Uống thuốc giảm cân thường được quảng cáo với tác dụng giảm cân nhanh chóng, có thể chỉ trong 1 tuần. Tuy nhiên, đi kèm với “lợi ích” này là những tác hại thuốc giảm cân có thể mang lại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết này sẽ cùng bạn phân tích vấn đề uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không và có nên dùng thuốc giảm cân không. Hãy cùng đọc tiếp nhé!
UỐNG THUỐC GIẢM CÂN CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÂN NẶNG?
Trước khi đi sâu vào vấn đề tác hại của thuốc giảm cân, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua cơ chế của việc uống thuốc giảm cân cũng như tác động của thuốc giảm cân đến cân nặng.
Thuốc giảm cân là gì?
Tác dụng của thuốc giảm cân, theo các nhà khoa học, chủ yếu hoạt động bằng cách tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa và những bộ phận có khả năng tích trữ mỡ lớn nhằm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, gây nên cảm giác chán ăn cho người sử dụng.
Cụ thể, uống thuốc giảm cân có tác dụng:
• Giảm thèm ăn: Duy trì cảm giác no đồng thời ngăn ngừa thèm ăn, từ đó nạp ít calo hơn.
• Giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Từ đó giảm lượng calo tiêu thụ đồng thời gây chán ăn.
• Tăng trao đổi chất: Giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn.
Phân loại thuốc giảm cân
Thuốc giảm cân có thể chia làm 3 nhóm chính: Các thuốc làm đầy ống tiêu hóa, các thuốc tăng chuyển hóa chất béo trong cơ thể và các thuốc ức chế thèm ăn và gây chán. Cụ thể như sau:
• Thuốc giảm cân làm no ống tiêu hóa: Chứa các chất như sterculia, methylcellulose… Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm đầy bụng khiến người dùng thuốc không có cảm giác đói.
• Thuốc giảm cân tăng cường chuyển hóa chất béo: Chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, một chất có khả năng gia tăng chuyển hóa các chất béo ở tế bào. Thuốc chỉ có công hiệu với chứng béo phì do thiếu thyroxin gây ra.
• Thuốc giảm cân ức chế thèm ăn: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến, chứa amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự amphetamin: benzedrine, phenamin, mirapront N, isoméride, didrex, anorex, tepanil, adifax, pondéral… Các chất này tác động lên hệ thần kinh trung ương gây khó ngủ, làm mất cảm giác đói, ăn mất ngon và không muốn ăn, từ đó người dùng nạp ít calo vào cơ thể hơn và giảm cân.
UỐNG THUỐC GIẢM CÂN CÓ HẠI KHÔNG?
Tác dụng phụ phổ biến và ở mức độ nhẹ có thể bao gồm buồn nôn, táo bón và tiêu chảy. Những tác dụng phụ của thuốc giảm cân này có thể giảm bớt theo thời gian. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc các tác hại của thuốc giảm cân có thể mang lại như:
Tác hại của thuốc giảm cân #1: Có thể gây tác dụng phụ với tiêu hóa
Như ở trên đã chia sẻ, nhiều loại thuốc giảm cân phổ biến hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc giảm sự hấp thụ chất béo trong cơ thể, gây ra sự thay đổi trong quá trình tiêu hóa. Một số tác dụng phụ thuốc giảm cân có thể kể đến như:
• Chướng bụng, đầy hơi
• Buồn nôn, nôn
• Co thắt dạ dày
• Tiêu chảy
• Mất kiểm soát cơ thắt hậu môn, dẫn đến đại tiện không tự chủ
• Táo bón
Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc giảm cân lên đường tiêu hóa, bạn nên kiểm soát liều lượng sử dụng, không lạm dụng thuốc giảm cân và tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo hoặc nhiều dầu mỡ.
Đặc biệt, trước khi uống thuốc giảm cân Orlistat, hay còn gọi là Xenical, bạn nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo (dưới 30% lượng calo hàng ngày từ chất béo).
Tác hại của thuốc giảm cân #2: Có thể gây mất ngủ
Thành phần phổ biến trong các loại thuốc giảm cân là chất kích thích, có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất và tăng mức năng lượng của cơ thể nói chung. Tùy thuộc vào liều lượng và mức độ nhạy cảm của cơ thể bạn với chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc giảm cân này cũng có thể chỉ tương tự như uống nhiều cà phê hoặc nước tăng lực vì điểm chung trong thành phần.
Tuy nhiên, nhiều loại thuốc giảm cân hoạt động bằng cách tăng tốc độ trao đổi chất và nhịp tim của cơ thể để tăng lượng năng lượng đốt cháy, vì vậy nếu ở mức độ nặng hơn, nhịp tim nhanh sẽ gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ.
Đồng thời nhịp tim nhanh có thể gây bồn chồn, lo lắng, hoang mang, gây áp lực lên tinh thần và khiến cơ thể không thể thư giãn để nghỉ ngơi và đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ do thuốc giảm cân cũng có thể là nguyên nhân của một loạt các hiệu ứng kéo theo như:
• Tình trạng uể oải, thiếu năng lượng vào ban ngày, có thể rất nguy hiểm khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác đòi hỏi sự tập trung
• Cảm giác chán nản, cáu kỉnh
• Tăng cảm giác ngon miệng làm bạn muốn ăn nhiều hơn
• Thôi thúc ý nghĩ cần thêm thuốc để tỉnh táo, dễ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc hoặc lạm dụng caffeine để chống buồn ngủ.
Tác hại của thuốc giảm cân #3: Gây căng thẳng và áp lực lên sức khỏe tinh thần
Một đáp án nữa cho câu hỏi: “Thuốc giảm cân có hại không?” là tác hại của thuốc giảm cân lên sức khỏe tinh thần. Như đã chia sẻ ở trên, thành phần chất kích thích trong thuốc giảm cân có thể gây lo lắng, căng thẳng và hồi hộp, nếu lạm dụng và sử dụng không phù hợp trong thời gian dài có thể dẫn đến kích động, khó chịu, thay đổi tâm trạng.
Riêng các loại thuốc có nguồn gốc từ amphetamine có thể khiến người dùng lo lắng quá mức và hoang tưởng cực độ. Nếu bạn có tiền sử rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, sử dụng thuốc giảm cân không hợp lý có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Tác hại của thuốc giảm cân #4: Dễ nghiện và lạm dụng thuốc
Một tác hại thuốc giảm cân có thể mang lại mà ít người đề phòng đó là tăng khả năng lạm dụng và gây nghiện, chủ yếu liên quan đến thành phần amphetamine. Nhiều người có xu hướng dùng thuốc khác để cải thiện các triệu chứng của việc khó tập trung, hay mất ngủ vì tác dụng phụ của thuốc giảm cân.
Theo FDA, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ, người dùng có khả năng cao sẽ lạm dụng thuốc. Việc lạm dụng thuốc giảm cân trong thời gian dài và với tần suất thường xuyên có thể khiến khả năng dung nạp kém hơn, dễ dẫn đến dùng liều cao hơn do “nhờn thuốc”.
Tác hại của thuốc giảm cân #5: Có thể gây rối loạn chức năng gan
Gan là một cơ quan quan trọng, thực hiện nhiệm vụ xử lý các chất dinh dưỡng trong thức ăn, loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể và đóng vai trò ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm cân không đúng cách có thể gây tổn thương chức năng gan.
Một số sản phẩm thuốc giảm cân chứa nhiều phụ gia và thành phần các chất hóa học với liều lượng không hợp lý, vì thế có thể gây quá tải cho chức năng gan và thậm chí tích tụ các enzym có thể gây độc.
Tác hại của thuốc giảm cân #6: Gây mẩn đỏ và ngứa trên da
Nghiên cứu cho thấy một tác dụng phụ của thuốc giảm cân phổ biến khác là ngứa, viêm da do phản ứng dị ứng. Các tác giả nghiên cứu cho biết, vàng da gây ra bởi uống thuốc giảm cân quá liều hoặc không đúng cách cũng có thể do tổn thương gan.
LƯU Ý: Tuy nhiên, các tác hại của thuốc giảm cân kể trên đây cũng là do việc lạm dụng thuốc hoặc uống thuốc giảm cân sai cách. Đó là trong trường hợp sử dụng các loại thuốc giảm cân rõ nguồn gốc xuất xứ và được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng trong việc lưu hành trên thị trường.
Vậy tóm lại có nên uống thuốc giảm cân không? Và uống thuốc giảm cân như thế nào để giảm thiểu các tác hại kể trên? Đọc tiếp phần dưới nhé!
CÓ NÊN DÙNG THUỐC GIẢM CÂN KHÔNG?
Ở trên đã trình bày về các tác hại của thuốc giảm cân, tuy nhiên thực sự thì thuốc giảm cân có tốt và hiệu quả không? Có nên dùng thuốc giảm cân? Thực sự thì nghiên cứu cũng khá mơ hồ về kết quả thực sự của các loại thuốc giảm cân.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên uống thuốc giảm cân đồng thời kết hợp với chế độ ăn và vận động hợp lý, bởi các loại thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân, và cơ chế qua phân tích ở phần đầu bài viết.
Tuy nhiên một điều bạn cần lưu ý ở đây là các thuốc giảm cân kê đơn, hay bạn có thể tìm kiếm với cụm từ prescription weight loss pills/ drugs, được chỉ định bởi bác sĩ chủ yếu trong hai trường hợp:
• BMI (Chỉ số khối cơ thể) của bạn từ 30 trở lên. BMI được tính bằng cân nặng/ chiều cao x chiều cao (tính bằng m). Ví dụ, nếu bạn nặng 60kg và cao 1m58, BMI của bạn sẽ là 24.03
• BMI của bạn ít nhất 27 và có tình trạng bệnh lý liên quan đến cân nặng như tiểu đường loại 2 hoặc huyết áp cao.
Thuốc giảm cân được FDA chấp thuận
Thuốc giảm cân theo toa chỉ được sử dụng cho người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên; hoặc từ 27 trở lên có các yếu tố nguy cơ như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường loại 2, rối loạn lipid máu, chứng ngưng thở lúc ngủ. Việc giảm cân theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng giúp làm giảm các vấn đề sức khỏe trên.
Ví dụ thuốc giảm cân emaglutide (Wegovy) đã được FDA chấp thuận để điều trị bệnh béo phì vào năm 2021. Các loại thuốc giảm cân theo toa phổ biến hơn đã được sử dụng lâu hơn bao gồm: liraglutide (Saxenda), naltrexone-bupropion (Contrave), orlistat (Alli, Xenical), phentermine (Adipex-P, Ionamin , Pro-Fast) và phentermine-topiramate (Qsymia).
Tốt nhất bạn nên đi thăm khám ở các bệnh viện dinh dưỡng để được bác sĩ kê đơn và tư vấn về liệu trình uống thuốc giảm cân phù hợp. Bên cạnh được cân nhắc về tác dụng phụ, bạn có thể được khuyên bổ sung các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K, beta carotene).
Các sản phẩm thuốc giảm cân khác
Sản phẩm giảm cân không kê đơn là không hiệu quả và an toàn. Trên thị trường hiện nay, tràn lan thực phẩm chức năng (TPCN) giảm cân dạng viên, bột, cao, sâm, nước, trà… được quảng cáo giúp giảm 5-7kg trong 7-10 ngày. Tuy nhiên, TPCN rất khó kiểm chứng tác dụng. Thậm chí một số chất bị cấm sử dụng vẫn trôi nổi trên thị trường. Ví dụ:
• Nhiều nước trên thế giới đã cảnh báo về các TPCN giảm cân thảo dược nhưng có chứa chất giảm béo bị cấm (như fenfluramine, sibutramin, phenolphthalein).
• Ma hoàng (ephedra) là thảo dược giảm cân nhưng có thể gây tai biến do kích thích mạnh thần kinh.
• Thảo dược Phan tả diệp thực chất gây xổ mạnh, chỉ giúp đi tiểu nhiều do loại bỏ chất lỏng trong cơ thể.
• Một số thuốc giảm cân bị cấm sử dụng do gây nghiện và hại tim mạch như phenmetrazin (obesitrol), isomerid, anorex, ponderal…
• Hiện nay vẫn có chế phẩm tiêm trộn chất cấm như phosphatidylcholine được quảng cáo là phân hủy mỡ, nhưng chỉ có nguy hại khi dùng đường tiêm.
Lưu ý và khuyến cáo về việc có nên uống thuốc giảm cân
Theo các bác sĩ, nguyên nhân của tình trạng thừa cân, béo phì đa số là do mất cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng và vận động, trừ trường hợp do bệnh như rối loạn chuyển hóa, nội tiết,...
Vì vậy, nếu vẫn thắc mắc uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không hay có nên uống thuốc giảm cân, lời khuyên của Gymstore là bạn nên đi khám ở các bệnh viện dinh dưỡng để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn về cách can thiệp và kê đơn uống thuốc giảm cân.
Không nên nghe theo quảng cáo thổi phồng về hiệu quả giảm cân trong 7 ngày, 10 ngày hay nghe tư vấn từ những người không có chuyên môn, lạm dụng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc dễ gây hại cho sức khỏe và thậm chí không có hiệu quả nếu như bạn ăn uống, tập luyện và sinh hoạt không điều độ.
Tuy nhiên, một số loại Thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm cân, hay Fat Burners không phải là thuốc và cũng khá an toàn nếu như được sử dụng đúng cách. Những sản phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn hiệu quả hơn. Chìa khóa ở đây vẫn là ăn - tập - sinh hoạt điều độ và hợp lý.
KẾT LUẬN
Trên đây là những chia sẻ của Gymstore để trả lời cho câu hỏi: “Thuốc giảm cân có hại không?” và “Có nên dùng thuốc giảm cân?”. Hy vọng bạn sẽ có cho mình lựa chọn sáng suốt sau khi đọc xong bài viết này. Chúc bạn thành công!
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...