THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Ăn cà chua nhiều có tốt không? Lý do nên ăn cà chua mỗi ngày

  • Cập nhật lần cuối: 03/03/2023

Cà chua đối với các nhà dinh dưỡng học được xem như một loại trái cây. Với các nhà thực vật học đó là một loại rau củ. Dù là ở phương diện nào thì cà chua cũng là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và mang giá trị sức khỏe cao. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cà chua sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không ngờ đến. Hãy cùng theo dõi để biết lợi ích sức khỏe cua cà chua và tác hại của nó nhé. 

 

 

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG CÀ CHUA

 

Trong 100g cà chua bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu, 1 quả cà chua nhỏ 100g chứa 18 calo. Cà chua cỡ vừa có khoảng 22 calo. Từ đây bạn có thể dễ dàng tính được 1 quả cà chua bao nhiêu calo. Thông qua số calo trong 1 quả cà chua có thể thấy loại quả này ít calo. Nên nó không ảnh hưởng xấu đến cân nặng của bạn. Trái lại, đây là nguyên liệu chủ yếu cho nhiều món salad ăn kiêng của nhiều người 

 

Ngoài hàm lượng calo ít, cà chua còn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. 

 

Các dinh dưỡng trong cà chua bao gồm:

 

  • Vitamin A

  • Vitamin B6

  • Vitamin B9

  • Vitamin C

  • Vitamin K

  • Mangan

  • Kali

  • Canxi

  • Đồng 

  • Sắt

  • Magie

  • Phốt oho

  • Kẽm

 

Các hợp chất carotenoid như lycopene, beta-carotene, hợp chất phenol và các axit béo lành mạnh như axit linolenic. Nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất có lợi trong cà chua có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe. 

 

ĂN CÀ CHUA CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE? 

 

Ăn cà chua giúp kiểm soát lượng đường trong máu

 

Các nghiên cứu đều cho răng với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp mức đường huyết thấp hơn. Những bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể cải thiện lượng đường trong máu, lipid và mức insulin. 

 

Cà chua được chứng minh có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa, chứng viêm, xơ vữa động mạch và tổn thương mô gây ra bênh tiểu đường. 

 

Cà chua bảo vệ sức khỏe tim mạch

 

Tác dụng của cà chua là làm giảm cholesterol xấu, chất béo trung tính trong cơ thể. Với hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và choline trong cà chua đều có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Sự gia tăng kali và giảm natri trong chế độ ăn là điều kiện lý tưởng cho người bệnh tim. 

 

Cà chua cũng giàu folate sẽ giúp cân bằng mức homocysteine. Đây là loại axit amin được phân hủy từ protein làm tăng nguy cơ đau tim hay đột quỵ. Nên kiểm soát tốt nồng độ homocysteine sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim. 

 

Tăng cường sức khỏe thị lực

 

Ăn cà chua có tác dụng gì cho mắt? Các nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ thực phẩm chứa lycopene có thể giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Ngăn ngừa khả năng tổn thương do ánh sáng, bị đục thủy tinh thể. 

 

Việc tiêu thụ cà chua có thể cung cấp lutein và zexanthin - những chất dinh dưỡng hỗ trợ thị lực cho mọi lứa tuổi. 

 

Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

 

Cà chua chứa nhiều nước và giàu chất xơ có thể có lợi cho chứng táo bón của nhiều người. Ăn cà chua có thể giúp tăng hydrat hóa, hỗ trợ nhu động ruột bình thường. Nó được xem như một loại thực phẩm giúp nhuận tràng. 

 

Có thể làm giảm nguy cơ ung thư

 

Cà chua hay một số sản phẩm từ cà chua chứa nhiều lycopene. Hàm lượng chất oxy hóa này sẽ giảm nyuy cơ phát triển của một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng, buồng trứng hay dạ dày. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên, hoạt động hiệu quả chống lại các gốc tự da. Ngăn chặn sự phá hủy tế bào khỏe mạnh, giảm chứng viêm. 

 

Cà chua bảo vệ hệ thống miễn dịch

 

Quả cà chua có tác dụng gì với hệ miễn dịch? Hệ miễn dịch khỏe mạnh có tầm quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nó sẽ bảo vệ trước sự tấn công của nhiều nguyên nhân gây bệnh khác. Vitamin C trong cà chua có thể làm tăng hệ miễn dịch. Giúp kiểm soát các hormone căng thẳng, cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và khỏe khoắn. 

 

Cà chua tốt cho sức khỏe xương

 

Ăn cà chua sống có khả năng cung cấp nhiều vitamin, rất tốt cho xương. Bao gồm vitamin K, canxi, lycopene có trong cà chua sẽ rất tốt cho việc sửa chữa xương. Và tăng cường, cải thiện mật độ xương. Bạn có thể bổ sung nước ép cà chua vào chế độ ăn uống để cung cấp hàm lượng đáng kể chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào. 

 

Tốt cho phụ nữ mang thai, phát triển của thai nhi

 

Cà chua giúp bổ sung folate cho phụ nữ mang thai để bảo vệ chống lại khuyết tật thần kinh ở trẻ. Các folate là chất quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu, liên quan mật thiết đến sức khỏe thần kinh. 

 

ĂN CÀ CHUA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO DA MẶT?

 

Cà chua chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và kích thích sản xuất collagen cho cơ thể. Collagen là thành phần quan trọng, tham gia cấu tạo mô, có lợi cho sức khỏe của da. 

 

Hoạt động chống oxy hóa của vitamin C có thể giúp giảm tốc độ lão hóa, giúp da trắng sáng tự nhiên. Làm mờ thâm và liền sẹo mụn. Ngăn chặn những tổn thương của tế bào da trước sự tấn công của các tia độc hại. 

 

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện sự kết hợp giữa cà chua và dầu oliu bảo vệ chống lại tổn thương của ánh nắng mặt trời. Kích thích quá trình sản xuất pro-collagen. Cải thiện cấu trúc của da, tăng độ mềm mịn và độ đàn hồi cho da. 

 

CÀ CHUA THƯỜNG VÀ CÀ CHUA BI CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

 

So với cà chua thường, ăn cà chua bi có tác dụng gì? Cà chua thường có kích thước to hơn cà chua bi. Cà chua càng đỏ thì hàm lượng lycepene càng cao. So về giá trị dinh dưỡng thì hàm lượng vitamin, khoáng chất trong cà chua thường sẽ cao hơn cà chua bi. Căn bản chúng ta đều có thể nhận được nhiều dưỡng chất từ hai loại cà chua này. 

 

Cà chua bi nhỏ hơn, giòn và có vị ngọt hơn nhiều so với cà chua thường. Nên thường được dùng để ăn sống, sử dụng trong các món salad trộn. 

 

Tùy vào mục đích sử dụng chúng ta sẽ lựa chọn loại cà chua nào. Nếu bạn cần một ly nước ép cà chua thì cà chua thường là sự lựa chọn. Còn nếu muốn ăn sống, trang trí món ăn thì cà chua bi sẽ là nguyên liệu tuyệt vời.

 

ĂN CÀ CHUA NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG?

 

Cà chua cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe chúng ta. Có thẻ làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Và cũng là nguyên liệu làm đẹp cho chị em. Nó được xem là dạng thực phẩm phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc cà chua vô hại cho sức khỏe của một số người. 

 

Việc ăn quá nhiều cà chua cũng có thể đem lại những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Từ vấn đề tiêu hóa đến thận và các chứng viêm, đau khớp. Một số tác dụng phụ khi ăn nhiều cà chua có thể xảy ra bao gồm:

 

Làm trào ngược axit dạ dày

 

Trong cà chua có lượng axit malic và axit citric cao, nên ăn nhiều cà chua có khả năng làm dạ dày của bạn dư thừa axit dịch vị.  Dù thực tế có nhiều lý do để khiến dạ dày nhiều axit, gây ra ợ chua, ợ nóng. Nhưng tiêu thụ thực phẩm có tính axit như cà chua lại chính là nguyên nhân phổ biến.

 

Tăng nguy cơ dị ứng, nhạy cảm, nhiễm trùng

 

Cà chua có chứa hợp chất histamine có thể dẫn đến tình  trạng phát ban hoặc dị ứng trên da. Nếu bạn bị dị ứng cà chua có thể xuất hiện các triệu chứng sưng miệng, lưỡi, mặt, hắt hơi và kích ứng cổ họng. 

 

Gây sỏi thận

 

Khi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn đến hình thành sỏi thận trong cơ thể. Lý giải là vì trong cà chua rất giàu canxi và oxalat. Hai thành phần này nếu dư thừa trong cơ thể sẽ khó chuyển hóa và loại bỏ qua được bài tiết. Nếu để chúng lắng đọng lại nhiều sẽ dẫn hình thành sỏi thận. 

 

Bị đau khớp

 

Nghe có vẻ lạ nhưng việc ăn nhiều cà chua cũng sẽ làm cơn đau khớp xuất hiện nhiều hơn. Vì trong cà chua có chứa alkaloid, cụ thể là solanin. Hợp chất này có thể làm tăng tích tụ canxi ở các mô và gây ra tình trạng viêm nhiễm. 

 

Gây chứng tăng bạch cầu

 

Cà chua giàu carotenoid như lycopene - một thành phần chống oxy hóa mạnh. Đây là thành phần có lợi cho cơ thể trọng nhiều vấn đề cải thiện chức năng. Tuy nhiên, nếu cơ thể nhận quá nhiều lycopene thì có thể gây ra tình trạng đổi màu da gọi là lycopenodermia. Làm cho da của chúng ta chuyển sang màu cam. 

 

Ngoài ra, nếu hàm lượng lycopene trong máu cao quá mức hơn 75mg/ ngày có thể dẫn đến chứng tăng bạch cầu. 

 

Hội chứng ruột kích thích

 

Nếu bạn ăn quá nhiều cà chua có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, như hội chứng ruột kích thích (IBS). Ăn nhiều cà chua có thể sản sinh ra tác dụng phụ như đầy hơi, gây đau bụng, viêm dạ dày và tăng tính nhạy cảm.

 

Trong cà chua có chứa một lượng glycoalkaloids độc hại. Đặc biệt, với cà chua xanh có chứa các hợp chất glycoalkaloid như solanin a-tomatine và dehydrotomatin. Các hợp chất này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và đau khi ăn với số lượng lớn. 

 

Tiêu chảy

 

Cà chua có thể chứa vi khuẩn salmonella - một loại vi khuẩn gây tiêu chảy. Nên với những người không dung nạp cà chua có thể xuất hiện tình tạng tiêu chảy này. 

 

Các vấn đề về đường tiết niệu

 

Cà chua có khả năng gây ra kích ứng bàng quang. Xuất hiện các triệu chứng như đi vệ sinh thường xuyên và đau ở vùng bụng dưới. Đối với người lớn tuổi tiêu thụ nhiều cà chua sẽ dẫn đến tiểu không kiểm soát, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bàng quang. 

 

ĂN CÀ CHUA SỐNG CÓ TỐT KHÔNG?

 

Ăn cà chua sống có tác dụng gì không? Có nên ăn cà chua sống hay không? Ăn cà chua sống có lẽ là thói quen và sở thích của đại đa số người. Nhưng giữa việc nấu chín và ăn sống cà chua thì cái nào tốt hơn? 

 

Trong cà chua chứa nhiều carotenoid và các hợp chất phenolic như alpha-tomatine, lutein, lycopene và beta-cartene. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe như chúng ta đã biết. Và tương tự như nhiều loại rau quả, trái cay khác, việc nấy chín cà chua cũng có thể làm các dinh dưỡng bên trong biến đổi. Khả năng suy giảm các chất chống oxy hóa cũng rất cao nếu sinh nhiệt. 

 

Nhưng với lycopene có trong cà chua thì ngược lại, việc nấu chín có thể làm tăng hàm lượng của chúng lên đáng kể. Và nhiều nghiên cứu chỉ ra chúng có thể cao gấp đôi so với quả tươi. 

 

Điều này có nghĩa dù cà chua là thực phẩm hoàn toàn lành mạnh để ăn sống, nhưng bằng cách nấu chín và xử lý, chúng ta vẫn có thể dung nạp nhiều dưỡng chất hơn nữa. 

 

Ăn cà chua đúng cách là không bỏ quên việc rửa sạch lớp vỏ ngoài của chúng. Đó là nơi có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn và độc tố gây hại cho sức khỏe. Ăn cà chua sống không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Nhưng nếu không làm sạch sẽ dễ gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa, nhất là tiêu chảy.  

 

NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN CÀ CHUA QUÁ NHIỀU?

 

Những người bị thận mãn tính hạn chế ăn nhiều cà chua, vì nó giàu khoáng chất, nhất là kali. Nồng độ kali trong máu cao có thể dẫn đến bệnh thận. Ngoài ra, cà chua chứa nhiều nước cũng không tốt cho nhóm đối tượng này. 

 

Những người bị GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản), nhóm người này nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu tính axit như cà chua. 

 

Người thường xuyên bị đau nửa đầu ăn cà chua có thể làm tăng triệu chứng hơn. 

 

Tổng kết:

 

Cà chua là một siêu thực phâm màng nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Nó mang lại nhiều lợi ích tổng thể cho hệ thống chức năng. Bổ sung cà chua trong chế độ ăn uống sẽ tăng cường chống ung thư, ổn định huyết áp, có lợi cho tim và bệnh tiểu đường. 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x