THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

Tác dụng của Kẽm với tóc, liệu bạn đã biết?

  • Cập nhật lần cuối: 25/05/2024

Kẽm được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, tuy nhiên một chức năng làm đẹp khác của khoáng chất này mà nhiều người chưa biết là giúp tóc bóng khỏe, suôn mượt. Bài viết này sẽ chia sẻ 3 tác dụng của kẽm với tóc và cách sử dụng kẽm chăm sóc tóc hiệu quả.

 

Trước khi đi vào cụ thể các tác dụng của kẽm với tóc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về khoáng chất kẽm cũng như một số vai trò chính của kẽm đối với sức khỏe tổng thể.

 

tac-dung-cua-kem-voi-toc-gymstore-1
 

VAI TRÒ CỦA KẼM VỚI SỨC KHỎE TỔNG THỂ

 

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của hơn 300 enzym trong cơ thể với các chức năng bao gồm chữa lành vết thương, chức năng hệ thống miễn dịch, xây dựng protein và DNA, khả năng sinh sản ở người lớn và tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm cũng cần thiết để duy trì khứu giác và vị giác khỏe mạnh.

 

Cụ thể, vai trò của kẽm trong một số chức năng cơ thể có thể kể đến là:

 

Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

 

Thúc đẩy chức năng hệ thống miễn dịch: Cơ thể chúng ta sử dụng kẽm để xây dựng các tế bào hệ thống miễn dịch gọi là tế bào lympho T.

 

Thúc đẩy chức năng enzyme: Kẽm đóng vai trò then chốt trong việc kích hoạt các phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng bao gồm giúp cơ thể sử dụng axit folic và tạo ra protein và DNA mới.

 

Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Thiếu kẽm có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng.

 

Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.

 

KẼM CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI TÓC? 

 

Tế bào tóc là một trong những tế bào phát triển nhanh nhất trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, tóc cần rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng để sản sinh sinh cũng như tăng trưởng.

 

Vai trò của kẽm không chỉ gói gọn đơn giản ở việc liên kết, thúc đẩy sự phát triển của nang lông mà nguyên tố vi lượng này còn đóng nhiều vai trò đa dạng khác, chẳng hạn như giúp tăng trưởng và phân chia mọi tế bào, tạo DNA, tổng hợp protein cũng như sản xuất hormone (bao gồm hormone tuyến giáp) sự gián đoạn trong bất kỳ quá trình quan trọng nào cũng có thể dẫn đến rụng tóc.

 

Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc

 

Khi nói đến chất chống oxy hóa, mọi người thường nghĩ ngay đến vitamin C, A hoặc vitamin E nhưng thực chất, kẽm cũng là cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đầy tuyệt vời, giúp bảo vệ tế bào tóc của bạn khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

 

Bên cạnh đó, kẽm giúp điều tiết quá trình sản xuất bã nhờn trên tóc. Theo các chuyên gia, bã nhờn giúp da đầu có đủ độ ẩm nhưng cũng đồng thời là nơi sản sinh ra vảy gàu, vi khuẩn. Nếu bã nhờn không được kiểm soát do thiếu kẽm thì tóc sẽ dễ bị gãy rụng, kém sức sống.

 

Phân tích sâu hơn về tình trạng rụng tóc, một số phân loại của vấn đề này như sau: 

 

• Rụng tóc sinh lý: Thông thường mỗi sợi tóc có thể sống được khoảng từ 8 tháng đến 5 năm. Vì vậy, trong một chu kỳ sống, tóc sẽ dần già, yếu đi và rụng là điều bình thường.

 

Một người khỏe mạnh có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc/ngày. Sau khi tóc rụng một lượng tóc mới sẽ được mọc lên để thay thế, bù lại số lượng sợi tóc đã bị rụng để đảm bảo độ dày ổn định cho mái tóc.

 

• Rụng tóc bệnh lý: Khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày thì được gọi là bệnh rụng tóc. Nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua một số dấu hiệu như:

 

1) Rụng tóc nhiều (trên 100 sợi/ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu thấy lượng tóc bám vào nhiều hơn bình thường.

 

2) Tóc con mọc lên thì tóc yếu, mảnh, xoăn hoặc thậm chí không có tóc con mọc lên.

 

3) Tóc mảnh, thưa có thể thấy rõ da đầu ở nữ.

 

4) Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói nhẹ đối với nam.

 

Nguyên nhân thường gặp của tình trạng rụng tóc có thể kể đến như: 

 

• Trong gia đình có người bị hói đầu, có thể là họ hàng bên bố hoặc mẹ;
• Tuổi tác cao;
• Giảm cân nhanh;
• Mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và lupus da;
• Căng thẳng, stress kéo dài. 

 

tac-dung-cua-kem-voi-toc-gymstore-2

 

3 tác dụng của kẽm với tóc bạn cần biết

 

Mặc dù chỉ là một trong số hàng loạt các dưỡng chất cần thiết, lượng kẽm cơ thể cần cũng rất nhỏ nhưng công dụng mà kẽm mang lại cho mái tóc là không hề nhỏ.

 

Tác dụng của kẽm với tóc #1: Chống oxy hóa

 

Kẽm hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa giúp ức chế sự hình thành các gốc tự do. Nhờ đó, bảo vệ da đầu và nang tóc khỏi những tác động tiêu cực của tia UV, tia cực tím, các phân tử có hại. Bên cạnh đó, kẽm cũng bảo vệ các tế bào sản sinh collagen tự nhiên, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng.

 

Tác dụng của kẽm với tóc #2: Giảm ngứa da đầu và làm sạch gàu

 

Một phức hợp của kẽm, có tên là Kẽm pyrithion được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị vảy nến da đầu và gàu trên tóc. Rất nhiều loại dầu gội trị gàu sử dụng kẽm pyrithion là thành phần chính.

 

Ngứa da đầu là tình trạng thường xuyên xuất hiện khi da đầu bị nấm tấn công gây kích ứng, gây viêm. Kẽm pyrithion chính là hoạt chất giúp kiểm soát những vi khuẩn, nấm ngứa này. Giúp làm dịu da đầu, giảm ngứa đồng thời giảm dầu thừa trên tóc.

 

Tác dụng của kẽm với tóc #3: Giảm thiểu tình trạng ngứa da đầu

 

Như đã nói ở trên, kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và cân bằng nồng độ hormone cơ thể. Khi có đủ protein, các nang tóc được nuôi dưỡng chắc khỏe, giảm gãy, giảm tính trạng tóc khô xơ rối và giảm rụng hiệu quả.

 

BỔ SUNG KẼM TỐT CHO TÓC NHƯ THẾ NÀO? 

 

Mặc dù chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ kẽm để đáp ứng nhu cầu mà cơ thể cần hàng ngày nhưng tình trạng thiếu hụt kẽm vẫn sẽ xảy ra và khiến tóc bị rụng. Điều này là do cơ thể không dự trữ được quá nhiều kẽm và cần có nguồn cung cấp ổn định. Mặt khác, khoáng chất vi lượng này hiện diện trong khá nhiều loại thực phẩm phổ biến.

 

tac-dung-cua-kem-voi-toc-gymstore-3

 

Nguồn bổ sung kẽm tốt cho tóc từ thực phẩm tự nhiên

 

Các thực phẩm giàu kẽm mà bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng để nuôi dưỡng mái tóc khỏe đẹp:

 

• Hàu
• Sữa
• Hạt mè
• Hạt lanh
• Hạt bí
• Thịt bò
• Yến mạch
• Sữa chua
• Phô mai
• Lòng đỏ trứng
• Thịt cừu
• Đậu đen

 

Các loại thực phẩm kể trên không những giàu kẽm mà còn đem đến nhiều dưỡng chất khác tốt cho tóc của bạn, chẳng hạn như protein, sắt…

 

Nguồn bổ sung kẽm tốt cho tóc từ thực phẩm bổ sung 

 

• Viên kẽm, ống kẽm: Viên kẽm trị rụng tóc và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat). Biện pháp này luôn được ưa chuộng bởi không những cải thiện tóc từ bên trong, đem đến sự chắc khỏe cho tóc mà uống kẽm còn có nhiều công dụng hữu ích khác, chẳng hạn như giúp làm giảm mụn, điều hòa lượng dầu nhờn mà da tiết và góp phần xây dựng, củng cố sức đề kháng.

 

Để cơ thể bổ sung nhanh và hấp thu tốt hơn thì thực phẩm bổ sung kẽm được đánh giá có hiệu quả hơn. Có nhiều dạng bổ sung kẽm khác nhau được bán tại các hiệu thuốc như: kẽm sulfate, kẽm acetate, kẽm gluconate,… hoặc có trong viên uống Vitamin tổng hợp, các loại thuốc cảm,…

 

Trong đó, dạng kẽm glycinate - zinc glycinate được nhiều chuyên gia đánh giá là có tốc độ và mức độ hấp thụ tốt nhất hiện nay, cũng như không gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa và hoàn toàn an toàn với người sử dụng. 

 

• Các nguồn khác: Kẽm cũng có mặt trong loại sản phẩm có tên là vi lượng đồng căn hay một vài thuốc kẽm xịt mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng dài ngày có thể gây mất khứu giác.

 

Một số lưu ý để tăng độ hiệu quả của tác dụng của kẽm với tóc 

 

Bên cạnh sử dụng trực tiếp viên uống kẽm zinc, bạn có thể kết hợp thêm nhiều biện pháp để ngăn ngừa cũng như giảm thiểu tình trạng rụng tóc và luôn giữ được một mái tóc khỏe mạnh:

 

Dưỡng tóc bằng tinh dầu

 

Tinh dầu từ lâu đã được sử dụng trong nhiều liệu pháp chữa bệnh nhờ hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Một lợi ích đáng chú ý của tinh dầu là cải thiện sức khỏe của tóc, giúp tóc chắc khỏe, hạn chế gãy rụng. Các loại tinh dầu tốt cho tóc bạn có thể tham khảo như:

 

• Tinh dầu hoa oải hương
• Tinh dầu bạc hà
• Tinh dầu hương thảo
• Tinh dầu gỗ tuyết tùng
• Tinh dầu sả chanh
• Tinh dầu húng tây
• Tinh dầu xô thơm
• Tinh dầu tràm trà
• Tinh dầu ngọc lan tây

 

Cách sử dụng tinh dầu chữa rụng tóc cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu lên tóc cũng như da đầu, xoa bóp để dưỡng chất của tinh dầu thẩm thấu. Đồng thời, ngoài việc trị rụng tóc, sử dụng tinh dầu sẽ hỗ trợ tác dụng của kẽm với tóc, giúp tóc bóng mượt và khỏe mạnh hơn. 

 

Thay đổi lối sống

 

Nếu bạn thường thức khuya, ít uống nước hoặc bị căng thẳng stress kéo dài, mái tóc của bạn cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, lối sống thiếu khoa học đều có thể ngăn chặn sự phát triển của tóc. Do vậy, hãy thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn bằng cách bổ sung nước đầy đủ, đi ngủ đúng giờ và tập thiền hoặc yoga để cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tâm trí, từ đó có thể ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng tóc rụng, giúp tóc chắc khỏe hơn.

 

KẾT LUẬN

 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Gymstore về tác dụng của kẽm với tóc nói chung cũng như hướng dẫn bạn một số cách sử dụng kẽm trị rụng tóc hiệu quả. Hy vọng rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích sau khi đọc xong bài viết này! 
 

Tags:
Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x