Melatonin - Lợi ích, liều lượng, lưu ý khi sử dụng | Gymstore

  • Cập nhật lần cuối: 15/10/2022

Để giải quyết vấn đề mất ngủ, melatonin là giải pháp phổ biến hiện nay. Vậy thực chất melatonin có tác dụng gì? Đó là thuốc bổ sung như thế nào? Sử dụng lâu ngày có nguy cơ tiềm ẩn gì cho sức khỏe hay không? Đối tượng nào có thể sử dụng melatonin? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về cách sử dụng melatonin đúng cách trong bài viết này nhé.

 

 

MELATONIN LÀ GÌ?

 

Melatonin là hormone tự tạo trong cơ thể có vai trò trong giấc ngủ. Việc sản xuất và giải phóng melatonin trong não được kết nối với thời gian của ngày. Tăng dần khi trời tối và giảm dần khi trời sáng. 

 

Việc sản xuất melatonin của cơ thể sẽ giảm dần theo tuổi tác. Nên để tăng cường melatonin, chúng ta thường sử dụng chúng dưới dạng thực phẩm bổ sung như viên uống hoặc viên nang. Hầu hết các chất bổ sung melatonin đều phải được trải qua quy trình sản xuất trong phòng thí nghiệm. 

 

Có hai loại melatonin được tạo ra là tự nhiên và tổng hợp. 

 

Melatonin tự nhiên được tạo ra từ tuyến tùng của động vật, tương tự như cách thức não bộ chúng ta tạo ra chúng. Biểu mẫu này thường có khả năng nhiễm virus nên không được khuyến khích dùng. 

 

Dạng tổng hợp của melatonin sẽ không có nguy cơ này.

 

Melatonin được bán không cần kế đơn ở các cửa hàng. Nó tương tự như các chất bổ sung khác. Tuy nhiên, để chắc chăn thì chúng ta nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 

 

MELATONIN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

 

Melatonin là một hoạt chất hóa học mà não bộ chúng ta có thể tạo ra vào ban đêm. Nó còn gọi theo cách khác là một hormone “giấc ngủ”. Vì nó như tín hiệu cho biết khi nào nên đi ngủ và thức dậy. Chính xác thì metalonin được ví là đồng hồ sinh học của cơ thể.

 

Do đó, nếu vào ban đêm cơ thể tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra melatonin. Điều này sẽ làm cơ thể bị rối loạn giấc ngủ.

 

Nghiên cứu đã được thực hiện về các chất bổ sung melatonin cho các rối loạn giấc ngủ. Chẳng hạn như trễ máy bay, các vấn đề về giấc ngủ ở những người làm ca đêm. 

 

Melatonin cũng được nghiên cứu về các triệu chứng sa sút trí tuệ. 

 

Melatonin là một phân tử chống oxy hóa mạnh, cũng có tác dụng hạ huyết áp, háp lipid trong máu. Điều này đã có kiểm nghiệm chứng minh. 

 

Melatonin đóng vai trò quan trong trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học của chúng ta. Nên thời điểm sử dụng thuốc rất quan trọng. Khi tiêu thụ dưới dạng chất bổ sung, nó đạt nồng độ tối đa trong máu sau 30 phút. Nhiều người thường uống melatonin vào buổi tối trước khi đi ngủ.  

 

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG MELATONIN

 

Có thể hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn 

 

Melatonin được xem là hormone giấc ngủ, một trong những phương pháp hỗ trợ giấc ngủ phổ biến nhất. Melatonin được sử dụng để điều trị các vấn đề về giấc ngủ ngắn hạn ở những người từ 55 tuổi trở lên. Đôi lúc cũng được kê đơn để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ em. 

 

Giảm Stress do các vấn đề liên quan đến trầm cảm 

 

Melatonin thấp sẽ dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Dễ dẫn đến các biểu hiện của bệnh trầm cảm. Do đó, bổ sung melatonin không chỉ cải thiện chất lượng và thời gian ngủ mà còn ảnh hưởng tích cực đến hành vi ban ngày. 

 

Hỗ trợ tăng Hormone tăng trương (HGH) 

 

Việc bổ sung melatonin có thể làm ảnh hưởng và tăng nồng độ HGH ở nam giới. Đây là một loại hormone tăng trưởng liên quan đến sự phát triển và tái sinh của tế bào. Có thể hỗ trợ gia tăng về mặt sức mạnh và khối lượng cơ bắp.

 

Thúc đẩy sức khỏe của mắt 

 

Melatonin chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Tăng cường sức khỏe thị giác. Có tác dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. 

 

Giảm triệu chứng trào ngược dạ dày 

 

Melatonin được chứng minh có thể ngăn chặn sự tiết acid dạ dày. Chúng làm giảm việc sản xuất các oxit nitric thực quản dưới. Ngăn sự xâm nhập của các acid vào dạ dày. Giảm các biểu hiện ở nóng và điều trị GERD.

 

MỨC ĐỘ SẢN SINH MELATONIN BỊ GIÁN ĐOẠN NHƯ THẾ NÀO? 

 

Melatonin như công bố là hormone được não bộ sản xuất, gọi là tuyến tùng. Tốc độ sản sinh melatonin sẽ bị suy giảm theo tuổi tác. Tình trạng lõa hóa khiến cơ thể sẽ giảm tiết melatonin. Lý giải cho việc vì sao người già thường dễ mất ngủ hơn, khó ngủ hoặc thức dậy rất sớm. 

 

Hiện nay, tình trạng suy giảm melatonin cũng gặp ở người trẻ, và con số ngày càng gia tăng. Nguyên do là thói quen sử dụng nhiều thiết bị điện tử có ánh sáng xanh vào ban đêm. Điều này sẽ dẫn đến ức chế việc sản xuất melatonin. 

 

Một vài nguyên do khác khiến melatonin bị gián đoạn là do thay đổi giấc ngủ, múi giờ, tăng ca đêm,...

 

MELATONIN LIỆU CÓ GIÚP ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

 

Melatonin theo nghiên cứu không có độ an toàn và hiệu quả cao trong việc hỗ trợ chứng mất ngủ ở nhiều người. 

 

Nghiên cứu chỉ ra melatonin có thể làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ của chúng ta. Nhưng ảnh hưởng của nó đến chất lượng giấc ngủ và tổng thời gian ngủ không rõ ràng. Melatonin có thể có hữu ích hơn cho người lớn tuổi khi hàm lượng malatonin xuống thấp.

 

Tác dụng của Melatonin đối với người làm việc theo ca, không cố định giờ giấc

 

Việc thay đổi ca làm, tăng ca vào ban đêm, điều khó khăn nhất chính là giấc ngủ của bạn. Nhiều người sẽ không thể tự chủ được giấc ngủ và dễ cảm thấy cơn buồn ngủ kéo đến. 

 

Sử dụng melatonin có thể cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ của chúng ta. Nhưng không hoàn toàn giúp ích được cho vấn đề của người có giờ giấc làm việc không cố định. 

 

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và kết quả cho ra không quá lạc quan. Do đó, các chuyên gia tin rằng sử dụng melatonin để khống chế giấc ngủ vào ban đêm khi làm việc là khó khăn. 

 

LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG MELATONIN

 

Dùng Melatonin khi nào và dùng bao nhiêu? 

 

Melatonin chủ yếu được kê đơn cho người lớn từ 55 tuổi trở lên để giúp điều trị các vấn đề về giấc ngủ ngắn hạn. Người lớn dưới 55 tuổi và trẻ em đôi khi cũng có thể sử dụng thuốc này nếu được đề nghị từ bác sĩ. 

 

Nếu bạn muốn sử dụng melatonin có thể bắt đầu bằng thuốc bổ sung liều thấp hơn. Mức 0.5mg hoặc 1mg trước 30 phút đi ngủ. Nếu điều đó không giúp rút ngắn thời gian vào giấc ngủ có thể tăng liều từ 3-5mg. 

 

Cách tính hàm lượng Melatonin phù hợp với bạn

 

Khi nào cân nhắc dùng Melatonin

 

Chúng ta sẽ bổ sung melatonin khi bị mất ngủ, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém. 

 

Hoặc rơi vào giai đoạn thay đổi thời gian ngủ do công việc hay sự tác động nào khác khiến bản thân không thể đi vào giấc ngủ. 

 

Có thể dụng melatonin khi bị lệch múi giờ. Dùng để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của bản thân. 

 

Hoặc melatonin còn được chỉ định cho một số trường hợp như bệnh Alzheimer, ung thư, huyết áp cao,...

 

Khi nào tăng liều dùng Melatonin 

 

Liều tiêu chuẩn cho người lớn là 3mg/ngày. Có thể tăng liều 6mg nếu liều tiêu chuẩn không đạt đáp ứng mong muốn. Hoặc để điều trị các chứng mất ngủ nguyên phát ngắn hạn ở bệnh nhân 55 tuổi trở lên thì liều khuyến cáo là 2mg và liên tục trong 13 tuần. 

 

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-18 tuổi mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thì liều khuyến cáo là 2mg. Liều tăng lên là 5mg, và tối đa sử dụng là 10mg. 

 

Khi nào giảm liều Melatonin

 

Khi cơ thể có những biểu hiện kháng thuốc, mệt mỏi, đau đầu thì nên giảm liều sử dụng melatonin. Hoặc nghiêm trọng hơn nên ngưng dùng thuốc và cần sự tư vấn từ bác sĩ. 

 

LIỀU LƯỢNG AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MELATONIN TỪNG ĐỐI TƯỢNG

 

Dùng melatonin đúng cách:

 

Đối với người lớn

 

Với người lớn liều dùng trung bình mỗi ngày trước khi ngủ là 0.5mg đến 5 mg.

 

Dùng hỗ trợ cho bệnh nhân cao huyết áp là 2.5mg mỗi ngày và tối đa 4 tuần.

 

Đối với chứng mất ngủ của người lớn 

 

Đối với chứng mất ngủ ngắn hạn của người lớn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc viên giải phóng chậm 2mg. Những chất này giải phóng melatonin dần dần vào cơ thể trong đêm. 

 

Điều quan trong chính là làm theo hướng dẫn chi tiết. Có thể được yêu cầu chỉ dùng melatonin 2 hoặc 3 lần một tuần. Không nhất thiết phải sử dụng mỗi đêm. 

 

Và chúng ta sẽ dùng melatonin trong vài tuần để giải quyết các vấn đề giấc ngủ ngắn hạn. Tối đa sẽ là 13 tuần. Uống thuốc trước 1 - 2 giờ đi ngủ. 

 

Đối với trẻ em 

 

Đối với trẻ em gặp các vấn đề rối loạn giấc ngủ sẽ dùng từ 0.5 đến 4mg mỗi ngày. 

 

Đối với chứng rối loạn giấc ngủ trì hoãn thì liều lượng từ 1-6mg và tối đa trong 1 tháng. 

 

Đối với chứng mất ngủ của trẻ em 

 

Trẻ em gặp chứng mất ngủ nguyên phát sẽ dùng 0.05 - 0.15 mg/kg trọng lượng cơ thể. Dùng trong 4 tuần điều trị. 

 

Chứng mất ngủ thứ phát sẽ dùng 6-9mg melatonin trong 4 tuần. 

 

TÁC DỤNG PHỤ CỦA MELATONIN NẾU LẠM DỤNG QUÁ NHIỀU

 

Melatonin tác dụng phục là gì? Khi dùng quá liều sẽ có các biểu hiện buồn ngủ, nhức đầu và buồn nôn. Những triệu chứng phổ biến của quá liều melatonin qua đường uống. 

 

Khi liều melatonin cực cao trong khoảng 3000 -6600 mg trong vài tuần sẽ gặp các cơ bốc hỏa, đau quặn bụng, tiêu chảy, nhức đầu và u xơ thần kinh tọa. 

 

Các biểu hiện nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng quá liều melatonin:

 

• Cảm giác bồn chồn, thấp thỏm dẫn đến trầm cảm

• Mắt mờ hoặc mắt chảy nước nhiều

• Cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi

• Chóng mặt

• Tiểu ra máu

 

Tương tác với thuốc cần lưu ý:

 

• Dùng melatonin với thuốc chống đông máu có thể tăng nguy cơ chảy máu.

• Melatonin ức chế thuốc chống co giật ở trẻ em.

• Có thể làm trầm trọng thêm huyết áp ở những người đang sử dụng thuốc huyết áp.

• Melatonin có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. 

• Gia tăng an thần neues sử dụng với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương hoặc thuốc tránh thai.

• Can thiệp nhiều vào chức năng miễn dịch của thuốc ức chế miễn dịch.

 

MELATONIN CÓ AN TOÀN CHO TRẺ EM KHÔNG?

 

Các chất bổ sung malatonin theo đánh giá nghiên cứu đa phần đều có độ an toàn nhất định cho trẻ em trong thời gian ngắn. 

 

Chúng ta có ít thông tin để chứng minh về sử ảnh hưởng lâu dài khi cho trẻ em dùng melatonin. Do melatonin cơ bản là một hormone từ não bộ sản sinh nên việc bổ sung chúng có thể liên quan đế sự phát triển hormone ở trẻ. 

 

Dù không có quá nhiều minh chứng cho tác dụng tiêu cực ở trẻ. Nhưng hãy để con bạn sử dụng dưới sự theo dõi và kê đơn của bác sĩ. 

 

Kết luận:

 

Có thể thấy đối với melatonin còn chưa có nhiều nghiên cứu chứng mình về tác dụng cũng như tác hại khi sử dụng thời gian kéo dài. Nhiều loại bệnh như suy thận, suy gan cũng chưa được kiểm chứng khi sử dụng melatonin. Do đó, để an toàn sức khỏe nên dùng dưới hình thức kê toa và theo dõi của bác sĩ. 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x