THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

Vitamin K có tác dụng gì? Những thực phẩm giàu vitamin K nhất

  • Cập nhật lần cuối: 25/05/2024

Vitamin K đóng nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt nó tham gia mật thiết vào quá trình đông máu. Vậy cụ thể, vitamin K có những tác dụng gì? Vitamin K có trong những thực phẩm nào? Thiếu vitamin K gây bệnh gì?

 

vitamin-k-co-tac-dung-gi

 

VITAMIN K LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VITAMIN K

 

Vitamin K là một vitamin tan trong dầu (chất béo) đóng nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Nó được phát hiện vào năm 1929 bởi nha sĩ người Canada tên là Weston Price.

 

Vitamin K tham gia mật thiết vào quá trình đông máu và chuyển hóa khoáng chất giúp xương phát triển. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

 

Phân loại vitamin K

 

so-sanh-vitamin-k1-va-k2

 

Có 2 dạng vitamin K phổ biến nhất đó là:

 

- Vitamin K1: Còn được gọi là Phylloquinone, được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau lá xanh.

 

- Vitamin K2: Còn được gọi là Menaquinone, có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực phẩm lên men. Vitamin K2 cũng được sản xuất bởi hệ vi khuẩn đường ruột. Cơ thể hấp thụ vitamin K2 tốt hơn so với vitamin K1.

 

Ngoài ra bạn còn có thể bắt gặp vitamin K3 (menadion), tuy nhiên dạng này có độc tính.

 

Tham khảo: Vitamin K1 là gì? Những thực phẩm giàu vitamin K1

 

Vitamin K2 là gì? So sánh vitamin K1 và K2 - loại nào tốt hơn?

 

7 TÁC DỤNG QUAN TRỌNG CỦA VITAMIN K ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

 

Vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu

 

vitamin-k-co-tac-dung-gi-1

 

Vitamin K có nhiệm vụ hoạt hóa các protein tham gia vào quá trình đông máu. Nó được coi như “băng cứu thương” của cơ thể chúng ta. Thiếu hụt vitamin K trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng máu khó đông và chảy máu quá nhiều, gây nguy hiểm đến tính mạng khi bị thương.

 

Vitamin K giúp cải thiện sức khỏe xương khớp

 

Đây là một tác dụng quan trọng khác của vitamin K nhưng lại được ít người biết đến. Vitamin K đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa canxi - khoáng chất chính trong xương và răng. Nó kích hoạt các protein Osteocalcin để lấy canxi trong máu liên kết với cấu trúc ở xương, giúp xương duy trì sự chắc khỏe.

 

Đồng thời, vitamin K giúp tăng mật độ khoáng xương và hạn chế nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi.

 

Thiếu vitamin K có thể góp phần làm tăng nguy cơ loãng xương

 

Vitamin K giúp bảo vệ tim mạch

 

vitamin-k-co-tac-dung-gi-2

 

Vitamin K có khả năng đưa canxi ra khỏi mạch máu, ngăn cản canxi lắng đọng bên trong động mạch. Sự lắng đọng và vôi hóa canxi ở động mạch làm tăng nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.

 

Vitamin K giúp cải thiện chức năng não bộ

 

Vitamin K đóng 1 vai trò quan trọng trong hệ thần kinh và góp phần vào chức năng não bộ khỏe mạnh. Cụ thể, vitamin K tham gia vào quá trình chuyển hóa sphingolipids - một nhóm hợp chất trong màng tế bào não chịu trách nhiệm kiểm soát hành vi và nhận thức.

 

Ngoài ra, đặc tính chống viêm của vitamin K cũng giúp bảo vệ não, ức chế hoạt động của các gốc tự do gây stress oxy hóa. Stress oxy hóa có thể thúc đẩy quá trình lão hóa não bộ.

 

Vitamin K giúp phòng tránh bệnh thận

 

Bằng cách ngăn ngừa canxi lắng đọng sai vị trí trong thận, vitamin K có thể giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Vi chất này cũng có thể làm điều tương tự đối với các cơ quan khác, bao gồm cả túi mật.

 

Một số nghiên cứu gần đây cũng cho biết việc thiếu hụt vitamin K và D có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh thận cao hơn.

 

Vitamin K giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

 

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung đầy đủ vitamin K có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt.

 

Điều này được giải thích là do Vitamin K có thể đàn áp được sự xâm lấn của các tế bào ung thư, làm thay đổi yếu tố tăng trưởng và đóng băng chu kỳ phân chia của chúng.

 

Ngoài ra, sử dụng vitamin K liều cao có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư gan và kéo dài sự sống cho người bệnh.

 

Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để biết chính xác được vai trò của vitamin K trong việc phòng ngừa ung thư.

 

Tác dụng của vitamin K với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

vitamin-k-co-tac-dung-gi-3

 

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vitamin K có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống xuất huyết não và màng não. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết não lên tới 40%. Vitamin K thường được tiêm cho trẻ ngay sau sinh bởi loại vi chất này khó chuyển hóa qua nhau thai.

 

Trẻ bú mẹ hấp thu được lượng vitamin K ít hơn so với trẻ uống sữa công thức. Do đó để con không bị thiếu vitamin K, mẹ cần chú trọng ăn nhiều thực phẩm chứa vi chất này, đồng thời có thể cho con bổ sung thêm các loại vitamin K dạng xịt/nhỏ giọt được bày bán phổ biến trên thị trường.

 

=> Mua thực phẩm bổ sung bảo vệ sức khỏe toàn diện tại đây: Vitamin K

650.000₫
1.550.000₫
700.000₫
Hết hàng

 

LỢI ÍCH CỦA VITAMIN K ĐỐI VỚI NGƯỜI TẬP GYM

 

vitamin-k-co-tac-dung-gi-4

 

Vitamin K2 là một trong những chất bổ sung được nhiều người tập gym ưu tiên hàng đầu, bên cạng dầu cá và magie. Như đã nói ở trên, vitamin K2 đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Một hệ xương khớp chắc khỏe là điều không thể thiếu khi nâng tạ và tập các bài tập kháng lực, đồng thời nâng đỡ các khối cơ bắp.

 

Tập gym là một hoạt động thể lực cường độ cao nên việc xây xát, chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Nếu thiếu vitamin K, bạn sẽ bị chảy máu rất nhiều cho dù là vết thương nhỏ.

 

Nhiều người thường sử dụng các sản phẩm chứa đồng thời vitamin D3 và vitamin K2 để mang lại lợi ích tối đa cho xương.

 

CƠ THỂ CẦN BAO NHIÊU VITAMIN K MỖI NGÀY?

 

Dưới đây là hàm lượng vitamin K được Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị nên bổ sung hàng ngày:

 

• Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: 2 - 2.5 mcg/ngày

• Trẻ em 1 - 3 tuổi: 30 mcg/ngày

• Trẻ em 4  -13 tuổi: 55 - 60 mcg/ngày

• Thanh thiếu niên 14 - 18 tuổi: 75 mcg/ngày

• Nam trên 19 tuổi: 120 mcg/ngày

• Nữ trên 19 tuổi: 90 mcg/ngày

• Phụ nữ mang thai và cho con bú: 90 mcg/ngày

 

TÁC DỤNG PHỤ CỦA VITAMIN K

 

tac-dung-phu-cua-vitamin-k

 

Các chất bổ sung vitamin K tương đối an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ của vitamin K như: Chán ăn, giảm vận động, cứng cơ, khó thở, vàng mắt hoặc da, sưng mí mắt, gan to, xanh xao.

 

Những tác dụng phụ trên thường xảy ra do bổ sung quá nhiều vitamin K, chủ yếu qua đường tiêm. Thừa vitamin K trong thời gian dài có thể dẫn đến tan máu, ở trẻ nhỏ thậm chí còn gây ra bại não.

 

Tương tác thuốc của vitamin K

 

Bạn không nên uống vitamin K với các loại thuốc sau bởi nó có thể gây ra những phản ứng bất lợi:

 

- Các thuốc chống đông máu như warfarin: vitamin K giúp đông máu nên 2 chất này có công dụng trái ngược nhau, không nên bổ sung đồng thời.

 

- Vitamin E: tương tự, vitamin E có đặc tính làm loãng máu, do đó không nên uống cùng vitamin K.

 

- Thuốc hạ cholesterol: loại thuốc này cản trở sự hấp thụ chất béo, trong khi vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo.

 

THIẾU VITAMIN K GÂY BỆNH GÌ?

 

thieu-vitamin-k

 

Ở người trưởng thành, tình trạng thiếu vitamin K ít khi gặp bởi loại vitamin này được tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm khác nhau.

 

Thiếu vitamin K có thể khiến bạn dễ bị bầm tím và chảy máu quá mức ngay cả khi chỉ bị bị thương nhẹ. Ngoài ra, mức vitamin K thấp còn làm tăng nguy cơ bị loãng xương, xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch.

 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu vitamin K sẽ gặp những hậu quả nặng nề hơn như tăng nguy cơ bị xuất huyết não, màng não, khuyết tật xương, mũi, ngón tay, ống thần kinh, trí não chậm phát triển.

 

Hơn nữa vitamin K lại không có nhiều trong sữa mẹ nên trẻ rất dễ bị thiếu hụt. Do đó đối tượng này cần đặc biệt chú ý bổ sung vitamin K thông qua sữa công thức hoặc thực phẩm bổ sung.

Tags:
Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x