Keto Diet là một cách phổ biến cũng như hiệu quả để giảm cân và cải thiện sức khỏe của bạn. Khi thực hiện đúng, chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo này sẽ làm tăng nồng độ xeton trong máu.
Điều này cung cấp một nguồn nhiên liệu mới cho tế bào và mang lại rất nhiều các lợi ích sức khỏe độc đáo. Khi đó, cơ thể bạn trải qua nhiều quá trình thích ứng sinh học, bao gồm giảm mức insulin và tăng phân hủy chất béo. Khi điều này xảy ra, gan của bạn bắt đầu sản xuất số lượng xeton cao để cung cấp năng lượng cho não của bạn. Đây được gọi là trạng thái Ketosis.
Tuy nhiên, thường rất khó để biết liệu bạn có đang trong tình trạng ketosis hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 10 dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của nhiễm ceton, bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
Hôi Miệng
Mọi người thường cho biết hơi thở họ có mùi khi đạt đến tình trạng ketosis hoàn toàn. Đây thực sự là một tác dụng phụ phổ biến. Nhiều người theo chế độ ăn ketogenic và các chế độ ăn tương tự, chẳng hạn như chế độ ăn Atkins, nói rằng hơi thở của họ có mùi trái cây.
Điều này là do nồng độ xeton tăng cao. Thủ phạm cụ thể là axeton, một loại xeton thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và hơi thở. Mặc dù hơi thở này có thể gây tác dụng không tốt cho cuộc sống xã hội của bạn, nhưng nó có thể là một dấu hiệu tích cực về mặt chế độ ăn uống.
Để giải quyết vấn đề này, Nhiều người ăn kiêng ketogenic đánh răng nhiều lần mỗi ngày hoặc sử dụng kẹo cao su không đường. Nếu bạn đang sử dụng kẹo cao su hoặc các chất thay thế khác như đồ uống không đường, hãy kiểm tra nhãn để biết hàm lượng carbs trong sản phẩm. Những chất này có thể làm tăng lượng đường trong máu và giảm mức xeton.
Giảm Cân
Chế độ Keto, cùng với chế độ ăn ít carb bình thường, có hiệu quả cao trong việc giảm cân. Như hàng chục nghiên cứu về giảm cân đã chỉ ra, bạn có thể sẽ giảm cân cả ngắn hạn và dài hạn khi chuyển sang chế độ ăn ketogenic.
Giảm cân nhanh có thể xảy ra trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên trái với niềm tin của đa số rằng đây là cách giảm béo hiệu quả, chủ yếu là carbs dự trữ và nước đã được sử dụng hết. Sau khi giảm nhanh trọng lượng nước ban đầu, bạn nên tiếp tục giảm mỡ cơ thể với điều kiện là bạn tuân thủ chế độ ăn kiêng và duy trì tình trạng thâm hụt calo.
Tăng Xeton Trong Máu
Một trong những điểm nổi bật của chế độ ketogenic là giảm lượng đường trong máu và tăng xeton. Khi bạn tiến xa hơn trong chế độ ăn ketogenic, bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo và xeton là nguồn nhiên liệu chính.
Phương pháp đo nhiễm ceton chính xác và đáng tin cậy nhất là đo nồng độ xeton trong máu bằng máy đo chuyên dụng. Nó đo nồng độ xeton của bạn bằng cách tính toán lượng beta-hydroxybutyrate (BHB) trong máu - một trong những xeton chính.
Theo một số chuyên gia về chế độ ăn ketogenic, trạng thái ketosis xảy ra khi nồng độ xeton trong máu dao động từ 0,5–3,0 mmol / L.
Tăng Xeton Trong Hơi Thở Hoặc Nước Tiểu
Một cách khác để đo nồng độ xeton trong máu là dùng máy phân tích hơi thở. Nó theo dõi axeton, một trong ba xeton chính có trong máu trong quá trình nhiễm xeton.
Đồng thời cho bạn biết về mức độ xeton của cơ thể vì nhiều axeton hơn sẽ rời khỏi cơ thể khi bạn đang trong tình trạng ketosis. Việc sử dụng máy phân tích hơi thở axeton đã được chứng minh là khá chính xác, mặc dù kém chính xác hơn so với phương pháp theo dõi máu.
Một kỹ thuật khác là đo sự hiện diện của xeton trong nước tiểu của bạn hàng ngày bằng các dải chỉ thị đặc biệt. Chúng cũng đo lường sự bài tiết xeton qua nước tiểu và có thể là một phương pháp nhanh chóng và tiết kiệm hơn để đánh giá mức độ xeton của bạn mỗi ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không hoàn toàn chính xác.
Giảm Cảm Giác Đói
Nhiều người cho biết đã giảm cảm giác đói khi theo chế độ ăn ketogenic. Nguyên nhân cho biểu hiện này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc giảm cảm giác đói này có thể là do lượng protein và rau quả tăng lên, cùng với sự thay đổi hormone gây đói của cơ thể. Bản thân xeton cũng có thể ảnh hưởng đến não của bạn để giảm sự thèm ăn.
Tăng Năng Lượng Và Sự Tập Trung
Mọi người thường báo cáo về tình trạng sương mù não, mệt mỏi và cảm thấy buồn nôn khi lần đầu tiên bắt đầu chế độ ăn kiêng rất ít carb. Đây được gọi là “bệnh cúm low carb” hoặc “ bệnh cúm keto”. Tuy nhiên, những người ăn kiêng ketogenic lâu dài thường cho biết sự tập trung và năng lượng của họ tăng lên đáng kể.
Khi bạn bắt đầu chế độ ăn kiêng low-carb, cơ thể bạn phải thích ứng với việc đốt cháy nhiều chất béo hơn để lấy nhiên liệu thay vì carbs. Khi bạn rơi vào trạng thái ketosis, một phần lớn bộ não bắt đầu đốt cháy xeton thay vì glucose. Có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để chức năng này bắt đầu hoạt động bình thường.
Xeton là một nguồn nhiên liệu cực kỳ mạnh mẽ cho não. Chúng thậm chí đã được thử nghiệm trong môi trường y tế để điều trị các bệnh về não và các tình trạng như chấn động và mất trí nhớ.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những người ăn kiêng ketogenic lâu dài thường báo cáo sự minh mẫn và cải thiện chức năng não. Loại bỏ carbs cũng có thể giúp kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Điều này có thể làm tăng sự tập trung hơn và cải thiện chức năng của não.
Mệt Mỏi Ngắn Hạn
Việc chuyển sang chế độ ăn ketogenic ban đầu có thể là một trong những vấn đề lớn nhất đối với những người mới ăn kiêng. Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm suy nhược và mệt mỏi.
Điều này thường khiến mọi người bỏ chế độ ăn kiêng trước khi họ chuyển sang trạng thái ketosis hoàn toàn và gặt hái nhiều lợi ích lâu dài. Những tác dụng phụ này hoàn toàn tự nhiên. Sau vài thập kỷ chạy trên hệ thống nhiên liệu nặng carb, cơ thể bạn buộc phải thích nghi với một hệ thống khác gần như không có carb.
Việc chuyển đổi này không diễn ra trong một sớm một chiều. Thường mất 7–30 ngày trước khi bạn ở trạng thái ketosis hoàn toàn.
Để giảm mệt mỏi trong quá trình chuyển đổi này, bạn có thể muốn bổ sung chất điện giải. Các chất điện giải thường bị mất do lượng nước trong cơ thể giảm nhanh và loại bỏ thực phẩm chế biến có thể chứa thêm muối. Khi bổ sung các chất này, hãy cố gắng tiêu thụ 1.000 mg kali và 300 mg magiê mỗi ngày.
Giảm Hiệu Suất Trong Ngắn Hạn
Như đã đề cập ở trên, giai đoạn đầu của quá trình keto, cơ thể thường rất mệt mỏi. Điều đó sẽ kéo theo một số biểu hiện kém tích cực như hiệu suất công việc thấp, lười vận động. Nguyên nhân chủ yếu là cơ thể thiếu hụt glycogen của cơ bắp – chất vốn được xem là cực kỳ quan trọng với những bài thể dục cường độ cao.
Tuy nhiên, khi bước qua giai đoạn này, hiệu suất công việc sẽ trở lại bình thường, thậm chí tốt hơn giai đoạn trước keto. Một ví dụ điển hình cho nhận định trên là một vận động viên ăn keto đốt cháy chất béo trong quá trình tập luyện nhiều hơn so với vận động viên không áp dụng chế độ ăn kiêng này.
Vấn Đề Tiêu Hóa
Mới bắt đầu chuyển sang chế độ keto, việc đầu tiên chúng ta nên làm là thiết lập một thực đơn ăn uống mới. Chúng ta cần thay những món ăn giàu carb thường ngày bằng những món ăn ít carb, giàu chất béo. Việc thay đổi đột ngột chế độ dinh dưỡng gây ra tác dụng phụ, đó là những vấn đề tiêu cực cho hệ tiêu hóa như: táo bón hay tiêu chảy.
Vì vậy, khi thực hiện chế độ keto hãy chọn ra 16 loại thực phẩm ít carb và chế biến chúng thành những món hấp dẫn góp phần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
Bên cạnh đó, hãy cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể để hạn chế tình trạng xấu về hệ tiêu hóa bằng cách ăn thật nhiều rau xanh. Việc kết hợp rau xanh và thức ăn ít carb sẽ cho bạn một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và một làn da mịn màng.
Xem thêm: 16 Thực Phẩm Nên Ăn Khi Keto
Mất Ngủ
Chất lượng giấc ngủ kém là một trong những triệu chứng đầu tiên người thực hiện keto gặp phải. Lượng carb thay đổi đột ngột là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Hãy làm quen dần với chế độ Keto, chỉ mất một vài tuần, giấc ngủ ngon, sâu giấc sẽ trở lại cùng với nhiều dấu hiệu tích cực.
KẾT LUẬN
Trên đây là những triệu chứng, dấu hiệu cho thấy bạn đang bước vào trạng thái Ketosis. Nếu gặp phải những dấu hiệu trên, đừng quá lo lắng bởi chúng chỉ là những phản ứng ngắn hạn. Vượt qua giai đoạn Ketosis, chúng ta sẽ duy trì được một vóc dáng cân đối và sức khỏe tuyệt vời.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...