THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Thiếu kẽm ăn gì? 6 dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể

  • Cập nhật lần cuối: 29/11/2022

Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là chức năng sinh lý, thị lực, xương khớp,... Vậy những dấu hiệu thiếu kẽm là gì và thiếu kẽm ăn gì để cân bằng lượng khoáng chất này trong cơ thể?

 

thieu-kem-gymstore-1

 

THIẾU KẼM GÂY BỆNH GÌ? VAI TRÒ CỦA KẼM VỚI SỨC KHỎE

 

Trước khi đi sâu vào những dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể, hãy cùng tìm hiểu tổng thể về kẽm và vai trò của kẽm với sức khỏe nhé!

 

Vai trò của kẽm với sức khỏe

 

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của hơn 300 enzym trong cơ thể với các chức năng bao gồm chữa lành vết thương, chức năng hệ thống miễn dịch, xây dựng protein và DNA, khả năng sinh sản ở người lớn và tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm cũng cần thiết để duy trì khứu giác và vị giác khỏe mạnh.

 

Cụ thể, vai trò của kẽm trong một số chức năng cơ thể có thể kể đến là:

 

Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

 

Thúc đẩy chức năng hệ thống miễn dịch: Cơ thể chúng ta sử dụng kẽm để xây dựng các tế bào hệ thống miễn dịch gọi là tế bào lympho T.

 

Thúc đẩy chức năng enzyme: Kẽm đóng vai trò then chốt trong việc kích hoạt các phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng bao gồm giúp cơ thể sử dụng axit folic và tạo ra protein và DNA mới.

 

Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Thiếu kẽm có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng.

 

Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.

 

Thiếu kẽm gây bệnh gì?

 

Có lẽ sau khi đọc phần trên, bạn cũng đã hiểu được nếu thiếu kẽm thì sẽ ảnh hưởng cơ bản đến những chức năng cơ thể nào. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu kẽm còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác, tình trạng thiếu kẽm càng nghiêm trọng thì nguy cơ mắc các vấn đề sau càng cao, cụ thể như:

 

Thiếu kẽm có thể gây ảnh hưởng đễn chức năng sinh lý và sinh sản

 

Theo nhiều nghiên cứu, thiếu kẽm ở nam giới cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục. Kẽm không chỉ tác động đến mức testosterone mà còn có thể làm mất khả năng hoạt động gây ra kích thích, liên quan đến vấn đề ham muốn nói chung.

 

Ngoài ra, thiếu kẽm ở phụ nữ và magiê là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh không rõ nguyên nhân, các biến chứng khi mang thai, mất ham muốn tình dục và tình trạng khô âm đạo.

 

Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc

 

Rụng tóc có thể do rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu hụt kẽm dẫn đến bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch tấn công vào vùng da đầu làm yếu tóc. Ngoài rụng tóc thì thiếu kẽm còn gây rụng lông ở nhiều bộ phận cơ thể khác.

 

Vì thế, một trong những bí quyết nuôi dưỡng tóc dày, bóng mượt là bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể, đảm bảo cho hoạt động và sự nhân lên của tế bào cũng như hấp thu protein và sản sinh collagen.

 

Thiếu kẽm ở trẻ em có thể gây chậm lớn

 

Chế độ ăn không đủ kẽm và thiếu kẽm kéo theo những hậu quả đáng chú ý ở trẻ em dưới hai tuổi. Cơ thể trẻ thiếu kẽm có liên quan đến chậm lớn, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng và giảm khả năng miễn dịc , do đó góp phần lớn vào tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sớm ở trẻ em.

 

Thiếu kẽm có thể gây suy giảm thị lực

 

Kẽm được cơ thể hấp thu và chuyển lượng lớn đến mắt, đặc biệt là võng mạc để nuôi dưỡng, vận chuyển Vitamin A từ gan đến võng mạc và sử dụng. Thiếu kẽm đồng nghĩa với việc thiếu các sắc tố bảo vệ mắt, vì thế sẽ gây suy giảm thị lực, nguy cơ cận thị cao hơn.

 

Thiếu kẽm có thể là nguyên nhân của bệnh lý mãn tính

 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng cơ thể thiếu kẽm với nhiều bệnh lý mãn tính như: xơ vữa động mạch, tiểu đường, Alzheimer, rối loạn thần kinh, các bệnh tự miễn,…

 

Việc bổ sung kẽm là cần thiết nếu ở giai đoạn đầu của những bệnh này nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, đảm bảo sự tăng trưởng của tế bào. Ngoài ra, bổ sung đủ kẽm cũng làm giảm gốc tự do được tạo ra và ngăn ngừa sự viêm nhiễm.

 

Thiếu kẽm có thể gây rối loạn thính giác

 

Kẽm trong cơ thể người cũng hoạt động với vai trò như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai. Nồng độ kẽm thấp trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tình trạng ù tai, giảm thính giác, thính giác không ổn định.

 

Thiếu kẽm có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương

 

Các vết thương hở cần quá trình đóng vảy rồi sản xuất tế bào bù vào phần tổn thương để làm lành. Tuy nhiên ở người thiếu kẽm, quá trình sản xuất tế bào sẽ lâu hơn, vì thế thời gian để phục hồi vết thương cũng kéo dài hơn.

 

Thiếu kẽm có thể gây loét miệng

 

Loét miệng thường xảy ra hơn ở những người có chế độ ăn thiếu kẽm. Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề khó chịu này, hãy bổ sung kẽm với lượng vừa đủ cho đến khi tình trạng viêm ở miệng được cải thiện.

 

thieu-kem-gymstore-2

 

Thiếu kẽm có thể gây bệnh lý xương khớp

 

Thiếu kẽm không trực tiếp dẫn đến bệnh lý xương khớp song là yếu tố nguy cơ gây bệnh do kẽm là chất khoáng quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương. Vai trò của kẽm là tham gia, thúc đẩy quá trình tăng trường, phát triển tế bào - quá trình quan trọng cho xương khỏe mạnh.

 

6 DẤU HIỆU THIẾU KẼM BẠN CẦN LƯU Ý

 

Sau đây là một số dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn mà bạn cần lưu ý: 

 

Hay mệt mỏi, thiếu tỉnh táo: Kẽm tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thiếu hụt kẽm là một trong các nguyên nhân làm giảm số lượng các chất dẫn truyền thần kinh làm cho cơ thể kém nhạy bén, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung trong học tập…

 

Chán ăn trong thời gian dài: Các enzym có trong nước bọt có chứa kẽm và nó cũng góp phần điều hòa hương vị tạo, giúp hệ thống cảm giác cảm nhận mùi vị tạo cảm giác ăn ngon. Vì thế, bạn nên uống kẽm khi nào gặp tình trạng chán ăn trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của cơ thể.

 

Hay ốm vặt: Tác dụng của kẽm đối với cơ thể rất quan trọng. Kẽm là yếu tố quan trọng nhất đối với hệ thống miễn dịch, cần thiết cho sự hình thành của các kháng thể, tế bào bạch cầu, tuyến giáp và các hormon. Thiếu kẽm làm cho hệ miễn dịch suy yếu và làm chậm quá trình lành vết thương sau tổn thương, dễ mắc tiêu chảy, tăng khả năng nhiễm trùng…

 

Rụng tóc, móng giòn dễ gãy: Kẽm có vai trò trong hình thành cấu trúc và bảo đảm chức năng của màng tế bào. Nó tham gia hình thành các mô liên kết trong tóc, móng, răng, da và xương. Khi thiếu kẽm, các liên kết protein bị gãy đứt dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc kém bóng mượt và xuất hiện những đốm trắng trên móng tay hay còn gọi là vạch Beau.

 

Răng bị xỉn, loét miệng: Kẽm là yếu tố vi lượng có trong enzym của tuyến nước bọt, ngoài ra nó còn có trong mảng bám và men răng. Thiếu kẽm gây ra sự thiếu thẩm mỹ khi răng không sáng bóng và dễ mẻ. Nó còn tác động gây ra tình trạng loét miệng và viêm nướu chân răng.

 

Xương yếu: Kẽm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Khi thiếu hụt kẽm dẫn tới việc hấp thu canxi của cơ thể cũng giảm xuống. Về lâu dài thiếu kẽm sẽ làm cho xương khớp trở nên yếu, giòn.

 

Tổn thương mắt và các vấn đề trên da: Kẽm tham gia hoạt động của các tuyến mồ hôi, kích hoạt nội tiết tố tại chỗ, tạo ra một loại protein liên kết với vitamin A giúp kiểm soát tình trạng viêm và tái tạo mô. Kẽm cũng có vai trò quan trọng trong việc giải phóng vitamin A từ tế bào gan, cần thiết cho hoạt động của mắt và giúp mắt sáng khỏe.

 

Còn với trẻ em, những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm rất dễ để nhận biết, chính vì vậy các cha mẹ hãy lưu ý những biểu hiện dưới đây: 

 

• Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, thấp còi so với các bạn đồng trang lứa,…

 

• Trẻ chán ăn, giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón, buồn nôn và nôn kéo dài.

 

• Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, rối loạn vị giác, khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,…

 

• Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp,  đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.

 

• Những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc dễ gãy, móng giòn, yếu.

 

NGUYÊN NHÂN CƠ THỂ THIẾU KẼM

 

Vai trò của kẽm là tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp và lưu trữ khoáng chất này, vì thế hoàn toàn phải bổ sung kẽm từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân chính vì sao cơ thể thiếu kẽm:

 

• Chế độ ăn: Do thức ăn ít kẽm hoặc do trong thức ăn có thành phần phytate và xơ cản trở hấp thu kẽm.

 

• Bú mẹ hoàn toàn: Thiếu kẽm có triệu chứng thường thì hiếm xảy ra, nếu có thì ở trẻ sinh non, do các bà mẹ này có hàm lượng kẽm trong sữa rất thấp. Trong đó dấu hiệu thiếu kẽm ở phụ nữ khá rõ rệt, trong đó biểu hiện lâm sàng chính là chứng viêm da.

 

Các nguyên nhân khác bao gồm:

 

• Bệnh Crohn
• Bệnh xơ nang
• Bệnh hồng cầu hình liềm
• Bệnh lý gan: nặng và mạn tính.
• Nuôi ăn tĩnh mạch thiếu kẽm: hội chứng thận hư, đái tháo nhạt...
• Vận động viên

 

thieu-kem-gymstore-3

 

THIẾU KẼM ĂN GÌ? CÁCH BỔ SUNG KẼM HIỆU QUẢ

 

Sau khi đã biết được thiếu kẽm có biểu hiện gì và thiếu kẽm gây bệnh gì, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm bổ sung kẽm như thế nào? Thiếu kẽm ăn gì để bổ sung hiệu quả? Cơ thể thiếu kẽm có thể gây ra nhiều bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy bạn có thể bổ sung kẽm qua các nguồn sau: 

 

Thức phẩm tự nhiên: Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất; tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.

 

Viên kẽm, ống kẽm: thuốc kẽm và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat). Với bà mẹ mang thai, trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và dậy thì, người lớn ốm bệnh lâu ngày, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, vận động viên thì thực phẩm không đủ cung cấp lượng kẽm đầy đủ, bổ sung từ viên kẽm là cần thiết.

 

Các nguồn khác: Kẽm cũng có mặt trong loại sản phẩm có tên là vi lượng đồng căn hay một vài thuốc kẽm xịt mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng dài ngày có thể gây mất khứu giác.

 

Để cơ thể bổ sung nhanh và hấp thu tốt hơn thì thực phẩm bổ sung kẽm được đánh giá có hiệu quả hơn. Có nhiều dạng bổ sung kẽm khác nhau được bán tại các hiệu thuốc như: kẽm sulfate, kẽm acetate, kẽm gluconate,… hoặc có trong viên uống Vitamin tổng hợp, các loại thuốc cảm,…

 

Trong đó, dạng kẽm glycinate - zinc glycinate được nhiều chuyên gia đánh giá là có tốc độ và mức độ hấp thụ tốt nhất hiện nay, cũng như không gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa và hoàn toàn an toàn với người sử dụng. 

 

Nên chú ý đến lượng dùng kẽm mỗi ngày đủ với nhu cầu của cơ thể. Cùng với thực phẩm, thực phẩm chức năng dùng hàng ngày để bổ sung kẽm chỉ nên chứa tối đa 15 - 25 mg. Chỉ dùng liều cao hơn trong điều trị tiêu chảy, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường hô hấp,…

 

KẾT LUẬN

 

Trên đây là những chia sẻ của Gymstore xung quanh vấn đề thiếu kẽm ở người lớn cũng như trẻ em. Thiếu kẽm gây bệnh gì sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người, tuy nhiên, phổ biến nhất là các bệnh về da, tóc, mắt. Vì thế, nên chủ động bổ sung kẽm qua thực phẩm tự nhiên và thực phẩm bổ sung. 
 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x