THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

5 lợi ích bất ngờ của việc ngủ trưa. Ngủ trưa bao lâu là đủ?

  • Cập nhật lần cuối: 06/03/2023

Không chỉ có trẻ nhỏ mới cần ngủ trưa. Giấc ngủ trưa cũng khá quan trọng đối với người trưởng thành. Với khối lượng công việc nhiều thì dành một ít thời gian để cơ thể được thả lỏng cũng là một giải pháp. Hãy cùng điểm qua những lợi ích của việc ngủ trưa trong bài viết bên dưới nhé. 

 

ngu-trua-co-tot-khong

 

CÓ NÊN NGỦ TRƯA KHÔNG?

 

Giấc ngủ trưa được coi là giấc ngủ ngắn trong ngày. Nhu cầu ngủ trưa và lợi ích của việc ngủ trưa có sự khác nhau ở mỗi người. Nó có thể mang đến lợi ích sức khỏe nhưng cũng có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ nếu bạn thực hiện sai.

 

Ngủ trưa cũng có thể xem lại thời điểm để cơ thể phục hồi và củng cố lại năng lượng sau buổi sáng. Nó cũng khá quý giá cho những người vừa bỏ lỡ một giấc ngủ dài vào đêm qua. 

 

Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy não bộ của chúng ta cũng hưởng lợi khá nhiều từ việc ngủ trưa. Tuy nhiên, nó cũng cần khá nhiều yếu tố kết hợp để tăng hiệu quả của việc ngủ ngày này. 

 

5 LỢI ÍCH BẤT NGỜ CỦA VIỆC NGỦ TRƯA 

 

Giúp cơ thể tỉnh táo, tăng hiệu suất làm việc

 

Cũng tương tự như giấc ngủ dài vào ban đêm, lợi ích ngủ trưa là giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn. Nếu bỏ qua giấc ngủ trưa, có thể bạn sẽ phải ngủ gật trên bàn làm việc. Hoặc khi thiếu ngủ, não sẽ khó tập trung hơn, dễ sai sót trong công việc, học tập.

 

Dù là giấc ngủ ngắn, nhưng cũng giúp cơ thể có thể phục hồi và lấy lại năng lượng tốt hơn. Nó có thể làm tăng hiệu suất làm việc, suy luận logic và khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ. 

 

Tăng sự sáng tạo, tập trung

 

Giấc ngủ ngắn có thể cải thiện tích cực hoạt động ở bán cầu não phải. Đó là nơi chi phối sự sáng tạo, nhận thức của con người. Nếu bạn có giấc ngủ trưa ngon thì sẽ thúc đẩy sự liên kết chéo giữa bán cầu não phải và trái. Việc này sẽ giúp kích thích nhận thức tốt và sáng tạo hơn. 

 

Có thể giải thích theo lăng kính khoa học là khi ngủ trưa, thông tin sẽ được lưu trữ lại. Đó là khoảng thời gian giá trị cho não làm việc, chắt lọc và xử lý đầu vào. Kiểu ngủ này gọi là giấc ngủ sóng chậm, sẽ giúp liên kết các ý tưởng và xây dựng thành một bản vẽ trong não bộ. Do đó, bạn thường trông thấy ai đó phát ra sáng kiến tuyệt vời sau một giác ngủ trưa của họ. 

 

Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng

 

Lợi ích của giấc ngủ trưa đối với tâm trạng: Buổi trưa nếu bạn không ngủ có thể sẽ khiến bản thân căng thẳng và cáu gắt hơn. Tâm trạng sẽ xuống thấp nếu bạn không được nghỉ ngơi sau một buổi làm việc kéo dài. 

 

Nghiên cứu chỉ ra, ngủ trưa có thể làm tăng hormone norepinephrine trong cơ thể. Hormone này có khả năng là dịu dây thần kinh, giúp bạn thoải mái hơn và xua đi căng thẳng. Giấc ngủ trưa ngăn cũng có thể giúp bạn bớt nóng nảy, tức giận và hòa đồng hơn. 

 

Đối với những người phải làm việc quá khuya thì giấc ngủ trưa cũng rất quý giá. Thời điểm này cơ thể sẽ được tích lũy thêm năng lượng và xoa dịu sự mệt mỏi của đêm qua. Nên nếu có thể thì hãy chợp mắt một xíu vào giờ nghỉ trưa nhé. 

 

 

Tốt cho tim mạch

 

Giấc ngủ dài hay ngắn đều có thể cải thiện sức khỏe tim mạch cho chúng ta. Khi ngủ, cơ thể được thả lỏng, các mạch máu cũng sẽ được giãn ra, giảm áp lực lên động mạch, giúp huyết áp giảm. Điều này sẽ có lợi cho tim của chúng ta, ngăn đau tim, đột quỵ hoặc một số vấn đề liên quan. 

 

Một số nghiên cứu còn phát hiện, các chẩn đoán về chứng phình động mạch nội sọ đều có xu hướng giảm khi ngủ trưa. 

 

Cải thiện trí nhớ

 

Cho não bộ và hệ thần kinh có thời gian nghỉ dưỡng thì chắc chắn chúng sẽ làm việc năng nổ hơn sau đó. Giấc ngủ tuyệt đối quan trọng đối với khả năng tiếp nhận thông tin và ghi nhớ chúng của não bộ. 

 

Các nghiên cứu đều đồng loạt cho rằng với giấc ngủ ngắn từ 20-30 phút cũng giúp nhận thức, trí nhớ được cải thiện tốt hơn. Trong quá trình ngủ, ký ức sẽ được lưu trữ lại, giúp bạn nhớ kỹ những thông tin đã nhận được. Các chuyên gia gọi sự kiện này chính là nhận thức cảm giác và nhớ lại bằng lời nói. Não bộ sẽ giúp bạn cất những kiến thức đã tiếp thu và sẽ để bạn sử dụng chúng khi cần thiết. 

 

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT GIẤC NGỦ TRƯA

 

Nếu bạn cho rằng giấc ngủ trưa khá ngắn nên sẽ không thể chia thành các giai đoạn như ngủ dài vào buổi tối, thì điều này là không đúng. Giấc ngủ trưa cũng diễn ra theo trình tự giai đoạn hình thành nên một chu kỳ ngủ ngắn.

 

  • Giai đoạn 1: Diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 1 - 7 phút

  • Giai đoạn 2: Kéo dài từ 10 đến 20 phút. Ở thời điểm này cơ thể sẽ được thư giãn, cơ bắp thả lỏng và bằng đầu phục hồi. Các chức năng bên trong sẽ hoạt động chậm rãi.

  • Giai đoạn 3: Thời điểm cho giấc ngủ sâu và bạn khó bị giật mình khi tới giai đoạn 3. Thường sẽ kéo dài từ 20 đến 40 phút tùy vào đối tượng và tình huống. 

 

Trong suốt chu kỳ ngủ, cơ thể chúng ta sẽ lặp lại các giai đoạn. Tuy nhiên với giấc ngủ ngắn thì điều này là bất khả thi. Nên ở giai đoạn 3 thường không được hoàn thiện và bạn thường có xu hướng dễ tỉnh táo hơn ở giấc ngủ ngắn. 

 

LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT GIẤC NGỦ TRƯA CHẤT LƯỢNG?

 

Nên ngủ trưa trong bao lâu là đủ?

 

Thời lượng ngủ không có con số cụ thể. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung cơ thể chúng ta sẽ nhận nhiều lợi ích của việc ngủ trưa hơn nếu biết cách. 

 

Không phải ai cũng sẽ ngủ như nhau. Mỗi người đều có nhịp sinh học khác nhau. Nhất là vào cử trưa, chúng ta còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố. Có người chỉ cần 20 phút chợp mắt đã có thể tỉnh táo. Nhưng có người thì không đủ thời gian để ngủ nhiều như thế. Trong một số tình huống thì ngủ ngắn dưới 20 phút cũng mang lại khá nhiều lợi ích. 

 

 

Lời khuyên dành cho bạn đó là:

 

- Ngủ trưa từ 15-20 phút để phục hồi năng lượng, cho cơ thể tỉnh táo và nhận thức tốt hơn.

- Ngủ trưa từ 30-60 phút để tăng khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và đề cao óc sáng tạo.

- Ngủ ngắn đủ chu kỳ 90 phút sẽ tăng cường trí nhớ, trí tưởng tượng, óc phán đoán và hiệu suất làm việc cao. 

- Chợp mắt quá 120 phút vào buổi trưa sẽ khiến bạn mất giấc ngủ ngon và ban đêm.

 

Và với trẻ em, thời lượng ngủ trưa sẽ nhiều hơn người lớn. Trẻ cần ngủ đủ giấc và kéo dài để tốt cho sự tăng trưởng về thể chất lẫn trí não. Trẻ càng nhỏ thì thời gian ngủ sẽ chiếm càng nhiều trong ngày. Bố mẹ hãy để ý điều này và đừng làm mất giấc ngủ của bé.

 

Khi nào thì nên ngủ trưa?

 

Chắc chắn là khi cơ thể mệt mỏi và báo cho bạn biết rằng đã đến lúc nên nghỉ ngơi một chút. Mí mắt sắp sụp xuống và bạn không thể nào tập trung hơn cho công việc trong tay. Thay vì cố gắng nhướng mi để hoàn thành thì bạn nên chợp mắt một chút. Sau đó hiệu quả công việc sẽ tăng vượt trội, bạn còn có thể làm tốt hơn như thế.

 

Tuy nhiên, hãy để giấc ngủ ngắn luôn nằm trong kế hoạch và xem như một thói quen của cơ thể hàng ngày. Ngủ trưa trước hoặc sau khi bạn ăn bữa trưa. Thông thường thì sau bữa trưa cơ thể sẽ giảm sự tỉnh táo và ít năng suất hơn. Đó là lúc bạn nên tận hưởng tốt thời gian nghỉ trưa của mình. Thời gian cụ thể là từ 12 giờ cho đến 2 giờ chiều. 

 

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh, bạn ngủ trưa vào lúc 12 giờ, chỉ 20 phút chợp mắt cũng đáng giá hơn là các thời điểm ngủ ngắn còn lại. 

 

Cuối cùng, sau 3 giờ chiều không nên ngủ ngắn. Vì ngủ quá muộn sẽ khiến bạn khó khăn cho giấc ngủ dài ban đêm. 

 

Nên nằm ngủ trưa ở đâu để thoải mái?

 

Đối với người làm việc văn phòng thì giờ trưa chỉ có lựa chọn ở lại văn phòng để hoàn thiện giấc ngủ của mình và điều này không quan trọng lắm. Bạn vẫn có thể tìm một góc yên tĩnh, thoải mái và mát mẻ trong phòng làm việc để nghỉ ngơi. Nên tắt đèn điện, kéo rèm và giảm tiếng ồn lại. 

 

MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NGỦ TRƯA

 

Nhược điểm của việc ngủ trưa là gì?

 

Dù lợi ích của việc ngủ trưa vẫn tồn tại, nhưng không có nghĩa nó sẽ tốt trong một vài trường hợp. Chúng ta phải thừa nhận ngủ trưa không dành cho tất cả mọi người. Vì có những người hoàn toàn không cần đến giấc ngủ trưa để phục hồi năng lượng. 

 

Một số hạn chế của việc ngủ trưa bạn nên biết:

 

- Ngủ theo quán tính: nếu bạn không có kế hoạch hay lịch trình cho giấc ngủ trưa thì rất dễ bị mất phương hướng sau khi thức dậy. 

 

- Giấc ngủ trưa quá dài chính là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ trầm trọng vào ban đêm. 

 

- Giấc ngủ trưa gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe như bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì,...

 

Dù cho đến hiện tại chưa nhiều bằng chứng chỉ rõ ảnh hưởng tiêu cực của giấc ngủ trưa đến sức khỏe. Nhưng bạn vẫn cần tối ưu hóa giác ngủ và hình thành thói quen cho nó. 

 

Ngủ trưa nhiều có bị làm sao không?

 

 

Giấc ngủ ngắn lý tưởng là từ 15 - 60 phút để tăng cường sự tỉnh táo cho cơ thể. Nó giúp nâng cao hiệu suất làm việc và khả năng suy luận, hành động linh hoạt hơn. Nhưng vẫn có khá nhiều trường hợp ngủ nhiều sẽ khiến bạn rơi vào uể oải, mệt mỏi. 

 

Bạn sẽ cảm thấy thực sự thoải mái với giấc ngủ kéo dài hơn 90 phút. Nhưng điều này sẽ tồi tệ vào ban đêm. Liên tục lặp lại như thế sẽ khiến bạn rơi vào chứng rối loạn giấc ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.  

 

Khi nào nên điều chỉnh lại việc ngủ trưa?

 

Có nhiều lợi ích của việc ngủ trưa để bạn xem xét xây dựng thói quen cho mình và nên thay đổi nó nếu như thói quen ngủ này không phù hợp với tình trạng của bạn ở hiện tại. 

 

Điều đó không có nghĩa là bạn đã ngủ trưa sai cách. Có thể lịch trình của bạn có sự chênh lệch và nó không liên kết đến giấc ngủ. Dựa vào yếu tố công việc và thời gian biểu để thiết lập đồng hồ ngủ tốt nhất cho cơ thể. 

 

 

Làm sao để tỉnh táo sau giấc ngủ trưa?

 

Giờ ngủ trưa vô cùng quý báu đối với những cú đêm hay người thường xuyên ngồi làm việc trước máy. Nên việc chậm chạp tỉnh giấc sau giờ trưa cũng dễ bắt gặp. Nếu không cố gắng tỉnh dậy bạn có thể sẽ rơi vào giai đoạn ngủ sâu hơn. 

 

Điều nên làm là đặt chuông báo thức nhắc lại để tránh bạn quá giờ trưa. Cố gắng thực hiện vài động tác giãn cơ khi vừa mở mắt để cơ thể kích hoạt lại năng lượng và bạn nên rời khỏi chỗ ngủ nhanh để tránh việc muốn nằm lại thêm chút nữa.

 

Nếu cảm thấy mọi thứ chưa thực sự tỉnh táo hãy đi rửa mặt và pha cho mình một tách cà phê. Chúng sẽ giúp đầu óc bạn bắt đầu hoạt động lại. Năng lượng sẽ tốt hơn trước. Nếu không uống được cà phê, có thể thay thế bằng một số loại thức uống có chứa caffeine. 

 

Có phải tất cả mọi người đều nên ngủ trưa?

 

Có khá nhiều lợi ích của ngủ trưa cho sức khỏe. Nhưng có một số người không nhất thiết cần giấc ngủ trưa này. Mỗi người đều nhận lợi ích khác nhau từ giấc ngủ ngắn và nó không quy định bạn ngủ trưa thì mới khỏe được. 

 

Đối với một số người lớn tuổi, giấc ngủ trưa hay ngủ ngắn nhiều trong ngày sẽ khiến họ khó chịu về đêm. Dễ trằn trọc, căng thẳng và lo âu khi không thể chìm vào giấc ngủ. 

 

Nên việc giấc ngủ trưa có quan trọng và cần thiết hay không, chúng ta cần xem xét trên từng nhóm đối tượng. 

 

KẾT LUẬN:

 

Cơ thể sẽ nhận nhiều lợi ích của việc ngủ trưa. Bao gồm cải thiện sự tỉnh táo, tập trung, sáng tạo, trí nhớ tốt. Một giấc ngủ ngắn đúng cách sẽ giúp bạn sảng khoái hơn cho công việc. Tăng hiệu suất công việc và hoạt động sau giờ trưa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số mặt trái của giấc ngủ trưa để không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ chính trong ngày. 

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x