THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Threonine là gì? Lợi ích, tác dụng phụ và cách bổ sung hiệu quả

  • Cập nhật lần cuối: 07/08/2023

Threonine là một trong 9 axit amin thiết yếu và cũng là axit amin thiết yếu cuối cùng được tìm thấy trong cơ thể. Threonine mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tăng sinh collagen, giảm lo âu, căng thẳng,…

 

Vậy Threonine là gì? Threonine có những lợi ích và tác dụng phụ nào? Làm sao để bổ sung Threonine hiệu quả. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về axit amin này.

 

threonine-la-gi-1

 

THREONINE LÀ GÌ?

 

Threonine là một trong 20 axit amin tham gia vào quá trình tổng hợp protein của cơ thể. Nó là axit amin thiết yếu cuối cùng được tìm thấy bởi William Cumming Rose vào năm 1935. Gọi là axit amin thiết yếu bởi Threonine không được cơ thể tự sản xuất, mà cần bổ sung thông qua việc ăn uống hàng ngày.

 

Công thức hóa học của Threonine là C4H9NO3. Threonine là tiền thân của Serine và Glycine - 2 axit amin cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, elastin và mô cơ. Threonine hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể như hệ miễn dịch, thần kinh trung ương, gan, tim mạch và xương khớp.

 

TOP 7 LỢI ÍCH NỔI BẬT CỦA THREONINE

 

threonine-co-tac-dung-gi

 

Threonine giúp cải thiện hệ tiêu hóa

 

Threonine giúp bảo vệ hệ tiêu hóa bằng cách tạo ra một lớp gel nhầy bao phủ niêm mạc ruột, hạn chế ảnh hưởng của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, đồng thời hỗ trợ quá trình đào thải các chất cặn bã xuống hậu môn và thải ra khỏi cơ thể.

 

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Bioscience, một lượng lớn axit amin Threonine nạp từ thực phẩm bên ngoài được cơ thể sử dụng để tổng hợp protein ở niêm mạc ruột. Do đó, ăn những thực phẩm giàu Threonine sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

 

Threonine giúp tăng sức đề kháng

 

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh góp phần rất lớn để tạo nên hệ miễn dịch vững vàng. Threonine tốt cho hệ tiêu hóa, do đó nó cũng giúp tăng cường sức đề kháng.

 

Ở một khía cạnh khác, các nhà nghiên cứu cho rằng Threonine hoạt động như một công tắc bật/tắt giúp kích hoạt các thụ thể kháng nguyên và cytokine – thứ hình thành nên hệ thống miễn dịch.

 

Bên cạnh đó, Threonine và các axit amin thiết yếu khác được tuyến ức sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra tế bào T hoặc lympho T – một dạng bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

 

Threonine giúp cải thiện các cơn co cứng cơ

 

Là tiền thân của Glycine, Threonine có thể gia tăng nồng độ axit amin này trong hệ thần kinh trung ương. Glycine thường được sử dụng để điều trị chứng co cứng cơ, do đó các nghiên cứu cho rằng việc bổ sung Threonine sẽ mang lại lợi ích cho những bệnh nhân bị xơ cứng tơ một bên, hoặc những người gặp vấn đề về cử động xương khớp.

 

Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Úc năm 2017, người ta phát hiện ra rằng Threonine mang lại hiệu quả tốt hơn giả dược trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh co cứng cột sống.

 

Threonine hỗ trợ sức khỏe cơ bắp, xương khớp và da

 

Threonine tham gia hình thành nên collagen và elastin, 2 loại protein có tính đàn hồi được tìm thấy chủ yếu trong các mô liên kết. Bạn có biết collagen là protein có số lượng dồi dào nhất trong cơ thể, là một trong những thành phần chính để cấu tạo nên cơ bắp, xương, da, gân, mạch máu và hệ tiêu hóa.

 

Việc bổ sung Threonine giúp tăng sinh collagen và elastin, do đó nó nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, cơ bắp và làn da của bạn như:

 

 • Bảo vệ sụn khớp, ức chế sự phân hủy xương khớp, giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp, viêm đau xương khớp, loãng xương,….

 

 • Hỗ trợ phát triển cơ bắp: khoảng 10% mô cơ được cấu tạo từ collagen. Ngoài ra, Threonine còn tham gia sản xuất creatine - một chất có khả năng thúc đẩy sức mạnh và pump cơ rất hiệu quả.

 

 • Giảm tốc độ lão hóa, giúp da dẻ mịn màng, trẻ trung hơn.

 

Threonine giúp vết thương mau lành hơn

 

Khi gặp các chấn thương ngoài da như xây xước, bỏng,… các mô liên kết trên da sẽ bị phá hủy. Việc bổ sung collagen sẽ thúc đẩy tái tạo các mô liên kết mới, thay thế cho mô liên kết đã bị tổn thương. Như đã nói ở trên, Threonine tham gia vào quá trình sản xuất collagen, do đó nó sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

 

Một số nghiên cứu cho thấy sau khi bị bỏng hoặc chấn thương, hàm lượng Threonine đo được trong nước tiểu của người bệnh đã tăng lên. Điều này cho thấy Threonine đã được chuyển hóa trong cơ thể.

 

Threonine giúp tăng cường chức năng gan

 

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng Threonine có thể kết hợp với axit aspartic và methionine để kích thích hoạt động lipotropic. Hoạt động này giúp phân hủy chất béo trong quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa chất béo tích tụ trong gan, từ đó giúp tăng cường chức năng gan. Thiếu Threonine sẽ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, thậm chí là suy gan.

 

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Physiology cho biết, chế độ ăn thiếu hụt Threonine làm tăng khả năng tách rời của các ty thể trong gan, khiến gan dễ bị tích mỡ hơn.

 

Threonine giúp giảm lo âu, căng thẳng

 

Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi nồng độ axit amin trong huyết thanh, bao gồm serine, glycine, aspartate có liên quan đến căn bệnh trầm cảm, đồng thời dự đoán được phản ứng của người bệnh khi sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm.

 

Là tiền chất của glycine, việc bổ sung Threonine sẽ giúp làm dịu tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện giấc ngủ, tăng trí nhớ, khả năng phản ứng của não bộ.

 

DẤU HIỆU THIẾU HỤT THREONINE

 

Sự thiếu hụt Threonine rất ít khi xảy ra bởi bạn có thể dễ dàng nhận đủ lượng Threonine thông qua các thực phẩm thông thường.

 

Tuy nhiên, những người có chế độ ăn uống nghèo nàn (đặc biệt là thiếu protein), người ăn chay, ăn kiêng trong thời gian dài có thể không nhận đủ lượng Threonine mà cơ thể cần. Những người mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa axit amin cũng dễ bị thiếu hụt chất này.

 

Thiếu hụt Threonine có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:

 

 • Rối loạn tiêu hóa

 • Suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng

 • Dễ cáu kỉnh, tức giận, tâm trạng thất thường

 • Tăng mỡ gan

 

LIỀU DÙNG HỢP LÝ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THREONINE

 

Thông thường, với một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, bạn sẽ nhận được khoảng 0.5 – 1g Threonine/ngày. Threonine cũng được sản xuất dưới dạng chất bổ sung. Các nghiên cứu cho thấy Threonine an toàn cho sức khỏe với liều lượng tối đa là 4g/ngày, liên tục trong 12 tháng.

 

Khi được sử dụng với liều lượng thích hợp, Threonine không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu vượt quá liều lượng khỏi ngưỡng an toàn, bạn có thể gặp những tác dụng phụ sau:

 

 • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn

 • Đau đầu, choáng váng

 • Phát ban trên da

 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bạn không nên bổ sung riêng lẻ Threonine mà nên kết hợp với các axit amin thiết yếu khác để nhận được nhiều lợi ích hơn. Ngoài ra, việc bổ sung duy nhất một loại axit amin có thể dẫn đến sự cân bằng nitơ âm tính, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và khiến thận phải làm việc nhiều hơn.

 

Ai không nên bổ sung Threonine?

 

 • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Chưa có đủ bằng chứng cho thấy bổ sung Threonine là an toàn cho đối tượng này.

 

 • Người bị xơ cứng teo cơ một bên (ALS): Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ALS đã bị suy giảm chức năng phổi đáng kể sau 6 tháng bổ sung Threonine với liều lượng 4g/ngày.

 

NGUỒN BỔ SUNG THREONINE TỰ NHIÊN

 

threonine-co-trong-thuc-pham-nao

 

Threonine là một axit amin - nguyên liệu cấu tạo nên protein. Do đó bạn có thể dễ dàng bổ sung Threonine bằng cách ăn những thực phẩm giàu protein. Ví dụ như:

 

(lượng Threonine tính trên 100g thực phẩm)

 

 • Thịt bò nạc: 1595mg

 • Ức gà: 1438mg

 • Thịt thăn heo: 1363mg

 • Cá hồi: 1311mg

 • Cá ngừ đóng hộp: 1079mg

 • Cá mòi đóng hộp: 1069mg

 • Trứng gà luộc: 604mg

 • Yến mạch: 575mg

 • Sữa tách béo: 144mg

 

Với những người ăn chay, bạn có thể tìm thấy Threonine từ những thực phẩm sau:

 

(lượng Threonine tính trên 100g các loại đậu)

 

 • Đậu hũ cứng: 785mg

 • Đậu thận: 319mg

 • Đậu đen: 373mg

 • Đậu lăng: 323mg

 • Đậu hải quân (đậu trắng): 289mg

 • Đậu hũ mềm: 268mg

 • Đậu Hà Lan: 203mg

 

(lượng Threonine tính trên 28g các loại hạt)

 

 • Hạt bí: 283mg

 • Hạt hướng dương: 260mg

 • Lạc: 230mg

 • Hạt chia: 201mg

 • Hạt điều: 195mg

 • Hạnh nhân: 171mg

 • Hạt óc chó: 169mg

 

THỰC PHẨM BỔ SUNG CHỨA NHIỀU NGUỒN THREONINE 

 

Ngoài những thực phẩm giàu Threonine mà bạn có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến thức ăn hàng ngày thì còn có một số loại thực phẩm bổ sung cũng có thể dễ dàng cung cấp cho bạn một hàm lượng Threonine vô cùng cao, có thể kể đến như: Whey Protein, Vegan Protein và EAA. 

 

 • Đối với Whey Protein lấy ví dụ trong sản phẩm PVL Iso Gold: Trong mỗi Serving 32g bột của PVL Iso Gold cung cấp 1.7g Threonine. Tìm hiểu thêm về: Whey Protein

 

 

 • Đối với Vegan Protein ( Đạm thực vật ) lấy ví dụ trong sản phẩm Orgain Organic Protein. Trong mỗi Serving 46g bột của Organic Protein cung cấp 759mg Threonine. Tìm hiểu thêm về Vegan Protein

 

 

 • Đối với EAA ( Axit Amin thiết yếu) lấy ví dụ trong sản phẩm PVL EAA. Trong 12.3g bột của PVL EAA cung cấp 1070mg Threonine. Tìm hiểu thêm về EAA

 

 

EAA sẽ trực tiếp cung cấp Threonine cho bạn nên tốc độ hấp thu là cực nhanh, không cần trải qua quá trình phân tách protein kéo dài hàng giờ liền. Hàm lượng Threonine trong các chất bổ sung thường dao động từ 500 - 1000mg/lần dùng.

 

Bên cạnh Threonine, EAA còn cung cấp cho bạn 8 axit amin thiết yếu khác, là chất bổ sung rất được ưa chuộng bởi những người có nhu cầu cao về protein như vận động viên, người tập gym, hoặc những người ăn chay, ăn kiêng.

 

KẾT LUẬN:

 

Threonine là axit amin tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Hầu hết chúng ta có thể nạp đủ lượng Threonine thông qua chế độ ăn có protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt,…). Đối với các chất bổ sung, Threonine thường được kết hợp với các axit amin thiết yếu khác để mang lại lợi ích cao nhất cho sức khỏe.

 

Hy vọng bài viết trên có ích với bạn!

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x