Dầu cá, Omega 3 EPA DHA là những dưỡng chất cần thiết với sức khỏe con người. Vậy sự khác biệt của EPA DHA Omega 3 và dầu cá là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt những chất này cũng như giới thiệu công dụng của chúng với sức khỏe.
DẦU CÁ LÀ GÌ?
Dầu cá là chất béo hoặc dầu được chiết xuất từ mô cá. Dầu cá thường được chiết xuất từ các loại cá có dầu như cá trích, cá ngừ, cá cơm và cá thu. Tuy nhiên, đôi khi dầu cá cũng được sản xuất từ gan của các loài cá khác, như trường hợp của dầu gan cá tuyết.
Thành phần chủ yếu của dầu cá là axit béo omega-3 với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người nên ăn hai khẩu phần cá béo (cá nhiều dầu) mỗi tuần để bổ sung đủ lượng Omega-3 cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người không thích ăn cá hoặc không ăn được cá, một lựa chọn hợp lý để bổ sung đủ axit béo Omega-3 là uống dầu cá.
Khoảng 30% thành phần của dầu cá là Omega-3, ngoài ra là các chất béo khác. Mặt khác, dầu cá cũng chứa một số loại Vitamin khác như Vitamin A và Vitamin D. Các loại omega-3 chính trong dầu cá là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), trong khi loại được tìm thấy trong các nguồn thực vật chủ yếu là axit alpha-linolenic (ALA). Mặc dù ALA cũng là một axit béo thiết yếu, theo nghiên cứu, EPA và DHA mang lại lợi ích vượt trội cho sức khỏe hơn.
Một điều quan trọng cần lưu ý là cơ thể cần bổ sung đủ lượng Omega-3 phù hợp với nhu cầu và thể trạng mỗi ngày. Chế độ ăn của người phương Tây đã thay thế rất nhiều Omega-3 bằng các chất béo khác như Omega-6. Tỷ lệ mất cân bằng giữa các chất béo khác Omega-3 có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh.
Những tác dụng nổi trội với sức khỏe của dầu cá có thể kể đến như:
• Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Uống dầu cá giúp cân bằng mức cholesterol trong máu, giảm triglycerid, cải thiện tình trạng huyết áp cao và ngăn ngừa mảng bám gây ra xơ cứng động mạch.
• Phòng ngừa các bệnh lý về mắt: Dầu cá omega 3 có thể cải thiện màng dầu của mắt, từ đó giảm các triệu chứng khô mắt. Hơn nữa, theo nghiên cứu, viên uống dầu cá Omega 3 còn có thể cải thiện hội chứng thoái hóa điểm vàng (AMD) do tuổi tác.
• Ngăn ngừa ung thư: Một số nghiên cứu đã công bố tác dụng của dầu cá đối với 3 bệnh ung thư phổ biến, đó là ung thư đại tràng, ung thư vú, và ung thư tuyến tiền liệt. Axit béo Omega 3 trong dầu cá giúp duy trì các tế bào hoạt động khỏe mạnh, ngăn ngừa chúng đột biến thành các tế bào ung thư.
• Tăng cường chức năng não: Bộ não của bạn được tạo thành từ gần 60% chất béo và phần lớn chất béo này là axit béo omega-3. Do đó, omega-3 trong dầu cá rất cần thiết cho chức năng não nói chung. Nghiên cứu cho thấy dầu cá omega 3 có tác dụng ngăn ngừa sự khởi phát hoặc cải thiện các triệu chứng của một số vấn đề về sức khỏe tâm thần.
• Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Khi được sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài, dầu cá cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm và ngăn ngừa đau khớp.
• Giảm viêm: Dầu cá được biết đến với đặc tính chống viêm tự nhiên, vì thế có thể giúp điều trị các tình trạng liên quan đến viêm mãn tính, đặc biệt khi bạn bị tăng cân hoặc stress kéo dài.
• Làm đẹp da: Omega-3 có thể giữ ẩm cho da và chống lại tình trạng da đỏ, khô hoặc ngứa do các rối loạn về da như viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến. Đó là bởi vì omega 3 trong dầu cá có thể cải thiện hoạt động của hàng rào bảo vệ da, giữ ẩm và ngăn chặn các chất gây kích ứng.
• Duy trì xương chắc khỏe: Omega-3 trong dầu cá có tác dụng cân bằng các khoáng chất trong xương và mô xung quanh, hỗ trợ sức khỏe của xương.
• Hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm: Theo nghiên cứu, những người bị trầm cảm thường có nồng độ EPA trong máu thấp, vì thế bổ sung dầu cá có thể có lợi ích nhất định.
PHÂN BIỆT OMEGA 3 EPA DHA
Sự khác biệt giữa Omega 3 EPA DHA là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Omega-3 là chất béo gì?
Omega-3 bản chất là một nhóm các axit béo xuất hiện trong các lớp mỡ của cá nước lạnh, các loại động vật có vỏ, dầu thực vật, một số loại hạt, quả óc chó, hạt lanh, dầu tảo và các loại Thực phẩm bổ sung khác. Hàm lượng Omega-3 có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thực phẩm.
Omega-3 là nhóm chất béo có lợi cần thiết cho sức khỏe con người. Trong số đó, hai nhóm axit béo Omega-3 quan trọng nhất là:
• Axit béo omega-3 thiết yếu: Axit alpha-linolenic (ALA) là axit béo omega-3 thiết yếu duy nhất vì cơ thể không thể tự sản xuất axit này. ALA được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, trong đó đặc biệt dồi dào trong quả óc chó, hạt cây gai dầu, hạt chia, hạt lanh và dầu của chúng.
• Axit béo omega-3 chuỗi dài: Hai loại phổ biến nhất là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Nguồn chủ yếu của hai loại axit béo này dầu cá và cá béo, nhưng cũng có trong hải sản, tảo và dầu tảo.
EPA và DHA không được coi là axit béo thiết yếu, vì cơ thể có thể sử dụng ALA để chuyển hóa thành hai chất này. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa này không hiệu quả ở người bởi cơ thể chỉ có thể chuyển đổi khoảng 2–10% ALA bạn tiêu thụ thành EPA và DHA. Hơn nữa, theo nghiên cứu, EPA và DHA mang lại lợi ích vượt trội cho sức khỏe hơn so với ALA.
Vì thế, nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị nên bổ sung khoảng 200–300 mg EPA và DHA mỗi ngày bằng cách ăn khoảng 2 phần cá béo (cá nhiều dầu) mỗi tuần hoặc sử dụng Thực phẩm bổ sung, ví dụ như dầu cá Omega 3.
Một số tác dụng nổi trội của Omega-3 với sức khỏe tổng thể là:
• Tăng cường chức năng não bộ: Omega-3, đặc biệt là DHA, là một trong những thành phần chính trong não. Do đó, Omega-3 rất cần thiết cho chức năng não nói chung. Trong một nghiên cứu, dầu cá cải thiện hiệu suất nhận thức ở người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 51 đến 72 chỉ trong năm tuần, so với tác dụng của giả dược.
• Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Omega-3 được nghiên cứu chứng minh tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung, nhờ cải thiện mức cholesterol “tốt” và giảm triglycerid, kiểm soát mức huyết áp và ngăn ngừa mảng bám trong thành động mạch.
• EPA và DHA tham gia vào việc duy trì nhiều chức năng của cơ thể và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển và hoạt động bình thường của não và mắt. Các nghiên cứu cho thấy duy trì nồng độ EPA và DHA trong máu ổn định cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm, trầm cảm, ung thư vú và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
DHA là gì?
DHA Omega 3 khác nhau như thế nào? Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo thuộc nhóm Omega-3 cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng của các cơ quan khác nhau.
Bộ não của bạn được tạo thành từ gần 60% chất béo, chiếm 90% tổng số chất béo Omega-3 và từ 10% đến 20% tổng số chất béo trong não. DHA đặc biệt quan trọng với sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu.
DHA và Omega 3 nói chung cũng có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường thị lực và giảm phản ứng viêm. Axit béo Omega 3 DHA được tìm thấy trong màng tế bào khắp cơ thể và giúp truyền thông điệp giữa các dây thần kinh.
DHA có thể được cơ thể tự sản xuất một cách tự nhiên với một lượng nhỏ, tuy nhiên để đảm bảo đủ nhu cầu của cơ thể, DHA cần phải được bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm như cá nước lạnh, thịt của động vật ăn cỏ, các sản phẩm từ sữa hay trứng. Đồng thời bạn cũng có thể bổ sung Omega 3 và DHA qua Thực phẩm bổ sung như dầu cá.
EPA là gì?
Axit eicosapentaenoic (EPA) là một axit béo thuộc nhóm Omega-3, được tìm thấy cùng với axit docosahexaenoic (DHA) trong cá nước lạnh, bao gồm cá ngừ và cá hồi. EPA có tác dụng ngăn máu dễ đông, làm giảm mức chất béo trung tính trong máu và có tác dụng giảm đau và sưng.
EPA là một loại thuốc kê đơn được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận để giảm mức chất béo trung tính trong máu. Là một chất bổ sung, EPA thường được sử dụng để kết hợp điều trị bệnh tim, ngăn ngừa đau tim và trầm cảm. EPA cũng được sử dụng cho các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị liệu, điều trị bệnh tiểu đường và hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật.
Mọi người hay nhầm lẫn EPA với các axit béo tương tự, chẳng hạn như axit alpha-linolenic (ALA) và DHA. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng của EPA được nghiên cứu với sự góp mặt của DHA nên cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định một mình EPA có tác dụng cụ thể gì với sức khỏe hay không.
Một số công dụng của EPA được nghiên cứu chứng minh bao gồm:
• Giảm mức triglyceride (chất béo trung tính) trong máu
• Duy trì sức khỏe tim mạch, có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh mạch vành
• Hỗ trợ điều trị các rối loạn tâm thần
• Cải thiện các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ
• Hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, đau tim,...
CÁCH SỬ DỤNG OMEGA 3 EPA DHA HIỆU QUẢ
Bên cạnh tăng cường bổ sung các loại cá có dầu giàu omega 3, các viên uống dầu cá cũng là một lựa chọn hợp lý để tiêu thụ đủ lượng Omega 3 EPA DHA cho cơ thể. Trong số các loại thuốc dầu cá trên thị trường hiện nay, Gymstore xin được đề cử cho bạn Spring Valley Omega 3, một sản phẩm dầu cá Mỹ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tổng thể với độ tinh khiết lên đến hơn 90%.
Spring Valley Omega 3 - Dầu cá Mỹ với độ tinh khiết 95,5%
Khi lựa chọn bất kỳ một loại dầu cá nào, điều bạn nên quan tâm nhất là hàm lượng EPA + DHA/ dầu cá là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao thì có nghĩa sản phẩm dầu cá đó càng có độ tinh khiết cao. Và con số đó ở Spring Valley Omega 3 là 95,5% (645mg EPA, 310mg DHA trên 1000mg dầu cá).
Ngoài hàm lượng EPA và DHA cao, ưu điểm nổi trội khác của dầu cá Spring Valley còn là hương chanh tự nhiên, không gây ợ tanh khó chịu. Đây có lẽ cũng là đặc điểm khách hàng yêu thích nhất ở Spring Valley Omega 3.
Liều lượng sử dụng dầu cá Omega 3 EPA DHA
Khuyến nghị về liều lượng EPA và DHA thay đổi tùy theo độ tuổi và sức khỏe của bạn. Đối với hầu hết người lớn, WHO khuyến nghị nên tiêu thụ hàng ngày 1,1–1,6 gam (1.100–1.600 mg) axit béo omega-3. Tuy nhiên, có thể cần phải tăng liều lượng nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.
Hàm lượng EPA/ DHA của dầu cá
Nhiều loại dầu cá chứa tới 1.000 mg dầu cá mỗi khẩu phần nhưng chỉ có 300 mg EPA và DHA. Lưu ý đọc kỹ bảng thành phần và chọn loại dầu cá có chứa ít nhất 500 mg EPA và DHA trên 1.000 mg dầu cá.
Lưu ý khác khi sử dụng dầu cá
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm sau để tăng độ hiệu quả khi sử dụng dầu cá:
• Bảo quản dầu cá nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Có thể bảo quản dầu cá trong tủ lạnh.
• Nên uống dầu cá trong bữa ăn có chất béo để tăng sự hấp thu.
KẾT LUẬN
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được khái niệm cũng như sự khác biệt giữa EPA DHA Omega 3, đồng thời cách sử dụng Omega 3 EPA DHA hiệu quả nhất phù hợp với nhu cầu và độ tuổi.

