Zinc Bisglycinate, hay Zinc Glycinate là một dạng Kẽm Zinc khá mới nhưng được sử dụng khá nhiều trong các sản phẩm viên uống bổ sung Kẽm hiện nay. Vậy Zinc Glycinate là gì? Và Zinc Bis-glycinate có tác dụng gì?
TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG CHẤT KẼM
Trước khi tìm hiểu kỹ về Zinc Bisglycinate, hay Zinc Glycinate thì Gymstore muốn chia sẻ một chút cho bạn về khoáng chất Kẽm Zinc cũng như một số tác dụng của Kẽm Zinc với sức khỏe nổi bật.
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của hơn 300 enzym trong cơ thể với các chức năng bao gồm chữa lành vết thương, chức năng hệ thống miễn dịch, xây dựng protein và DNA, khả năng sinh sản ở người lớn và tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm cũng cần thiết để duy trì khứu giác và vị giác khỏe mạnh.
Cụ thể, vai trò của kẽm trong một số chức năng cơ thể có thể kể đến là:
• Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
• Thúc đẩy chức năng hệ thống miễn dịch: Cơ thể chúng ta sử dụng kẽm để xây dựng các tế bào hệ thống miễn dịch gọi là tế bào lympho T.
• Thúc đẩy chức năng enzyme: Kẽm đóng vai trò then chốt trong việc kích hoạt các phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng bao gồm giúp cơ thể sử dụng axit folic và tạo ra protein và DNA mới.
• Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Thiếu kẽm có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng.
• Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.
ZINC BISGLYCINATE LÀ GÌ?
Zinc Bisglycinate là một loại chelate có cấu trúc tuần hoàn được hình thành bởi 1 phân tử Kẽm và 2 phân tử axit amin glycine. Sự kết hợp này hình thành một loại Kẽm hữu cơ tối đa hóa cơ chế và đặc điểm hấp thu tự nhiên của cơ thể. Kẽm Bisglycinate chỉ cần 15 phút để đi vào niêm mạc ruột và hấp thu nhanh chóng ngay sau đó.
Nhờ có liên kết với glycine nên Kẽm Bisglycinate có khả năng hấp thụ toàn vẹn, vì thế nên không cạnh tranh và ảnh hưởng bởi sự hấp thu các vi chất khác tại đường ruột. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng hấp thu vượt trội của Zinc Bis-glycinate.
Trong đó, nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm Động học Xenobiotics, Khoa Dược, Pháp đã chỉ ra rằng Zinc Bisglycinate làm cho nồng độ Kẽm trong máu cao hơn 43,3% so với sử dụng Kẽm Gluconate.
Có thể nói, Zinc Bisglycinate đã khắc phục được những hạn chế của việc sử dụng Kẽm lactate, Kẽm gluconate và những loại Kẽm hữu cơ khác.
ZINC GLYCINATE LÀ GÌ? PHÂN BIỆT ZINC GLYCINATE VÀ ZINC BISGLYCINATE
Tuy đã chia sẻ ở trên, nhưng Gymstore muốn nhấn mạnh lại một lần nữa là Zinc Glycinate và Zinc Bisglycinate là một. Tên gọi “bisglycinate” là do trong cấu trúc có gắn hai phân tử glycine nên nó được gọi chính xác hơn là “bisglycinate” (bis = hai).
Vì thế, với câu hỏi Zinc Glycinate là gì, hay Zinc Glycinate khác Zinc Bisglycinate như thế nào, phân biệt hai loại này ra sao, thì chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời rồi nhé!
ƯU ĐIỂM CỦA ZINC BISGLYCINATE SO VỚI CÁC LOẠI ZINC KHÁC
Ở đầu bài viết, Gymstore cũng đã chia sẻ rằng Zinc Bisglycinate là dạng Kẽm có khả năng hấp thu tốt nhất cho tới thời điểm hiện tại. Vậy cụ thể khả năng hấp thu vượt trội của Zinc Bis-glycinate là như thế nào? Ngoài ra Zinc Glycinate còn có ưu điểm gì khác?
Hãy “đào” sâu hơn cùng Gymstore nhé!
Zinc Bisglycinate có sinh khả dụng vượt trội
Sinh khả dụng là tốc độ và mức độ hấp thụ của chất. Ở đây, Zinc Bisglycinate có sinh khả dụng vượt trội so với các hợp chất kẽm khác bởi chính cấu trúc của loại muối kẽm này. Zinc Bisglycinate là muối kẽm hữu cơ, được hình thành bởi 1 phân tử Kẽm và 2 phân tử axit amin glycine.
Zinc Bisglycinate, hay Zinc Glycinate hoạt động bằng cách hấp thụ vào cơ thể dưới dạng axit amin trong khi các muối magiê của axit khác như Zinc Oxide hoạt động bằng cách thu hút nước từ các mô thông qua thẩm thấu.
Chính vì cấu trúc chứa axit amin này mà Zinc Bisglycinate, hay Zinc Glycinate được hấp thụ tối đa vào cơ thể, đồng thời được thẩm thấu qua thành ruột và vào máu để phân phối đến các tế bào khắp cơ thể một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hơn nữa, Zinc Bisglycinate còn có độ ổn định tối đa không phụ thuộc vào độ pH trong quá trình tiêu hóa. Nồng độ pH trong ruột thay đổi theo giai đoạn tiêu hóa, vì thế nếu như nồng độ pH bị ảnh hưởng có thể khiến các khoáng chất như kẽm không được hấp thụ tốt đa mà bài tiết ra ngoài như chất thải, không mang lại lợi ích dinh dưỡng.
Tuy nhiên, Zinc Glycinate có thể chịu được sự thay đổi nồng độ pH trong suốt quá trình tiêu hóa, đồng thời sẽ ở lại cho đến khi đạt đến vị trí hấp thụ trong ruột và cuối cùng sẽ được sử dụng cho mục đích bổ sung kẽm cho cơ thể.
Vì được chelate hóa nên Zinc Glycinate có thể vượt qua “bức tường” ruột một cách nguyên vẹn. Đồng thời quá trình tiêu hóa Zinc Bisglycinate cần ít năng lượng ATP hơn. Kẽm cũng được đệm để tránh bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng khác, giúp duy trì tính toàn vẹn của kẽm zinc trong suốt quá trình tiêu hóa.
Và lợi ích này không phải chỉ là lý thuyết. Có những thử nghiệm lâm sàng khẳng định tính ưu việt của kẽm bisglycinate so với các loại phức hợp kẽm khác.
Zinc Glycinate đã được một số nghiên cứu chứng minh có khả năng hấp thuh cao hơn 43% so với kẽm gluconate. Nồng độ kẽm trong huyết tương cao hơn (tức là, lượng kẽm được hấp thụ nhiều hơn và đi vào máu) cũng được ghi nhận ở Zinc Bisglycinate.
Zinc Bisglycinate không gây tác dụng phụ với đường tiêu hóa
Zinc Bisglycinate có cấu trúc gắn axit amin và là một hợp chất hữu cơ, vì thế nên dễ tiêu hóa, cũng như hỗ trợ sự hấp thụ trong ruột tốt hơn mà không gây nhiều tác dụng phụ lên dạ dày.
Một số người cảm thấy khó chịu ở dạ dày hoặc buồn nôn khi tiêu thụ khoáng chất ở dạng bổ sung, đặc biệt là khi bụng đói. Các khoáng chất Chelated được thiết kế một cách chuyên nghiệp để có thể hòa tan và ổn định trong độ pH có tính axit của dạ dày, tránh được những tác dụng phụ khó chịu này.
Zinc Bisglycinate được đánh giá là khoáng chất cao cấp
Zinc Bisglycinate được áp dụng công nghệ độc quyền và được cấp bằng sáng chế để tạo ra các chelated axit amin khoáng, giúp hình thành cấu trúc muối kẽm hữu cơ với khả năng hấp thụ và độ phù hợp tối ưu với quá trình tiêu hóa. Điều quan trọng cần lưu ý là kẽm và axit amin glycine từ kẽm bisglycinate chelate đều hữu ích 100% về mặt dinh dưỡng cho cơ thể.
Zinc Bisglycinate được đánh giá là “sạch” và an toàn
Các sản phẩm bổ sung Zinc Glycinate hầu như không chứa GMO, không chứa gluten, không chứa sữa, không chứa lactose, không chứa đậu nành và không chứa các chất gây dị ứng, vì thế được đánh giá là khá an toàn và phù hợp với phần lớn người tiêu dùng.
Kẽm ở dạng này không chứa các sản phẩm động vật hoặc sản phẩm phụ và đã được kiểm tra về độ chính xác, độ tinh khiết và hiệu lực. Nó không có thuốc trừ sâu và không được sản xuất bằng dung môi. Ngoài ra, các quy trình phát hiện kim loại tiên tiến được sử dụng cho từng lô để đảm bảo tính toàn vẹn của khoáng chất.
8 TÁC DỤNG CỦA ZINC GLYCINATE VỚI SỨC KHỎE VÀ TẬP LUYỆN
Sau khi đã biết Zinc Glycinate là gì và có ưu điểm vượt trội như thế nào, hãy cùng Gymstore phân tích sâu hơn về tác dụng của Zinc Bisglycinate với sức khỏe và tập luyện:
Zinc Bisglycinate có tác dụng phòng ngừa mất cơ
Do chức năng của kẽm trong sản xuất hormone, Kẽm Zinc nói chung và Zinc Glycinate nói riêng cũng rất cần thiết để xây dựng khối lượng cơ bắp. Kẽm cũng rất quan trọng trong quá trình sửa chữa các mô sau khi tập thể dục. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng sự suy giảm cơ bắp ở người lớn tuổi có liên quan đến thiếu kẽm.
Tác dụng của Zinc Bisglycinate trong khả năng sinh sản
Có một mối tương quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản của nam giới và mức độ kẽm trong cơ thể. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho khả năng sinh sản của nam giới và đóng vai trò quyết định chất lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh với trứng của tinh trùng.
Kẽm là khoáng chất không thể thiếu để duy trì lớp niêm mạc của cơ quan sinh sản và hoạt động như một chất cân bằng hormone. Nghiên cứu cho thấy kẽm có rất nhiều tiềm năng trong việc ngăn ngừa và điều trị vô sinh nam.
Zinc Bisglycinate có tác dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương
Khi xuất hiện vết thương hoặc tổn thương, cơ thể sẽ sản xuất tiểu cầu. Đây là những tế bào máu không màu tạo thành cục máu đông để ngăn chảy máu vết thương. Các bằng chứng khoa học cho thấy kẽm giúp tăng cường hoạt động của các tiểu cầu này.
Hơn nữa, kẽm có tác dụng không thể thiếu đối với sức khỏe làn da, nên việc bổ sung kẽm có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Lợi ích của Zinc Bisglycinate đối với sức khỏe hệ thống miễn dịch
Các đặc tính chống viêm của kẽm có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Kẽm đóng vai trò tối quan trọng để cơ thể phát triển tế bào lympho T (tế bào bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch).
Nồng độ kẽm trong máu thấp có liên quan đến việc khó sản xuất các tế bào bạch cầu tăng cường miễn dịch. Những người có lượng kẽm thấp dễ mắc viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác hơn người bình thường.
Do đặc tính tăng cường miễn dịch, kẽm thường được tìm thấy trong dược phẩm trị cảm lạnh và viêm họng. Nhiều viên ngậm không kê đơn có chứa kẽm gluconate hoặc kẽm glycine.
Zinc Bisglycinate hỗ trợ hệ tiêu hóa
Kẽm cũng có thể có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó góp phần tạo nên một thành ruột vững chắc và quá nhiều hoặc quá ít kẽm có thể góp phần làm cho hàng rào của ruột bị phá vỡ. Cơ thể không duy trì được mức kẽm phù hợp cũng có thể dẫn đến sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm viêm và tiêu chảy.
Zinc Bisglycinate hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
Bằng chứng mới đã kết luận rằng kẽm cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Vì thế, đảm bảo cơ thể có đủ kẽm có thể làm tăng chất lượng và số lượng giấc ngủ của bạn. Mức kẽm thấp có thể dẫn đến chứng mất ngủ, và việc bổ sung kẽm thường được khuyến khích như một phương pháp điều trị chứng mất ngủ.
Zinc Bisglycinate và sức khỏe làn da
Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa và được cơ thể sử dụng để bảo vệ da khỏi các gốc tự do như tia UV. Khoáng chất này cũng có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá và các dấu hiệu lão hóa sớm, chẳng hạn như các đường và đốm.
Kẽm có khả năng chống viêm vì nó giúp giảm sản xuất dầu thừa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng bằng cách đảm bảo bạn có đủ lượng kẽm, bạn có thể giúp chống lại mụn trứng cá.
Zinc Bisglycinate hỗ trợ tăng trưởng ở trẻ sơ sinh
Kẽm cần thiết cho sự phát triển và trao đổi chất của tế bào. Thiếu hụt kẽm có thể hạn chế sự phát triển của trẻ nhỏ và khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Mức độ kẽm và tốc độ tăng trưởng ở trẻ em có mối tương quan chặt chẽ.
LIỀU LƯỢNG BỔ SUNG ZINC BISGLYCINATE HỢP LÝ
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về uống kẽm khi nào, hay kẽm nên uống lúc nào, thì chúng ta cần biết kẽm zinc uống bao nhiêu là đủ. Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng như sau:
• Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
• Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
• Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
• Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
• Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
• Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
• Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày
Uống kẽm đúng cách là bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn cung cấp kẽm khác nhau. Vì thế bạn cần lưu ý uống kẽm khi nào chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Chú ý xem chế độ ăn uống hàng ngày đã cung cấp bao nhiêu kẽm cho cơ thể và lượng bạn cần uống thêm là bao nhiêu.
Bạn có thể tham khảo một số nguồn kẽm phổ biến như:
• Thực phẩm tự nhiên: Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất; tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.
• Viên kẽm, ống kẽm: thuốc kẽm và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat). Với bà mẹ mang thai, trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và dậy thì, người lớn ốm bệnh lâu ngày, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, vận động viên thì thực phẩm không đủ cung cấp lượng kẽm đầy đủ, bổ sung từ viên kẽm là cần thiết.
• Các nguồn khác: Kẽm cũng có mặt trong loại sản phẩm có tên là vi lượng đồng căn hay một vài thuốc kẽm xịt mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng dài ngày có thể gây mất khứu giác.
Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể bị thiếu hụt kẽm
Bạn nên cân nhắc uống kẽm khi nào cơ thể có một số triệu chứng sau:
• Hay mệt mỏi, thiếu tỉnh táo: Kẽm tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thiếu hụt kẽm là một trong các nguyên nhân làm giảm số lượng các chất dẫn truyền thần kinh làm cho cơ thể kém nhạy bén, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung trong học tập…
• Chán ăn trong thời gian dài: Các enzym có trong nước bọt có chứa kẽm và nó cũng góp phần điều hòa hương vị tạo, giúp hệ thống cảm giác cảm nhận mùi vị tạo cảm giác ăn ngon. Vì thế, bạn nên uống kẽm khi nào gặp tình trạng chán ăn trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của cơ thể.
• Hay ốm vặt: Tác dụng của kẽm đối với cơ thể rất quan trọng. Kẽm là yếu tố quan trọng nhất đối với hệ thống miễn dịch, cần thiết cho sự hình thành của các kháng thể, tế bào bạch cầu, tuyến giáp và các hormon. Thiếu kẽm làm cho hệ miễn dịch suy yếu và làm chậm quá trình lành vết thương sau tổn thương, dễ mắc tiêu chảy, tăng khả năng nhiễm trùng…
• Rụng tóc, móng giòn dễ gãy: Kẽm có vai trò trong hình thành cấu trúc và bảo đảm chức năng của màng tế bào. Nó tham gia hình thành các mô liên kết trong tóc, móng, răng, da và xương. Khi thiếu kẽm, các liên kết protein bị gãy đứt dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc kém bóng mượt và xuất hiện những đốm trắng trên móng tay hay còn gọi là vạch Beau.
• Răng bị xỉn, loét miệng: Kẽm là yếu tố vi lượng có trong enzym của tuyến nước bọt, ngoài ra nó còn có trong mảng bám và men răng. Thiếu kẽm gây ra sự thiếu thẩm mỹ khi răng không sáng bóng và dễ mẻ. Nó còn tác động gây ra tình trạng loét miệng và viêm nướu chân răng.
• Xương yếu: Kẽm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Khi thiếu hụt kẽm dẫn tới việc hấp thu canxi của cơ thể cũng giảm xuống. Về lâu dài thiếu kẽm sẽ làm cho xương khớp trở nên yếu, giòn.
• Tổn thương mắt và các vấn đề trên da: Kẽm tham gia hoạt động của các tuyến mồ hôi, kích hoạt nội tiết tố tại chỗ, tạo ra một loại protein liên kết với vitamin A giúp kiểm soát tình trạng viêm và tái tạo mô. Kẽm cũng có vai trò quan trọng trong việc giải phóng vitamin A từ tế bào gan, cần thiết cho hoạt động của mắt và giúp mắt sáng khỏe.
Đối tượng nào nên bổ sung kẽm?
Thông thường, một chế độ ăn uống lành mạnh với đa dạng các loại thực phẩm giàu kẽm có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu kẽm cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể có nguy cơ bị thiếu kẽm hơn bình thường.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng thiếu hụt kẽm có thể kể đến như tuổi tác, các vấn đề về tiêu hóa gây cản trở khả năng hấp thụ kẽm (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc các rối loạn kém hấp thu,...), bệnh tiểu đường, bệnh gan và bệnh hồng cầu hình liềm,...
Ngoài ra, một số đối tượng nên cân nhắc uống kẽm bổ sung, cụ thể như:
• Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ nhỏ là đối tượng có nhu cầu kẽm cao. Giai đoạn này trẻ đang phát triển hoàn toàn các chức năng các cơ quan của cơ thể. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, kẽm được bổ sung qua sữa mẹ. Từ sau 6 tháng thì trẻ em được bổ sung thêm các thực phẩm khác như sữa bột, ngũ cốc để bổ sung kẽm đáp ứng với nhu cầu của trẻ nhỏ.
• Thanh thiếu niên: Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 tuổi là giai đoạn phát triển hoàn thiện cả về mặt sinh lý và tâm lý. Nhu cầu kẽm đối tượng này tương đối cao. Sau độ tuổi này thanh thiếu niên cũng cần phải bổ sung kẽm. Vì lúc này lượng kẽm trong tế bào và mô đã cạn kiệt do tham gia tích cực vào các quá trình sinh hóa trong giai đoạn này.
• Phụ nữ có thai và cho con bú: Nhu cầu bổ sung kẽm nói riêng và các dưỡng chất khác như: canxi, sắt… tăng cao đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Đặc biệt cao nhất trong thời kì cho con bú. Kẽm giúp sản sinh tế bào từ giai đoạn bào thai cho đến sự phát triển sau này của trẻ.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ tổng hợp của Gymstore về Zinc Bisglycinate, hay còn gọi phổ biến hơn với tên gọi Zinc Glycinate. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã trả lời được câu hỏi Zinc Glycinate là gì, hay phân biệt Zinc Bisglycinate và Zinc Glycinate, cũng như một số lợi ích và tác dụng của Zinc Glycinate với sức khỏe.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...