THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

6 tác dụng của kẽm với da có thể bạn chưa biết

  • Cập nhật lần cuối: 25/05/2024

Chắc hẳn ai cũng biết về tác dụng của kẽm với sức khỏe, tuy nhiên kẽm có tác dụng gì cho da thì có thể nhiều người chưa biết. Sau đây, Gymstore xin giới thiệu cho bạn 6 tác dụng của kẽm với da có thể bạn chưa biết!

 

tac-dung-cua-kem-voi-da-gymstore-1

 

VAI TRÒ CỦA KẼM VỚI SỨC KHỎE TỔNG THỂ

 

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của hơn 300 enzym trong cơ thể với các chức năng bao gồm chữa lành vết thương, chức năng hệ thống miễn dịch, xây dựng protein và DNA, khả năng sinh sản ở người lớn và tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm cũng cần thiết để duy trì khứu giác và vị giác khỏe mạnh.

 

Cụ thể, vai trò của kẽm trong một số chức năng cơ thể có thể kể đến là:

 

Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

 

Thúc đẩy chức năng hệ thống miễn dịch: Cơ thể chúng ta sử dụng kẽm để xây dựng các tế bào hệ thống miễn dịch gọi là tế bào lympho T.

 

Thúc đẩy chức năng enzyme: Kẽm đóng vai trò then chốt trong việc kích hoạt các phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng bao gồm giúp cơ thể sử dụng axit folic và tạo ra protein và DNA mới.

 

Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Thiếu kẽm có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng.

 

Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.

 

KẼM CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI DA? 

 

Mụn là tình trạng viêm da mà nhiều người mắc phải. Vậy kẽm có tác dụng gì với da mụn không? Thật ra, tác dụng của kẽm với mụn vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, qua những thí nghiệm lâm sàng từ trước đến nay, một số tác dụng của kẽm với da đã được kiểm chứng như:

 

Tác dụng của kẽm với da #1: Xử lý nhiễm trùng

 

Kẽm là một thành phần vô cùng hữu ích đối với mụn viêm. Cả trong việc dùng riêng lẻ hoặc dùng như một chất bổ trợ. Điều này là do kẽm có khả năng tăng cường chức năng của đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính.

 

Đằng sau một phản ứng viêm (ví dụ như mụn viêm) là một “cuộc chiến”. Giữa những tế bào thuộc hệ miễn dịch của da và vi khuẩn. Trong đó, bạch cầu đa nhân trung tính sẽ có nhiệm vụ “chiến đấu” với vi khuẩn. Kết thúc quá trình đó, bạch cầu đa nhân trung tính thường sẽ già hoặc chết đi trở thành tế bào mủ (mủ trên những nốt mụn viêm cũng từ đây mà ra).

 

Còn đại thực bào là tế bào lớn “ăn” các tế bào gây hại cho da. Cụ thể “dọn sạch” tế bào mủ và cả những loại vi khuẩn mà bạch cầu đa nhân trung tính tiêu diệt không hết. Hiện tượng nốt mủ khô đi cũng có thể là do quá trình này.

 

Tác dụng của kẽm với da #2: Giảm viêm

 

Nhiều nghiên cứu kết luận rằng: Kẽm có thể tác động trực tiếp lên sự cân bằng của vi sinh vật và tạo điều kiện cho da hấp thu kháng sinh khi được sử dụng kết hợp. Hiệu quả của kẽm đối với mụn có lẽ đến từ hoạt tính chống viêm và khả năng giảm vi khuẩn P.acnes bằng cách ức chế lipase và nồng độ axit béo tự do. 

 

Bạn có thể hiểu lipase và axit béo chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn P.acnes phát triển. Trong đó, lipase là một loại enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân chất béo (lipid). Một số lipase sẽ được tiết ra bởi sinh vật gây bệnh khi xảy ra hiện tượng nhiễm trùng.

 

Tác dụng của kẽm với da #3: Ức chế sản xuất bã nhờn

 

Một cơ chế khác được đề xuất cho lợi ích của kẽm đối với da mụn là ức chế sản xuất bã nhờn. Bằng cách điều hòa nội tiết tố, ức chế sự hình thành hormone androgen – hormone chính gây tăng tiết bã nhờn.

 

Tác dụng của kẽm với da #4: Hỗ trợ cải thiện sẹo phì đại, sẹo lồi

 

Trong một vài nghiên cứu, tác dụng của kẽm bôi tại chỗ trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại được cho là do khả năng ức chế lysyl oxidase và kích thích collagenase. Từ đó làm giảm sự hình thành collagen ở những vết sẹo này và làm mờ chúng. Bởi cả sẹo phì đại và sẹo lồi đều xuất phát từ quá trình tăng trưởng collagen cứng quá mức.

 

Nghiên cứu của Söderberg và cộng sự cũng đã cho thấy sự cải thiện đáng kể của 23 trong số 41 bệnh nhân bị sẹo lồi sau sáu tháng áp dụng miếng dán sẹo chứa Zinc (Zinc tape). Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã kết luận sẹo lồi đã khỏi hoàn toàn với tỷ lệ tái phát rất thấp (34%) khi bệnh nhân sử dụng Zinc tape.

 

Tác dụng của kẽm với da #5: Giảm kích ứng ngứa da

 

Kẽm còn có khả năng làm giảm biểu hiện kích ứng, ngứa da hiệu quả. Điều này là do kẽm ức chế sự phân hủy tế bào mast. Từ đó làm giảm sự bài tiết histamine – một chất trung gian quan trọng gây ra phản ứng viêm và gây ngứa. Thuốc bôi Calamine Lotion là một ví dụ điển hình với zinc oxide hoặc zinc carbonate, được sử dụng thường xuyên để giảm triệu chứng ngứa và làm dịu da.

 

Tác dụng của kẽm với da #6: Ngăn ngừa lão hoá ngoại sinh và ung thư da

 

Tia UV vẫn luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá và ung thư da. Khi đó, sự góp mặt của kẽm trong kem chống nắng giúp giảm thiểu vấn đề này đáng kể. Cụ thể là Zinc Oxide được sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống nắng vật lý phổ rộng với chi phí thấp và độ an toàn cao. 

 

Zinc Oxide có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các chất chống nắng vật lý (titanium dioxide) hoặc hóa học khác. Nhưng nếu so với Titanium Dioxide, Zinc Oxide vẫn có khả năng bảo vệ da trước tia UVA1 bước sóng dài (340–380) vượt trội hơn hẳn.

 

tac-dung-cua-kem-voi-da-gymstore-2

 

BỔ SUNG KẼM CHO DA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TỐI ƯU HIỆU QUẢ?

 

Có hai cách bổ sung kẽm cho da như sau:

 

Đường uống

 

Trước hết bạn cần biết, kết quả của việc uống kẽm còn tuỳ vào mức độ “sinh khả dụng” của cơ thể. Hiểu đơn giản là tốc độ và mức độ hấp thu kẽm từ sản phẩm đến nơi cần tác dụng, sau đó tiếp tục được chuyển hoá và thải hồi.

 

Trong số các loại kẽm thường được thảo luận, kẽm orotate, kẽm methionine và kẽm acetate thường là những phiên bản được ưa chuộng hơn. Song song đó, kẽm gluconat và kẽm sulfat lại có khá nhiều ý kiến trái chiều; một số nghiên cứu cho thấy chúng không cải thiện được mụn, một số khác thì ngược lại. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có 2 loại Kẽm hấp thụ nhanh và không gây ra nhiều phản ứng phụ như Zinc Bisglycinate và Zinc Picolinate, bạn có thể tham khảo.

 

Nhưng dù là loại nào đi chăng nữa, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi dùng để được tư vấn liều lượng phù hợp với nhu cầu cũng như cách bổ sung để phát huy hiệu quả nhất. 


Đường bôi

 

Thông thường, đường uống sẽ giúp da hấp thu tốt hơn so với đường bôi. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, Zinc đường bôi hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn vô cùng hiệu quả. Ngoài ra còn giúp làm dịu và giảm viêm đặc biệt tốt, đặc biệt khi kết hợp thành phần này với các hoạt chất trị mụn khác, ví dụ như BHA.

 

Thực phẩm tự nhiên

 

Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất; tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.


Liều lượng bổ sung kẽm cho da

 

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về uống kẽm khi nào, hay kẽm nên uống lúc nào, thì chúng ta cần biết kẽm zinc uống bao nhiêu là đủ. Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng như sau:

 

• Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
• Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
• Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
• Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
• Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
• Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
• Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày

 

Uống kẽm đúng cách là bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn cung cấp kẽm khác nhau. Vì thế bạn cần lưu ý uống kẽm khi nào chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Chú ý xem chế độ ăn uống hàng ngày đã cung cấp bao nhiêu kẽm cho cơ thể và lượng bạn cần uống thêm là bao nhiêu.

 

tac-dung-cua-kem-voi-da-gymstore-3

 

TÁC DỤNG PHỤ CỦA BỔ SUNG DƯ THỪA KẼM

 

Nếu chúng ta bổ sung dư thừa kẽm trong những khẩu phần ăn hằng ngày sẽ không dẫn đến ngộ độc kẽm. Nhưng nếu ta cung cấp quá nhiều những loại vitamin tổng hợp hay dùng những dụng cụ gia dụng có chứa kẽm thì sẽ có thể làm cho dễ xảy ra hiện tượng thừa kẽm.

 

Khi xảy ra tình trạng thừa kẽm, cơ thể sẽ có những biểu hiện như sau:

 

Buồn nôn

 

Khi bổ sung dư thừa kẽm sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn, ợ nhiều lần. Được biết trong thuốc chống cảm lạnh có chứa 225 mg kẽm nên khi sử dụng thuốc này nhằm phòng chống cảm lạnh thì sẽ gây cảm giác buồn nôn ngay tức khắc. Theo những nghiên cứu trên thế giới, cứ 47 người dùng 15 mg kẽm một ngày sẽ có nửa số người đó buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày.

 

Nôn sẽ giúp chúng ta giảm bớt thừa kẽm ra ngoài nhưng cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng nên người bệnh cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

 

Đau bụng và tiêu chảy

 

Khi mắc phải hiện tượng thừa kẽm, người bệnh thường gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc có cả táo bón là kết quả của hiện tượng này. Những đồ vật gia dụng như chất kết dính, hóa chất tẩy rửa có chứa chất kẽm clorua nên nếu bị ngộ độc kẽm từ những nguyên nhân này với lượng kẽm lớn hơn 20% thì sẽ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa kể trên.

 

Đắng miệng thường xuyên

 

Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của dư thừa kẽm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn, mất vị giác hoặc ăn không ngon miệng.

 

Triệu chứng giống bệnh cúm

 

Uống nhiều kẽm trong ngày có thể gây ra những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu. Nhưng những triệu chứng trên cũng là khả năng của ngộ độc khoáng chất khác nên cần phải phân biệt với chúng.

 

Cúm

 

Thừa kẽm có thể gây ra những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu.

 

Nồng độ cholesterol HDL thấp

 

Loại cholesterol tốt cho cơ thể là HDL với nhiệm vụ giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ngăn chặn xơ vữa động mạch, với lượng khoảng lớn hơn 40mg/dL. Khi ta bổ sung 50mgr kẽm một ngày sẽ làm nồng độ HDL thấp đi và tăng lên lượng cholesterol xấu là LDL, kết quả là sẽ tăng khả năng bị những bệnh lý tim mạch.

 

Thiếu đồng

 

Theo nghiên cứu, đồng là chất cạnh tranh với kẽm để được hấp thụ vào ruột non của người. Khi ta sử dụng 40mg kẽm một ngày sẽ khiến đồng cũng không được hấp thụ vào ruột non. Do đó, cơ thể sẽ thiếu đồng và gây ra những bệnh lý liên quan đến thiếu máu nội bào và giảm bạch cầu trung tính.

 

Dễ bị nhiễm bệnh

 

Bổ sung thừa kẽm sẽ tạo ra những rối loạn về phản ứng miễn dịch trong cơ thể chúng ra. Những rối loạn này xảy ra là do hiện tượng thừa kẽm sẽ làm suy giảm chức năng của tế bào T, gây ảnh hưởng đến những phản ứng miễn dịch và cuối cùng cơ thể sẽ có nguy cơ mắc những bệnh xâm nhập.

 

KẾT LUẬN

 

Qua bài viết trên, Gymstore hy vọng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề kẽm có tác dụng gì cho da, cũng như tác dụng của kẽm với da mụn là gì. Bạn có thể bổ sung kẽm qua đường uống, đường bôi hoặc qua thực phẩm tự nhiên, nhưng lưu ý về liều lượng để tránh các tác dụng phụ của việc dư thừa kẽm. 

 

Tags:
Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x