THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Ngủ nhiều có tốt không? Hậu quả của việc ngủ quá nhiều

  • Cập nhật lần cuối: 06/03/2023

Thiếu ngủ sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn. Nên nhiều người cho rằng có thời gian thì hãy dành cho việc ngủ. Ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể có thêm nhiều năng lượng và hoạt động năng suất hơn. Nhưng sự thật có phải không? Ngủ nhiều có tốt không? Theo dõi bài viết để xem các chuyên gia nói gì về giấc ngủ nhé!

 

ngu-nhieu-co-tot-khong

 

BẠN CÓ ĐANG NGỦ QUÁ NHIỀU KHÔNG?

 

Chúng ta thường có thói quen ngủ bù vào ngày cuối tuần hoặc bất cứ khi nào có thể. Nhưng việc ngủ nhiều được các chuyên gia đánh giá là mang lại nhiều vấn đề sức khỏe hơn bình thường. Ngủ nhiều thường là giấc ngủ kéo dài hơn 9 tiếng mỗi ngày. Vậy bạn có đang ngủ nhiều không?

 

Ngủ nhiều hay ngủ quên là trạng thái cơ thể kém tỉnh táo, rất hay buồn ngủ và có chứng mất ngủ vô căn. Thay vì đạt tiêu chuẩn cơ bản 8 giờ mỗi ngày, bạn cảm nhận cần nhiều hơn thế để phục hồi năng lượng. Bạn sẽ có xu hướng trì hoãn giấc ngủ nhiều hơn một giờ. Có nhiều người lại có thể dành nửa ngày cho việc ngủ.  

 

Vậy lý do để bạn ngủ nhiều là gì? Ngủ nhiều có tốt không nếu xảy ra thường xuyên? 

 

NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN NGỦ QUÁ NHIỀU

 

Ngủ nhiều không phải là hành động tự nhiên. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn có một số vấn đề sức khỏe cần chú ý đến. Lý giải cho việc ngủ nhiều có thể đến từ nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể như:

 

Thường những người có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng sẽ trằn trọc, vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ. Trầm cảm sinh ra cả hai phản ứng ngủ nhiều và mất ngủ. Khi đó bạn có thể dành rất nhiều thời gian cho việc ngủ thay vì thức giấc. Điều này chỉ làm trầm trọng thêm chứng lo âu của bạn.

 

Mệt mỏi là nguyên nhân thứ hai của việc ngủ nhiều. Cơ thể thiếu năng lượng, làm việc quá sức sẽ tăng khả năng ngủ quên. Bạn sẽ có phản ứng bù đắp cho khoản nợ giấc ngủ của mình do thức khuya nhiều đêm liên tục. Nhưng ngủ lâu hơn bình thường chỉ khiến bạn uể oải và lờ đờ hơn. 

 

Suy yếu hệ miễn dịch là lý do tiếp theo cho việc ngủ nhiều. Khi cơ thể suy yếu chức năng, các phản ứng hóa học bị cản trở sẽ dẫn đến hoạt động kém. Việc này dẫn đến không cung cấp đủ chất cho các cơ quan, nhất là hệ thần kinh trung ương. Bạn sẽ có xu hướng lười vận động và rơi vào giấc ngủ nhiều hơn. 

 

Một nguyên nhân của việc ngủ nhiều là rối loạn nhịp sinh học. Cụ thể là thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và ánh sáng xanh không ổn định. Việc này làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin của cơ thể. Ở trong điều kiện thiếu sáng lâu ngày cũng dễ tăng mức melatonin. Khi dư thừa hormone melatonin sẽ khiến cơ thể chìm vào giấc ngủ nhiều hơn. 

 

 

NGỦ NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG?

 

Với những nguyên nhân lý giải bên trên, ngủ nhiều có tốt không đã có đáp án. Nhưng chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một số ảnh hưởng tiêu cực từ việc ngủ nhiều, ngủ quên kéo dài. Hy vọng bạn có thể đánh giá đúng chất lượng giấc ngủ và kịp thời điều chỉnh lấy. 

 

Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, chức năng não 

 

Giấc ngủ luôn có sự liên kết với sức khỏe tâm thần và chức năng của hệ thần kinh, não bộ. Chất lượng giấc ngủ cao sẽ giúp cải thiện nhiều vấn đề thần kinh. Ngủ nhiều được xem là một dấu hiệu rối loạn giấc ngủ nên nó sẽ có tác động xấu đối với não bộ và sức khỏe tâm thần của chúng ta.

 

Đối với một vài người ngủ lâu hơn mọi ngày sẽ dễ bị đau đầu. Nó liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh trong não, trong đó có serotonin. Nếu bạn ngủ nhiều vào buổi trưa sẽ khiến mất ngủ ban đêm và chắc chắn cơn đau đầu sẽ kéo đến vào sáng hôm sau. 

 

Các chuyên gia cũng đã tìm thêm nhiều ảnh hưởng của việc ngủ nhiều lên sức khỏe thần kinh:

 

  • Tăng tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa não, bệnh Alzheimer

  • Ngủ nhiều sẽ bị sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, nhận thức kém

  • Làm nghiêm trọng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu

 

Gây stress oxy hóa, tăng chứng viêm

 

Viêm là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều căn bệnh mãn tính hiện nay bao gồm tiểu đường, bệnh tim, Alzheimer, béo phì,... Có rất nhiều yếu tố dẫn đến chứng viêm. Giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng cần xét đến. 

 

Ngủ nhiều có tốt không đối với chứng viêm? Các chuyên gia cho rằng ngủ ít hay ngủ nhiều đều góp phần làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. 

 

Tình trạng viêm được đo bằng mức độ cytokine (protein phản ứng C hoặc CRP). Khi ngủ nhiều thì mức độ cytokine sẽ tăng cao, tình trạng viêm sẽ nguy hiểm và có nhiều biến chứng. Một số nghiên cứu phát hiện mức cytokine có thể tăng lên 8% nếu bạn cố ngủ thêm một giờ mỗi ngày. 

 

 

Gây đau nhức

 

Các triệu chứng đau nhức trong cơ thể, nhất là đau lưng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn nằm trên giường quá lâu. Khi ngủ nhiều, khả năng cao bạn sẽ dễ ngủ sai tư thế làm cho khí huyết không lưu thông, từ đó dẫn đến các cơ quan không nhận được nhiên liệu.

 

Một số dấu hiệu thường thấy khi ngủ nhiều là tê bì chân tay, cơ thể không linh hoạt. 

 

Suy giảm chức năng sinh lý

 

Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm cao với những đối tượng ngủ đủ giấc. Người ngủ ít hơn sáu giờ hoặc ngủ nhiều hơn chín giờ có tỷ lệ thụ tinh thất bại lớn. 

 

Các chuyên gia cũng phát hiện ra ngủ nhiều cũng làm ảnh hưởng đến hormone và chu kỳ sinh học, dẫn đến giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ.

 

Rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường

 

Ngủ nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu và xuất hiện biến chứng của tiểu đường loại 2. Khi bạn kéo dài thời gian ngủ sẽ làm giảm thời gian vận động thể chất. Đó cũng là lý do khiến cơ thể béo phì và chuyển hóa đường nhanh. 

 

Một số nghiên cứu từ người đã chứng minh, người có thời lượng ngủ nhiều trong vài năm sẽ bị rối loạn dung nạp glucose cao hơn. Dung nạp glucose trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường, kháng insulin và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của chúng ta. 

 

 

Gây tăng cân

 

Ngủ nhiều có tốt không? Ngủ nhiều có mập không? Đó là mối quan tâm của rất nhiều, vậy câu trả lời là gì?  

 

Đối với cân nặng thì ngủ nhiều không phải là một lựa chọn. Ngủ nhiều sẽ làm bạn tăng cân quá mức. Điều này đã được các nhà khoa học tìm ra trong nhiều nghiên cứu gần đây. Ngay cả khi bạn có luyện tập thể thao, nhưng ngủ nhiều vẫn sẽ khiến lượng chất béo tích tụ trong cơ thể nhiều hơn.

 

Nó cũng liên quan đến vấn đề đường huyết, nguy cơ tiểu đường cũng làm tăng cân đối với người ngủ nhiều. 

 

Tăng tỷ lệ mắc bệnh tim

 

Các cuộc khảo sát sức khỏe đã cho ra kết quả về sự liên quan giữa bệnh tim mạch và giấc ngủ. Kết quả cho thấy những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng đều tăng nguy cơ đau thắt ngực, áp lực mạch máu tăng. Tỷ lệ mắc bệnh tim tăng lên 10%. 

 

Tăng nguy cơ đột quỵ

 

Nghiên cứu về đột quỵ đi kèm với vấn đề tim mạch và giấc ngủ cũng cho ra kết quả tương tự trên. Những đối tượng ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày đều tăng nguy cơ đột quỵ tăng lên 4 lần so với giấc ngủ thông thường.

 

Do đó, dấu hiệu ngủ nhiều cũng là lời cảnh cáo đột quỵ bạn và người thân nên lưu ý đến. 

 

 

Tăng tỷ lệ tử vong

 

Có nhiều dữ kiện nghiên cứu khoa học cho thấy giấc ngủ dài ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe. Đi kèm các bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, đột quỵ, tiểu đường thì ngủ nhiều cũng khiến tỷ lệ tử vong tăng cao. 

 

Nhưng trong số đó thì sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống là hai yếu tố chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Khi bạn thiếu ngủ hay ngủ quá nhiều cũng sẽ khiến cuộc sống đi xuống, ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và tình hình kinh tế. 

 

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỦ NHIỀU

 

Ngủ nhiều có tốt không đã có rất nhiều bằng chứng được đưa ra. Do đó, bạn nên quan tâm đến giấc ngủ hơn và kịp thời điều chỉnh nó. Vậy nếu như lỡ ngủ quên thì làm sao? Có biện pháp nào để ngăn ngừa tình trạng ngủ nhiều?

 

Lời khuyên đầu tiên là tìm đến bác sĩ và chia sẻ về giấc ngủ của bạn. Tìm ra nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều để có thể áp dụng phương pháp điều trị tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số mẹo sau:

 

- Ghi lại nhật ký giấc ngủ dài và ngắn trong ngày. Thông tin này sẽ giúp bạn đánh giá tốt chất lượng giấc ngủ và đưa ra kế hoạch điều chỉnh.

- Xây dựng lịch ngủ đều đặn, ngủ đúng giờ và thức đúng thời điểm. Đừng cố ngủ bù vào ngày cuối tuần, sẽ khiến nhịp sinh học bị đứt đoạn.

- Tạo một thói quen tốt trước khi ngủ như đọc sách, tập yoga, thiền,...

- Vệ sinh môi trường ngủ từ nhiệt độ, chăn gối, giường ngủ và ánh sáng.

- Duy trì thói quen thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.

- Có giấc ngủ ngắn không vượt quá 90 phút

- Tắm nắng sáng sẽ tốt cho cơ thể và cân bằng hormone ngủ melatonin

 

Bằng cách cải thiện giấc ngủ tổng thể sẽ giúp bạn hạn chế được việc ngủ li bì, ngủ bù. Đồng thời, giúp cơ thể có phục hồi năng lượng chỉ sau giấc ngủ tiêu chuẩn, nâng cấp được sức khỏe và cải thiện hiệu suất làm việc, học tập.

 

NÊN ĂN GÌ ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ CHẤT LƯỢNG

 

 

Bên cạnh những thói quen cải thiện giấc ngủ bên trên, chế độ ăn cũng là một yếu tố cải thiện giấc ngủ. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với đa dạng dưỡng chất sẽ giúp cơ thể duy trì nhịp sinh học ổn định. 

 

Một vài dữ liệu thống kê cho thấy, người ngủ nhiều thường có thói quen ăn ít loại thực phẩm. Trong đó ít carbohydrate, calo hơn so với tổng thể. Một số chất dinh dưỡng bị giảm bớt trong bữa ăn của người ngủ nhiều bao gồm:

 

  • Axit dodecanoic: có trong dầu dừa, dầu hạt cọ, một số dầu hạt khác

  • Choline: có trong tôm, cá, trứng, thịt nạc, đậu nành và một số rau lá xanh đậm

  • Selen: có trong thịt bò, tôm, cá béo, một số loại ngũ cốc nguyên hạt

  • Phốt pho: có trong bí ngô, hạt hướng dương, cá béo, trứng, quả hạch, thịt nạc, một số loại đậu.

  • Lycopene: có trong ổi, dưa hấu, cà chua, bắp cải tím, ớt đỏ

 

Nếu bạn đang ngủ nhiều thì có thể bạn đã thiếu một số chất bên trên. Do đó, cố gắng bổ sung nhiều loại thực phẩm từ thịt đến rau củ, trái cây để cơ thể nhận nhiều khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết. 

 

Tuy nhiên đừng ăn quá nhiều hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ. Không ăn thức nhiều dầu mỡ hoặc quá cay, chúng sẽ khiến bạn khó chịu hơn và khó đi vào giấc ngủ.

 

MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NGỦ NHIỀU

 

Làm sao biết bạn đang ngủ quá nhiều?

 

Để biết bạn có nhiều không thì cách tốt nhất là ghi lại nhật ký giấc ngủ. Các thông tin bạn cần ghi chú lại bao gồm:

 

  • Thời điểm bạn đi vào giấc ngủ

  • Số lần thức dậy trong đêm

  • Thời điểm bạn thức dậy vào buổi sáng

  • Cảm giác sau khi thức dậy

  • Cảm giác hoạt động trong ngày

 

Những thông tin trên sẽ giúp bác sĩ biết rõ về tình trạng của bạn và đưa ra chẩn đoán chính xác. Ngủ nhiều và kéo dài là lúc bạn nên có sự trợ giúp để cải thiện, bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 

 

Ngủ nhiều có mập mặt không?

 

Một số chị em rất quan tâm vấn đề ngủ nhiều có béo mặt không? Sự lo lắng này là do sau khi thức dậy mặt của chúng ta có hiện tượng sưng phù và mắt húp. Nhìn vào sẽ tưởng bạn vừa tăng lên một vài ký chỉ sau giấc ngủ. Đó là do ngủ nhiều làm các cơ ít vận động, mỡ sẽ dễ tích tụ lại.

 

Ngủ trưa nhiều có béo mặt không? Có nhiều đồn thổi ngủ trưa sau khi ăn sẽ dễ bị mập. Nhưng tính đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra nhiều bằng chứng cụ thể nào về việc này. Tốt nhất là bạn không nên kéo dài giấc ngủ trưa quá 90 phút. Việc này có thể không làm bạn tăng cân nhưng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. 

 

Ăn ít ngủ nhiều có béo không?

 

Dù bạn cố ăn ít đi thì khi ngủ nhiều vẫn khiến cân năng tăng không kiểm soát. Do bạn dành nhiều thời gian cho việc ngủ hơn là vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng sẽ khiến chất béo được dung nạp và tích trữ dần trong cơ thể. Nên ăn ít ngủ nhiều vẫn sẽ mập lên nhanh chóng là điều có thể xảy ra. 

 

Vậy ngủ nhiều không ăn có béo không? Tương tự bên trên, nhịn ăn chắc chắn là việc không nên. Nhịn ăn và ngủ nhiều để giảm cân là hành động không được khuyến khích. Căn bản hai hành động này đều không có sự liên hệ với nhau trong việc đốt cháy chất béo. Trái lại, nếu bạn nhịn ăn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trao đổi chất. Quá trình đốt cháy chất béo cũng sẽ bị cản trở. 

 

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

 

Đừng xem nhẹ việc ngủ nhiều. Đó là hồi chuông giúp bạn nhận biết sức khỏe đang có vấn đề. Nếu mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ như thế kéo dài hãy tìm đến bác sĩ. Có thể bạn đang gặp một số vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu, hay ngưng thở khi ngủ. 

 

KẾT LUẬN:

 

Ngủ nhiều có tốt không hay ngủ nhiều có bị mập mặt không đều đã có lời giải đáp. Ngủ nhiều hay ngủ trên 9 tiếng có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Là dấu hiệu cho thấy nhiều căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Ngủ nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tim mạch vành, tiểu đường, béo phì. 

Tóm lại, giấc ngủ chính là thước đo sức khỏe tổng thể. Ngủ ít hay ngủ nhiều đều không được khuyến khích. Hãy ngủ đủ giấc và đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất. 

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x