Zinc Gluconate, hay kẽm gluconat là một dạng Kẽm xuất hiện khá phổ biến trong các sản phẩm Thực phẩm bổ sung, cũng như các loại thuốc. Vậy Zinc Gluconate là gì và có công dụng như thế nào? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua bài viết này nhé!
ZINC GLUCONATE LÀ GÌ?
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của hơn 300 enzym trong cơ thể với các chức năng bao gồm chữa lành vết thương, chức năng hệ thống miễn dịch, xây dựng protein và DNA, khả năng sinh sản ở người lớn và tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm cũng cần thiết để duy trì khứu giác và vị giác khỏe mạnh.
Cụ thể, vai trò của kẽm trong một số chức năng cơ thể có thể kể đến là:
• Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
• Thúc đẩy chức năng hệ thống miễn dịch: Cơ thể chúng ta sử dụng kẽm để xây dựng các tế bào hệ thống miễn dịch gọi là tế bào lympho T.
• Thúc đẩy chức năng enzyme: Kẽm đóng vai trò then chốt trong việc kích hoạt các phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng bao gồm giúp cơ thể sử dụng axit folic và tạo ra protein và DNA mới.
• Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Thiếu kẽm có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng.
• Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.
Zinc Gluconate là gì? Để trả lời câu hỏi này, thì Kẽm Zinc Gluconate, hay Kẽm Gluconat là một dạng muối của nguyên tố kẽm. Kẽm gluconat được bào chế phổ biến dưới dạng viên ngậm, viên uống, thuốc bột pha uống hoặc siro. Trong đó, hàm lượng kẽm chứa trong thuốc ở dạng viên ngậm là 10mg và 23mg; còn hàm lượng kẽm chứa trong viên uống bao gồm 10mg, 15mg, 22mg, 25mg, 30mg, 50mg, 60mg, 78mg và 100mg.
Ngoài ra, zinc gluconate cũng tham gia trong điều trị chán ăn tâm thần, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, mất trí nhớ, khô miệng, rối loạn tăng động giảm chú ý, bệnh não gan, bệnh gan liên quan đến rượu, viêm loét đại tràng, bệnh viêm ruột, loét miệng, loét dạ dày, loét chân và loét tỳ đè.
CÁC CÔNG DỤNG CỦA KẼM ZINC GLUCONATE LÀ GÌ?
Sau khi tìm hiểu về Zinc Gluconate là gì, thì câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là Zinc Gluconate, hay Gluconate Zinc có tác dụng gì? Sau đây Gymstore xin giới thiệu cho bạn một số tác dụng chính của kẽm zinc gluconate với sức khỏe:
Zinc Gluconate có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Kẽm đóng một vai trò thiết yếu trong hệ thống miễn dịch, và thiếu kẽm nghiêm trọng sẽ cản trở chức năng miễn dịch. Kẽm cần thiết để phát triển và kích hoạt các tế bào lympho T (tế bào bạch cầu quan trọng của hệ thống miễn dịch). Các nghiên cứu cho thấy rằng ở những người cao tuổi, bổ sung kẽm có khả năng cải thiện khả năng miễn dịch.
Zinc Gluconate có tác dụng tăng tốc chữa lành vết thương
Các sản phẩm và chất bổ sung kẽm thường được sử dụng để điều trị loét da, bỏng và chấn thương, vì kẽm duy trì sự toàn vẹn của da. Kẽm được biết đến là chất cần thiết trong mọi giai đoạn của quá trình chữa lành vết thương , từ khi bị thương cho đến khi sửa chữa / tái tạo.
Zinc Gluconate có tác dụng giảm viêm
Kẽm có một số tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, bao gồm giảm stress oxy hóa. Stress oxy hóa là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thoái hóa thần kinh, viêm khớp dạng thấp, v.v.
Zinc Gluconate có tác dụng hỗ trợ thị lực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng và mất thị lực do tuổi tác.
Trong một thử nghiệm lâm sàng lớn , việc bổ sung chất chống oxy hóa cộng với kẽm (nhưng không phải chất chống oxy hóa đơn thuần mà không có kẽm) làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi cao và giảm mất thị lực.
Một nghiên cứu khác về người cao tuổi ở Hà Lan cũng cho thấy rằng chế độ ăn uống nhiều beta carotene, vitamin C và E, và kẽm có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Zinc Gluconate có thể giúp điều trị mụn trứng cá
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng cả phương pháp điều trị bằng kẽm tại chỗ và uống đều có thể điều trị hiệu quả mụn trứng cá. Người ta cho rằng kẽm:
• Giảm viêm.
• Ức chế sự phát triển của các vi khuẩn cụ thể gây ra mụn trứng cá.
• Ức chế hoạt động của tuyến nhờn.
Zinc Gluconate có thể hỗ trợ các triệu chứng cảm lạnh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có khả năng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy viên ngậm kẽm có liên quan đến việc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh.
Một đánh giá khác cũng kết luận rằng viên ngậm hoặc xi-rô zinc gluconate hoặc zinc acetate có lợi trong việc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm khi bắt đầu trong vòng 24 giờ.
Công dụng khác của kẽm zinc gluconate là gì?
• Bệnh tiêu chảy: Uống viên zinc gluconate bằng đường miệng đã có nhiều bằng chứng là có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu kẽm.
Thiếu kẽm nghiêm trọng ở trẻ em là một tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển. Đồng thời, các nhà lâm sàng cũng cần cung cấp kẽm cho phụ nữ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ và tiếp tục cho đến một tháng sau khi sinh làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh trong vòng một năm đầu đời.
• Bệnh lý Wilson: Uống kẽm hằng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của một rối loạn di truyền được gọi là bệnh Wilson. Những người mắc bệnh Wilson thường có quá nhiều đồng trong cơ thể. Lúc này, nguyên tố kẽm sẽ ngăn chặn lượng đồng được hấp thụ và tăng lượng đồng do cơ thể giải phóng ra ngoài.
• Chán ăn: Uống bổ sung kẽm bằng miệng có thể giúp tăng cân và cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên và người lớn mắc chứng chán ăn.
• Rối loạn tăng động giảm chú ý: Cho uống viên kẽm bằng miệng kết hợp với điều trị thông thường có thể cải thiện một chút sự hiếu động, bốc đồng và các vấn đề xã hội hóa ở một số trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần này. Cơ sở của điều trị này là dựa trên một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhi thường có lượng kẽm trong máu thấp hơn so với trẻ không bị bệnh.
• Bỏng da: Chỉ định dùng kẽm tiêm tĩnh mạch cùng với các khoáng chất khác dường như có vai trò cải thiện khả năng chữa lành vết thương ở những người bị bỏng. Tuy nhiên, việc uống kẽm đơn độc dường như không cải thiện khả năng chữa lành vết thương ở tất cả những người bị bỏng nhưng lại có thể làm giảm thời gian phục hồi ở những người bị bỏng nặng.
• U trực tràng và đại tràng: Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung viên sinh tố có chứa selen, kẽm, vitamin A 2, vitamin C và vitamin E bằng đường uống hàng ngày trong 5 năm giúp giảm nguy cơ tái phát khối u ruột lớn khoảng 40%.
• Loét chân do bệnh tiểu đường: Nghiên cứu cho thấy rằng áp dụng gel có chứa kẽm hyaluronate có thể giúp vết loét chân lành nhanh hơn so với điều trị thông thường ở những người mắc bệnh tiểu đường.
• Hăm tã: Việc cung cấp zinc gluconate bằng miệng cho trẻ sơ sinh giúp tăng tốc độ chữa lành bệnh hăm tã. Bên cạnh đó, nếu áp dụng kẽm oxit dán trên da cũng cải thiện sự chữa lành của chứng hăm tã.
LIỀU DÙNG GLUCONATE ZINC NHƯ THẾ NÀO?
Liều dùng zinc gluconate ở người lớn phổ biến được nhiều chuyên gia khuyến nghị là từ 105mg đến 350 mg. Một số trường hợp cần điều chỉnh theo chức năng thận và chức năng gan cho đến nay vẫn chưa có kết luận về con số cụ thể.
Đối với trẻ em, việc sử dụng kẽm gluconat cho trẻ em có an toàn và hiệu quả hay không vẫn chưa được chứng minh ở bệnh nhân nhi dưới 12 tuổi. Zinc gluconate được khuyên sử dụng cùng với thức ăn để hạn chế hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn về liều dùng, thời gian dùng cũng như cách dùng zinc gluconate an toàn và hiệu quả nhất.
SỬ DỤNG KẼM ZINC GLUCONATE CÓ TÁC DỤNG PHỤ GÌ KHÔNG?
Dù sử dụng hoạt chất zinc gluconate dưới các dạng bào chế khác nhau, bao gồm bột hỗn hợp, viên ngậm đường uống, viên uống, viên uống phân tán, thuốc vẫn có thể có các tác dụng phụ cần lưu ý như sau:
Trên hệ nội tiết
Tác dụng phụ nội tiết bao gồm giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL-C) ở nam giới. Do viên bổ sung kẽm có khả năng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) đi kèm, tỷ lệ LDL-C/HDL-C vẫn không thay đổi nên người bệnh không bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do xơ vữa.
Trên hệ tiêu hóa
Những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa bao gồm miệng có mùi vị khó chịu (80%), buồn nôn (20%), kích ứng miệng (24%), khô miệng (12%), rối loạn tiêu hóa (10%), biến dạng vị giác, đau bụng, nôn mửa, và tiêu chảy.
Các kích ứng trên đường tiêu hóa như trên do dùng hoạt chất bổ sung kẽm có thể liên quan đến liều dùng. Vì thế nếu bạn gặp các tình trạng trên, cần lưu ý tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh liều dùng phù hợp.
Trên hệ thần kinh
Tác dụng phụ của hệ thần kinh thường hiếm gặp, nếu có thì bao gồm chóng mặt và đau đầu. Chính vì thế, khi sử dụng zinc gluconate, bạn cần tham khảo kỹ về triệu chứng cũng như tác dụng phụ.
Vì thế, cần yêu cầu các trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng, bao gồm nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như buồn nôn hay đau dạ dày có thể cải thiện khi ngưng sử dụng kẽm zinc gluconate.
KẾT LUẬN
Tóm lại, bạn có thể tăng cường bổ sung kẽm từ đa dạng các nguồn như như các loại hạt, đậu, thịt, hải sản và sữa,... Ngoài ra, kẽm gluconate là một dạng kẽm được sử dụng phổ biến hiện nay dưới dạng thuốc và thực phẩm bổ sung, cũng là một cách bổ sung kẽm hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần lưu ý liều lượng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...