể cải thiện chức năng tế bào miễn dịch chống lại virus hoặc làm giảm khả năng sinh sôi của virus. Thiếu kẽm có liên quan đến đáp ứng IL-6 cao hơn (IL-6 là một interleukin đóng vai trò quan trọng trong tổn thương phổi nghiêm trọng do COVID-19 gây ra). Kẽm cũng ức chế RNA polymerase của SARS-CoV-2 và khả năng sao chép của nó.

 

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH BỔ SUNG KẼM HIỆU QUẢ

 

Sau khi biết kẽm zinc có tác dụng gì, trước khi đi vào chi tiết về cách bổ sung thì chúng ta cần biết kẽm zinc uống bao nhiêu là đủ. Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng như sau:

 

• Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
• Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
• Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
• Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
• Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
• Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
• Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày

 

Uống kẽm đúng cách là bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn cung cấp kẽm khác nhau. Vì thế bạn cần lưu ý uống kẽm khi nào chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Chú ý xem chế độ ăn uống hàng ngày đã cung cấp bao nhiêu kẽm cho cơ thể và lượng bạn cần uống thêm là bao nhiêu.

 

Tinh chất hàu Goodhealth Oyster Plus, 60 Capsules
-38%
249.000₫ 400.000₫
-38%
490.000₫
540.000₫

 

kem-co-tac-dung-gi-gymstore-3

 

Bạn có thể tham khảo một số nguồn kẽm phổ biến như: 

 

Thức phẩm tự nhiên: Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất; tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.

 

Viên kẽm, ống kẽm: thuốc kẽm và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat). Với bà mẹ mang thai, trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và dậy thì, người lớn ốm bệnh lâu ngày, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, vận động viên thì thực phẩm không đủ cung cấp lượng kẽm đầy đủ, bổ sung từ viên kẽm là cần thiết.

 

Các nguồn khác: Kẽm cũng có mặt trong loại sản phẩm có tên là vi lượng đồng căn hay một vài thuốc kẽm xịt mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng dài ngày có thể gây mất khứu giác.

 

Để cơ thể bổ sung nhanh và hấp thu tốt hơn thì thực phẩm bổ sung kẽm được đánh giá có hiệu quả hơn. Có nhiều dạng bổ sung kẽm khác nhau được bán tại các hiệu thuốc như: kẽm sulfate, kẽm acetate, kẽm gluconate,… hoặc có trong viên uống Vitamin tổng hợp, các loại thuốc cảm,…

 

Trong đó, dạng kẽm glycinate - zinc glycinate được nhiều chuyên gia đánh giá là có tốc độ và mức độ hấp thụ tốt nhất hiện nay, cũng như không gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa và hoàn toàn an toàn với người sử dụng. 

 

Vậy một dạng kẽm khác được nhiều người quan tâm là kẽm gluconat có tác dụng gì? Kẽm gluconat cũng có các tác dụng của kẽm cơ bản kể trên, tuy nhiên kẽm Gluconat là dạng muối kẽm của axit gluconic, chỉ chứa 1 cation kẽm nên dễ uống hơn và không gây kích ứng dạ dày như kẽm citrate vì có nhiều zinc trong cấu trúc phân tử. 

 

Tuy nhiên, dù là dạng kẽm gì thì cũng nên chú ý đến lượng dùng kẽm mỗi ngày đủ với nhu cầu của cơ thể. Cùng với thực phẩm, thực phẩm chức năng dùng hàng ngày để bổ sung kẽm chỉ nên chứa tối đa 15 - 25 mg. Chỉ dùng liều cao hơn trong điều trị tiêu chảy, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường hô hấp,…

 

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể bị thiếu hụt kẽm

 

Bạn nên cân nhắc uống kẽm khi nào cơ thể có một số triệu chứng sau:

 

Hay mệt mỏi, thiếu tỉnh táo: Kẽm tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thiếu hụt kẽm là một trong các nguyên nhân làm giảm số lượng các chất dẫn truyền thần kinh làm cho cơ thể kém nhạy bén, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung trong học tập…

 

Chán ăn trong thời gian dài: Các enzym có trong nước bọt có chứa kẽm và nó cũng góp phần điều hòa hương vị tạo, giúp hệ thống cảm giác cảm nhận mùi vị tạo cảm giác ăn ngon. Vì thế, bạn nên uống kẽm khi nào gặp tình trạng chán ăn trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của cơ thể.

 

Hay ốm vặt: Tác dụng của kẽm đối với cơ thể rất quan trọng. Kẽm là yếu tố quan trọng nhất đối với hệ thống miễn dịch, cần thiết cho sự hình thành của các kháng thể, tế bào bạch cầu, tuyến giáp và các hormon. Thiếu kẽm làm cho hệ miễn dịch suy yếu và làm chậm quá trình lành vết thương sau tổn thương, dễ mắc tiêu chảy, tăng khả năng nhiễm trùng…

 

Rụng tóc, móng giòn dễ gãy: Kẽm có vai trò trong hình thành cấu trúc và bảo đảm chức năng của màng tế bào. Nó tham gia hình thành các mô liên kết trong tóc, móng, răng, da và xương. Khi thiếu kẽm, các liên kết protein bị gãy đứt dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc kém bóng mượt và xuất hiện những đốm trắng trên móng tay hay còn gọi là vạch Beau.

 

Răng bị xỉn, loét miệng: Kẽm là yếu tố vi lượng có trong enzym của tuyến nước bọt, ngoài ra nó còn có trong mảng bám và men răng. Thiếu kẽm gây ra sự thiếu thẩm mỹ khi răng không sáng bóng và dễ mẻ. Nó còn tác động gây ra tình trạng loét miệng và viêm nướu chân răng.

 

Xương yếu: Kẽm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Khi thiếu hụt kẽm dẫn tới việc hấp thu canxi của cơ thể cũng giảm xuống. Về lâu dài thiếu kẽm sẽ làm cho xương khớp trở nên yếu, giòn.

 

Tổn thương mắt và các vấn đề trên da: Kẽm tham gia hoạt động của các tuyến mồ hôi, kích hoạt nội tiết tố tại chỗ, tạo ra một loại protein liên kết với vitamin A giúp kiểm soát tình trạng viêm và tái tạo mô. Kẽm cũng có vai trò quan trọng trong việc giải phóng vitamin A từ tế bào gan, cần thiết cho hoạt động của mắt và giúp mắt sáng khỏe.

 

Đối tượng nào nên bổ sung kẽm?

 

Thông thường, một chế độ ăn uống lành mạnh với đa dạng các loại thực phẩm giàu kẽm có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu kẽm cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể có nguy cơ bị thiếu kẽm hơn bình thường.

 

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng thiếu hụt kẽm có thể kể đến như tuổi tác, các vấn đề về tiêu hóa gây cản trở khả năng hấp thụ kẽm (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc các rối loạn kém hấp thu,...), bệnh tiểu đường, bệnh gan và bệnh hồng cầu hình liềm,...

 

Ngoài ra, một số đối tượng nên cân nhắc uống kẽm bổ sung, cụ thể như:

 

Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ nhỏ là đối tượng có nhu cầu kẽm cao. Giai đoạn này trẻ đang phát triển hoàn toàn các chức năng các cơ quan của cơ thể. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, kẽm được bổ sung qua sữa mẹ. Từ sau 6 tháng thì trẻ em được bổ sung thêm các thực phẩm khác như sữa bột, ngũ cốc để bổ sung kẽm đáp ứng với nhu cầu của trẻ nhỏ. 

 

Thanh thiếu niên: Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 tuổi là giai đoạn phát triển hoàn thiện cả về mặt sinh lý và tâm lý. Nhu cầu kẽm đối tượng này tương đối cao. Sau độ tuổi này thanh thiếu niên cũng cần phải bổ sung kẽm. Vì lúc này lượng kẽm trong tế bào và mô đã cạn kiệt do tham gia tích cực vào các quá trình sinh hóa trong giai đoạn này.

 

Phụ nữ có thai và cho con bú: Nhu cầu bổ sung kẽm nói riêng và các dưỡng chất khác như: canxi, sắt… tăng cao đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Đặc biệt cao nhất trong thời kì cho con bú. Kẽm giúp sản sinh tế bào từ giai đoạn bào thai cho đến sự phát triển sau này của trẻ.

 

kem-co-tac-dung-gi-gymstore-4

 

TÁC DỤNG PHỤ CỦA KẼM ZINC LÀ GÌ?

 

Nếu chúng ta bổ sung dư thừa kẽm trong những khẩu phần ăn hằng ngày sẽ không dẫn đến ngộ độc kẽm. Nhưng nếu ta cung cấp quá nhiều những loại vitamin tổng hợp hay dùng những dụng cụ gia dụng có chứa kẽm thì sẽ có thể làm cho dễ xảy ra hiện tượng thừa kẽm.

 

Khi xảy ra tình trạng thừa kẽm, cơ thể sẽ có những biểu hiện như sau:

 

Buồn nôn

 

Khi bổ sung dư thừa kẽm sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn, ợ nhiều lần. Được biết trong thuốc chống cảm lạnh có chứa 225 mg kẽm nên khi sử dụng thuốc này nhằm phòng chống cảm lạnh thì sẽ gây cảm giác buồn nôn ngay tức khắc. Theo những nghiên cứu trên thế giới, cứ 47 người dùng 15 mg kẽm một ngày sẽ có nửa số người đó buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày.

 

Nôn sẽ giúp chúng ta giảm bớt thừa kẽm ra ngoài nhưng cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng nên người bệnh cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

 

Đau bụng và tiêu chảy

 

Khi mắc phải hiện tượng thừa kẽm, người bệnh thường gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc có cả táo bón là kết quả của hiện tượng này. Những đồ vật gia dụng như chất kết dính, hóa chất tẩy rửa có chứa chất kẽm clorua nên nếu bị ngộ độc kẽm từ những nguyên nhân này với lượng kẽm lớn hơn 20% thì sẽ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa kể trên.

 

Đắng miệng thường xuyên

 

Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của dư thừa kẽm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn, mất vị giác hoặc ăn không ngon miệng.

 

Triệu chứng giống bệnh cúm

 

Uống nhiều kẽm trong ngày có thể gây ra những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu. Nhưng những triệu chứng trên cũng là khả năng của ngộ độc khoáng chất khác nên cần phải phân biệt với chúng.

 

Cúm

 

Thừa kẽm có thể gây ra những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu.

 

Nồng độ cholesterol HDL thấp

 

Loại cholesterol tốt cho cơ thể là HDL với nhiệm vụ giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ngăn chặn xơ vữa động mạch, với lượng khoảng lớn hơn 40mg/dL. Khi ta bổ sung 50mgr kẽm một ngày sẽ làm nồng độ HDL thấp đi và tăng lên lượng cholesterol xấu là LDL, kết quả là sẽ tăng khả năng bị những bệnh lý tim mạch.

 

Thiếu đồng

 

Theo nghiên cứu, đồng là chất cạnh tranh với kẽm để được hấp thụ vào ruột non của người. Khi ta sử dụng 40mg kẽm một ngày sẽ khiến đồng cũng không được hấp thụ vào ruột non. Do đó, cơ thể sẽ thiếu đồng và gây ra những bệnh lý liên quan đến thiếu máu nội bào và giảm bạch cầu trung tính.

 

Dễ bị nhiễm bệnh

 

Bổ sung thừa kẽm sẽ tạo ra những rối loạn về phản ứng miễn dịch trong cơ thể chúng ra. Những rối loạn này xảy ra là do hiện tượng thừa kẽm sẽ làm suy giảm chức năng của tế bào T, gây ảnh hưởng đến những phản ứng miễn dịch và cuối cùng cơ thể sẽ có nguy cơ mắc những bệnh xâm nhập.

 

KẾT LUẬN

 

Gymstore hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi kẽm Zinc có tác dụng gì. Kèm theo đó là danh sách các thực phẩm giàu kẽm để bạn ưu tiên đưa vào thực đơn hàng ngày. Hãy bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể để tránh những nguy cơ mắc bệnh lý, tuy nhiên cần chú ý liều lượng để xảy ra hiện tượng thừa kẽm. 
 

Tags:
Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x