Lecithin là một chất thường xuyên xuất hiện trong bảng thành phần của các loại mỹ phẩm, đồ ăn, ngoài ra nó cũng được bán như một loại thực phẩm bổ sung giúp giảm cholesterol, giảm huyết áp, tăng nội tiết tố nữ cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cũng tìm hiểu Lecithin là gì? Lecithin có tác dụng gì? Có nhược điểm nào không? Và cách để bổ sung Lecithin.
LECITHIN LÀ GÌ?
Lecithin là một chất tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể con người và động vật, tham gia cấu tạo nên màng tế bào. Nó không phải một đơn chất mà là tên gọi chung của một nhóm lipid gồm các axit béo và Phospholipid (gồm choline, phosphatidylcholine, phosphatidylinositol và phosphatidylethanolamine)
Lecithin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, lecithin hoạt động như một chất nhũ hóa, tức là nó giúp cho chất béo và dầu không bị trộn lẫn với các chất khác. Nếu để ý, bạn sẽ thường xuyên thấy sự xuất hiện của lecithin trong bảng thành phần của nhiều thực phẩm đóng gói như bánh kẹo.
Còn trong lĩnh vực sức khỏe, các chất bổ sung lecithin được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị cholesterol cao, tăng cường nội tiết tố nữ, làm đẹp da,… và nhiều mục đích khác.
Lecithin cũng là nguyên liệu phổ biến để tạo ra liposome - công nghệ màng bọc tiên tiến được ứng dụng trong những sản phẩm cao cấp, giúp các hoạt chất được hấp thụ nhanh hơn và nhiều hơn vào cơ thể.
=>Tham khảo các sản phẩm Lecithin chất lượng:
Now Lecithin 1200mg Non GMO: Hàm lượng Phosphatidyl Choline cao, chiết xuất từ đậu nành không biến đổi gen, xuất xứ Mỹ.
PHÂN LOẠI LECITHIN
Các chất bổ sung lecithin thường có nguồn gốc từ trứng, đậu nành và hạt hướng dương, trong đó phổ biến nhất là đậu nành. Mỡ động vật, cá, ngô, mầm lúa mì, cây cải dầu, đậu phộng đôi khi cũng được sử dụng để chiết xuất lecithin.
Lecithin từ đậu nành chủ yếu bán dưới dạng viên nang, trong khi lecithin hướng dương có cả dạng viên, bột và lỏng. Mặc dù không phổ biến như lecithin đậu nành nhưng lecithin hướng dương có thể là sự lựa chọn tốt hơn cho những người tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gen.
(Lưu ý: Có nhiều sản phẩm lecithin đậu nành được làm từ nguyên liệu không biến đổi gen).
Quá trình chiết xuất lecithin hướng dương cũng ít sử dụng hóa chất hơn lecithin đậu nành.
7 TÁC DỤNG NỔI BẬT CỦA LECITHIN VỚI SỨC KHỎE
Lecithin giúp giảm mức cholesterol
Đây là lợi ích được ứng dụng rộng rãi nhất của lecithin. Các nhà khoa học đã phát hiện lecithin từ đầu nành có thể giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt trong máu.
Một nghiên cức thực hiện trên những người có mức cholesterol cao cho thấy: Việc bổ sung 500mg viên uống lecithin đậu nành mỗi ngày trong vòng 2 tháng đã giúp giảm 42% mức cholesterol toàn phần và 56% mức cholesterol xấu, so với những người chỉ dùng giả dược.
Lecithin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Lecithin giúp tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn bằng cách giảm mức cholesterol và mức huyết áp tâm trương - những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Một nghiên cứu ở Nhật Bản trên những phụ nữ trung niên cho thấy việc bổ sung 1200mg lecithin đậu nành trong 8 tuần giúp giảm đáng kể mức huyết áp tâm trương so với giả dược.
Những người tham gia cũng giảm chỉ số tim - cổ chân (Cardio-Ankle Vascular Index) - chỉ số dùng để đánh giá độ cứng của động mạch. Xơ cứng động mạch có liên quan mật thiết đến nhiều bệnh tim mạch.
Lecithin giúp giảm viêm loét đại tràng
Người ta phát hiện những người bị viêm loét đại tràng có hàm lượng phosphatidylcholine trong hàng rào chất nhầy ruột thấp hơn người khỏe mạnh tới 70%. Trong lecithin có chứa phosphatidylcholine, do đó bổ sung lecithin có thể cải thiện chất nhầy ruột, đồng thời giảm viêm, giúp bảo vệ lớp niêm mạc mỏng manh của hệ tiêu hóa.
Một phân tích được rút ra từ nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lecithin có chứa 30% phosphatidylcholine đã giúp cải thiện đáng kể triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng.
Ngay cả khi không bị viêm loét đại tràng, bạn vẫn có thể sử dụng lecithin nếu bị hội chứng ruột kích thích, gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Lecithin giúp giảm tắc tia sữa ở mẹ
Nghiên cứu cho thấy lecithin có thể mang lại lợi ích cho những bà mẹ đang cho con bú mà bị tắc tia sữa, bằng cách giảm độ nhớt của sữa mẹ. Ống dẫn sữa bị tắc lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm vú, khiến vú bị sưng, đau nhức.
Một nghiên cứu đề xuất hàm lượng 1600mg lecithin/ngày cho người bị viêm vú.
The Canadian Breastfeeding Foundation khuyến nghị các bà mẹ có thể phòng tránh tắc tia bằng cách bổ sung 1200mg lecithin/lần, 4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên nếu có ý định bổ sung lecithin khi đang cho con bú, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lecithin cần thiết cho trẻ sơ sinh
Lecithin đậu nành rất giàu phosphatidylcholine. Đây là một trong những nguồn cung cấp choline quan trọng nhất trong chế độ ăn của người Mỹ.
Choline là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tế bào, hệ miễn dịch, hệ thần kinh, trao đổi chất, vận chuyển chất béo,… và nhiều chức năng khác.
Bà mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ choline trong quá trình mang thai và cho con bú, bởi vi chất này rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh sinh non có thể được bổ sung lecithin vào sữa mẹ để ngăn ngừa mất chất béo.
Lecithin giúp giảm các triệu chứng sa sút trí tuệ
Lecithin có thể đem lại một số lợi ích nhất định cho những người bị Alzheimer, Parkinson và người già bị suy giảm trí nhớ, giúp cải thiện chức năng não bộ và giảm tốc độ mất trí nhớ. Điều này là nhờ thành phần phosphatidylcholine có trong lecithin - một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của não bộ.
Lecithin giúp làm đẹp da
Nhiều mỹ phẩm chăm sóc da có chứa lecithin. Các sản phẩm viên uống lecithin cũng được quảng cáo là giúp làm đẹp da. Vậy lecithin có những lợi ích gì với da?
- Lecithin giúp cấp ẩm cho da:
Lecithin có đặc tính ưa nước, nó có thể hút nước và giữ lại độ ẩm trên da. hạn chế sự mất nước ở các tế bào biểu bì và trung bì. Lecithin cũng thúc đẩy khả năng hydrat hóa tự nhiên của da.
- Lecithin giúp da mềm mại, giảm kích ứng:
Làn da có thể bị bong tróc, nứt nẻ do nhiều nguyên nhân như điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao, uống ít nước,… Da khô sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng, mẩn đỏ và nhanh lão hóa hơn.
Không chỉ giúp cấp ẩm, lecithin còn giảm kích ứng và làm dịu da hiệu quả.
- Lecithin giúp chống oxy hóa, giảm lão hóa:
Nghiên cứu cho thấy lecithin có khả năng chống oxy hóa, thúc đẩy sản sinh collagen và giảm tác động của tia cực tím từ ánh nắng, giúp tăng cường độ đàn hồi và giảm quá trình lão hóa da.
Trong mỹ phẩm (ví dụ kem dưỡng da), lecithin giúp các thành phần liên kết chặt chẽ và ổn định hơn với nhau, tạo ra kết cấu mềm, mướt, đồng thời giúp chúng thẩm thấu tốt hơn vào da.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA LECITHIN
“Lecithin có tác dụng phụ không?” là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.
Nhìn chung, lecithin là một chất bổ sung khá an toàn với cơ thể. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với trứng, cá, đậu nành, hướng dương, ngô,… phải đọc kỹ bảng thành phần để xem sản phẩm lecithin đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu để tránh bị dị ứng.
Một số tác dụng phụ của Lecithin được báo cáo gồm có:
- Khó chịu ở bụng
- Tiêu chảy
- Đau nhức đầu
- Nghiêm trọng hơn có thể gây nôn mửa.
Tương tác thuốc của lecithin:
Lecithin có thể phản ứng với một số loại thuốc dưới đây, gây giảm hiệu quả hoặc gia tăng tác dụng phụ của chúng:
- Thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ warfarin, acenocoumarol) được sử dụng để chống đông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Thuốc giảm cholesterol
- Thuốc hạ huyết áp
LIỀU LƯỢNG BỔ SUNG LECITHIN
Hiện tại chưa có liều lượng chính xác được khuyến nghị sử dụng cho các chất bổ sung lecithin. Do đó tốt nhất bạn nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ.
Trong các nghiên cứu, liều lượng lecithin dưới đây đã được sử dụng, bạn có thể tham khảo:
- Cholesterol cao: 500mg lecithin/ngày trong 2 tháng
- Huyết áp cao: 600 - 1200mg/ngày
- Viêm vú: 600 - 1600mg lecithin/ngày
- Tắc tia sữa: 1200mg lecithin/ngày
- Viêm loét đại tràng: 0.8 - 3.2g chất bổ sung chứa hơn 94% lecithin trong 12 tuần
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỔ SUNG LECITHIN?
Dưới đây là những thực phẩm tự nhiên chứa nhiều lecithin nhất bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:
- Đậu nành
- Lạc (đậu phộng)
- Hạt hướng dương
- Mầm lúa mì
- Một số loại cá
- Lòng đỏ trứng
- Gan động vật
Tuy nhiên để nhận được đầy đủ lợi ích từ lecithin, bạn sẽ cần hàm lượng khá lớn. Việc chỉ ăn các thực phẩm tự nhiên là không đủ. Lúc này, sử dụng các chất bổ sung lecithin là điều cần thiết. Lecithin được bày bán phổ biến trên thị trường, chủ yếu ở dạng viên nang, bột và cả dạng lỏng. Hàm lượng thường thấy dao động từ 1000 - 1200mg.
Tham khảo: Viên uống Healthy Care Super Lecithin chất lượng cao, giá tốt
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...