Chắc hẳn bạn đã từng nghe nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do cơ thể dư thừa đạm. Nhưng thực tế đó là kết luận hoàn toàn thiếu chính xác, chỉ những đạm chứa nhiều Purine mới là thủ phạm hàng đầu gây ra căn bệnh Gout.
Căn bệnh này dẫn đến tích tụ chất thải ở các khớp gây đau nhức, cản trở sinh hoạt và hoạt động của người bệnh. Chính vì thế, việc nhiều người băn khoăn bị gút có uống Whey được không, liệu có ảnh hưởng đến bệnh không.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BỆNH GÚT (GOUT)
Có lẽ chắc hẳn bạn đã biết nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do cơ thể dư thừa đạm, gây tích tụ chất thải ở các khớp gây đau nhức, cản trở sinh hoạt và hoạt động của người bệnh. Chính vì thế, việc nhiều người băn khoăn bị gút có uống Whey được không, liệu có ảnh hưởng đến bệnh không. Tuy nhiên, như chia sẻ ở trên thì thực tế đã chứng minh bị gout hoàn toàn uống được Whey.
Trước khi đi vào chi tiết câu trả lời, hãy cùng Gymstore tìm hiểu sơ qua về bệnh gút và phân tích kỹ hơn về nguyên nhân gây ra loại bệnh này nhé!
Bệnh gout (gút) là gì?
Bệnh Gout (hay còn gọi là Gút hay Thống phong), là một dạng viêm khớp khá phổ biến, gây sưng đỏ và đau đột ngột ở khớp, cụ thể là khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Vết sưng do bệnh gout thường kéo dài từ một đến hai tuần, sau đó biến mất. Căn bệnh này không chỉ cản trở sinh hoạt mà thậm chí còn có thể khiến người bệnh không đi lại được do đau.
Trên thực tế, viêm khớp là một loại bệnh rất phổ biến, theo thống kê, hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh về xương khớp chiếm 35% dân số Việt Nam. Đây là tình trạng một hay nhiều khớp xương bị kích ứng, gây viêm và dẫn tới sưng, đau. Gút được biết đến là một dạng viêm khớp do vi tinh thể, xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao.
Trước đây, bệnh gout được cho rằng là “bệnh nhà giàu” và chỉ đàn ông mới mắc bệnh, tuy nhiên thực tế hiện nay đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ phụ nữ mắc Gout, đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại với sự đa dạng các nguồn thực phẩm, chế độ ăn không lành mạnh và ít vận động đã khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa và phổ biến.
Những đối tượng dễ mắc bệnh gút:
• Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.
• Bệnh gút thường xuất hiện ở tuổi trung niên; nữ giới thường không bị bệnh gút trước tuổi mãn kinh.
• Người trẻ tuổi hiếm khi bị bệnh; tuy nhiên, nếu bị bệnh, bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh Gout
Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa nhân purine trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều axit này. Chỉ số axit uric được duy trì trong máu ở mức cố định 210 – 420 umol/L với nam giới và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới.
Purine là một chất tự nhiên trong thực phẩm và có hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào loại thực phẩm. Đặc biệt, một số nhóm thịt, cá, hải sản,... rất giàu purine. Cơ thể chúng ta khi tiêu hóa purine sẽ sản sinh một chất gọi là axit uric. Vì thế, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purine sẽ tăng nguy cơ sản sinh axit uric dư thừa.
Axit uric bình thường là vô hại và được hình thành tự nhiên trong cơ thể, sau đó sẽ được hệ bài tiết đào thải qua nước tiểu và phân. Do không thể lọc hết axit uric từ máu, lượng axit uric dư thừa có thể tích tụ trong khớp bệnh nhân bị gout nhiều năm mà không gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn và có thể cọ xát vào màng hoạt dịch của khớp gây viêm, sưng, đau. Đây là nguyên nhân của những đợt gout cấp.
Bệnh gout thường ghi nhận ở nhóm nam giới với độ tuổi trên 40, có thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Nguyên nhân bệnh gout bao gồm một số nguyên nhân sau đây:
• Tiền sử gia đình có người bị bệnh gout.
• Thừa cân, béo phì.
• Thường xuyên uống rượu, bia và các chất kích thích.
• Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thường xuyên ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng lớn purine như các loại thịt đỏ và không ăn đủ rau xanh, ngũ cốc hay yến mạch.
• Cơ thể thiếu hụt enzyme, gây cản trở quá trình tiêu hóa purine.
• Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu.
• Mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.
Triệu chứng của bệnh Gout là gì?
Tuy bệnh gout gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây đau đớn cho người bệnh nhưng đây là một loại bệnh lành tính và có thể kiểm soát bằng thuốc cũng như phòng ngừa các đợt gout cấp tính bằng cách thay đổi chế độ ăn.
Giai đoạn đầu của bệnh lý này ghi nhận mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng không có dấu hiệu của các triệu chứng. Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của bệnh gout chỉ xuất hiện khi người bệnh bị sỏi thận.
Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao dẫn đến sự tích tụ các tinh thể muối urat gây đau và viêm khớp. Những cơn đau này thường xảy ra đột ngột, đau dữ dội và âm ỉ, xuất hiện phổ biến vào ban đêm. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết sau để biết mình bị gout hay không:
• Đau khớp dữ dội: Đau, sưng xuất hiện phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Tần suất xảy ra ít hơn ở các khớp ở háng, vai và vùng chậu. Cơn đau dữ dội nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên.
• Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, tiếp theo sẽ là đau âm ỉ, có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước đó.
• Viêm và sưng đỏ: Xảy ra tình trạng sưng, mềm, nóng và đỏ ở các khớp bị ảnh hưởng.
• Giới hạn phạm vi hoạt động: Bệnh gút khiến cơ thể không hoạt động bình thường, khớp khó cử động và thậm chí không cử động được.
BỊ GÚT CÓ UỐNG WHEY ĐƯỢC KHÔNG?
Bệnh nhân mắc gout thường được khuyên nên hạn chế một cách tối đa các thực phẩm nhiều đạm hay purine. Chính tên gọi “đạm Whey” hay “sữa protein” của Whey Protein khiến nhiều người có nỗi băn khoăn rằng bị gút có uống Whey được không.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu Whey Protein là một chế phẩm từ sữa bò, đồng thời là một dạng protein chính được phân tách từ Whey trong sữa. Trải qua quá trình tinh lọc, Whey Protein có thể coi là rất ít tạp chất, chứa hàm lượng Purine cực kỳ thấp, thậm chí một số loại Whey cao cấp như Whey Protein Isolate hay Whey Protein Hydrolyzed đã loại bỏ hết Purine.
Hơn nữa, một số nghiên cứu còn cho thấy Whey Protein Isolate còn chứa glycomacropeptide, một thành phần của sữa có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Hoặc bạn có thể cân nhắc một lựa chọn an toàn hơn là Vegan Protein, đây là sữa protein thực vật, có nguồn gốc từ đậu nành, hạt đậu, cây gai dầu và gạo nâu, hoàn toàn không chứa purine.
Tuy nhiên, nếu bạn bị gout hoặc đang có nguy cơ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không đáng có.
MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH GOUT
Với những nguyên nhân gây ra bệnh gout kể trên, bạn có thể dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát bệnh bằng những thay đổi nhỏ trong ăn uống và sinh hoạt như sau:
• Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: Cân bằng các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, hạn chế hoặc tránh các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và tăng cường rau xanh, thực phẩm làm từ sữa ít chất béo, ngũ cốc, yến mạch,... Uống đủ nước phù hợp với trọng lượng cơ thể.
• Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh và xây dựng một chế độ tập luyện hợp lý.
• Hạn chế hoặc tránh bia rượu và các chất kích thích.
• Lắng nghe cơ thể: Dành thời gian quan tâm đến sức khỏe, các biểu hiện bất thường của cơ thể, đặc biệt liên quan đến bệnh gout, cụ thể là khớp xương có dấu hiệu đau nhức nào không để có thể can thiệp y tế sớm nhất.
KẾT LUẬN
Trên đây là những chia sẻ của Gymstore xung quanh câu hỏi bị gút có uống Whey được không. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trả lời nỗi băn khoăn này. Nếu bạn bị bệnh hoặc có dấu hiệu bất thường về khớp, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Dành thời gian quan tâm đến sức khỏe và cố gắng giữ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh nhất nhé!
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...