THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

Ăn ớt có tác dụng gì? Ăn ớt nhiều có tốt không?

  • Cập nhật lần cuối: 25/05/2024

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Có rất nhiều lợi ích sức khỏe khi sử dụng gia vị này một cách hợp lý. Đặc biệt nhất chính là bổ sung được nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Vậy ăn ớt có những tác dụng gì đối với sức khỏe? Nếu thường xuyên ăn ớt cay có tốt cho dạ dày không? 

 

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA ỚT

 

Ớt là loại cây trồng phổ biến khắp thế giới. Nó được thêm vào hầu hết các món ăn để gia tăng hương vị. Phía sau sự cay nồng của ớt chính là một loạt các chất dinh dưỡng có giá trị cho sức khỏe. Do đó, ăn ớt thực sự sẽ giúp bạn cải thiện được một vài vấn đề đấy. 

 

Ớt chứa nhiều vitamin A và vitamin C. Nhưng không chỉ bấy nhiêu, chúng ta còn có thể tìm thấy trong ớt các chất như:

 

  • Vitamin E: chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, ngăn ngừa oxy hóa xảy ra

  • Kali: rất quan trọng cho sức khỏe tế bào, thúc đẩy hydrat hóa và giúp giảm huyết áp

  • Sắt: khoáng chất có lợi cho người thiếu máu, giúp sản sinh tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đến các cơ quan

  • Vitamin B: tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn

  • Mangan: kích hoạt phản ứng chống oxy hóa trong cơ thể

  • Magie: tốt cho sức khỏe thần kinh, đường huyết và quá trình tổng hợp protein

 

Tóm lại, ớt là loại thực phẩm cung cấp nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể. Cạnh đó, chúng không chứa chất béo hay cholesterol xấu. Nên việc bổ sung một lượng ớt hợp lý vào chế độ ăn uống cải thiện nhiều vấn đề mà nhiều người chưa biết đến. 

 

ĂN ỚT CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI SỨC KHỎE?

 

 

Capsaicin trong ớt chính là thành phần có giá trị cao, mang lại nhiều giá trị sức khỏe. Đây là hợp chất chính không chỉ tạo hương vị riêng biệt, vị cay nồng đặc trưng của ớt, mà nó còn hữu ích trong rất nhiều cơ quan, chức năng trong cơ thể. Vậy ăn ớt có tác dụng gì cụ thể? 

 

Ăn ớt xanh chữa cảm lạnh, xoang, đau nửa đầu

 

Ớt có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe miễn dịch. Như beta-carotene, pro-vitamin A và các chất chống oxy hóa sẽ giúp chống lại cảm lạnh và cúm. Chúng quan trọng trong việc duy trì hô hấp, đường ruột và đường tiết niệu. Cụ thể là:

 

- Cảm cúm, xoang: Capsaicin trong ớt có tác dụng kích thích màng nhầy của mũi và xoang. Tăng lưu lượng máu qua màng, giúp chất nhầy tiết ra loãng hơn. Tăng tác dụng chống cảm lạnh thông thường và nhiễm trùng xoang. 

 

- Chống nấm: ăn ớt có thể giúp chống lại 16 loại chủng nấm như H.pylori.

 

- Điều trị cơn đau nửa đầu: gọi là hiện tượng ảo khi tạo ra cảm giác đau mới thay thế cơn đau nửa đầu. Hiện tượng này xảy ra khi ăn ớt cay. Cơ thể sẽ mẫn cảm hơn với chứng đau đầu và cảm giác đau tổng thể giảm bớt. 

 

Ăn ớt tốt cho sức khỏe tiêu hoá

 

Có vẻ bạn sẽ khó hiểu khi nghe ăn ớt có tác dụng với hệ tiêu hóa thay vì làm nó tệ hơn. Nhưng chính xác thì capsaicin trong ớt sẽ hoạt động như một chất chống kích ứng. Bằng cách làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Các axit là nguyên do gây ra tình trạng viêm loét. 

 

Các thành phần trong ớt kích thích sản xuất nước bọt, thúc đẩy dịch vị hỗ trợ tiêu hóa. Trong ớt cũng giàu chất xơ, giúp làm trơn chuyển động ruột. 

 

Ớt, nhất là dạng ớt bột rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất khác có thể cải thiện tốt hơn các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Lưu ý, nếu bị viêm loét dạ dày tá tràng thì nên tránh ăn ớt xanh nhé. 

 

Ớt có lợi cho tim mạch 

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn ớt tươi có thể tăng khả năng chống lại quá trình oxy hóa chất béo trong máu. Quá trình này là nguyên nhân là mất kiểm soát chất béo trung tính và mức cholesterol trong máu. 

 

Các nghiên cứu việc ăn ớt tốt cho tim được tìm thấy:

 

- Ớt có hàm lượng kali cao giúp thư giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn. Và kali khi kết hợp với folate sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

 

- Ớt chứa riboflavin và niacin có chức năng duy trì mức ổn định cholesterol trong máu. Nó tăng khả năng bảo vệ chất béo trung tính trước tác động của gốc tự do. 

 

- Ăn ớt sẽ giảm khả năng bị xơ vữa động mạch, tích tụ tiểu cầu. Tăng hoạt động của tiêu sợi huyết, giúp giảm sự hình thành cục máu đông. Điều này hạn chế được cơ đau tim và đột quỵ. 

 

Cải thiện chức năng não bộ

 

Ớt giàu sắt - thành phần quan trọng để duy trì hoạt động nhận thức khỏe mạnh. Sắt giúp tăng cường máu và oxy cho cơ thể, giúp sản xuất nhiều hemoglobin trong não. Tăng cường chức năng của hệ thần kinh, giảm stress, điều tiết cảm xúc. 

 

Khi ăn ớt không chỉ nâng cao hiệu suất nhận thức. Nó còn giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh về rối loạn nhận thức như mất trí nhớ hay Alzheimer. 

 

Tăng cường hệ thống miễn dịch

 

Mỗi ngày ăn ớt có tác dụng gì không? Vitamin A và vitamin C là hai thành phần được tìm thấy trong ớt, như các chất tăng cường hệ miễn dịch. 

 

Theo nghiên cứu, vitamin A hỗ trợ mạnh mẽ trong mô niêm mạc. Thành phần này giúp cải thiện các vấn đề liên quan đường hô hấp, đường tiết niệu và đường ruột. Nó cũng được xem là yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng. 

 

Vitamin C như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Thêm vào đó, nó giúp kích thích tăng sinh collagen - một loại protein đặc biệt tham gia cấu tạo các mô trong cơ thể.

 

Tăng cường thị lực

 

Chế độ ăn uống giàu vitamin A sẽ hỗ trợ cho sức khỏe của mắt. Có tác dụng ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa mắt. Nếu bổ sung ớt trong chế độ ăn sẽ đảm bảo nhu cầu về vitamin A của cơ thể. Nghiên cứu đưa ra, với 1 thìa ớt sẽ chứa 9% lượng khuyến nghị mỗi ngày. 

 

Ăn ớt tốt cho gan

 

Ăn ớt có làm hại chức năng gan? Ngược lại thì ớt khá có lợi cho gan. Chúng cung cấp glutathione hỗ trợ hình thành các tế bào mới trong gan. Thậm chí có khả năng chữa lành các tổn thương tế bào. Capsaicin trong ớt cũng giúp gan được tái tạo. 

 

Hỗ trợ trao đổi chất, thúc đẩy giảm cân 

 

Ăn ớt xanh có tác dụng gì với việc giảm cân? Một cách đặc biệt, ớt cay có thể tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Phản ứng sinh nhiệt khi tiêu thụ ớt sẽ thúc đẩy việc trao đổi chất. Quá trình này buộc sử dụng nhiều hơn năng lượng, sẽ cải thiện được tốc độ đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. 

 

Ngoài ra, tiêu thụ ớt vào bữa sáng còn giúp kìm hãm cảm giác thèm ăn, tốt cho việc giảm cân. 

 

Chống lại bệnh tiểu đường

 

Ăn ớt nhiều có tác dụng gì đối với bệnh nhân tiểu đường? Ớt còn được phát hiện có thể làm giảm nguy cơ tăng nồng độ insulin trong máu của bệnh nhân tiểu đường loại 2. Ớt chứa nhiều chất chống oxy hóa, các carotenoid và vitamin C sẽ giúp điều chỉnh lượng insulin. 

 

Các nghiên cứu cũng đưa ra, chế độ ăn có ớt sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Khá tốt cho người có chỉ số BMI cao hay bị béo phì. 

 

Thúc đẩy tăng trưởng tế bào hồng cầu

 

Hàm lượng đồng và sắt trong ớt có thể giúp hình thành các tế bào mới. Nên ăn ớt vô cùng có lợi để loại bỏ các triệu chứng thiếu máu và mệt mỏi. 

 

Ớt còn chứa folate, một yếu tố lý tưởng để chống lại bệnh thiếu máu, giúp tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Đối với phụ nữ mang thai thì folate vô cùng quan trọng để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ. Nhưng đừng ăn quá nhiều ớt khi mang thai nhé.

 

 

Giảm viêm, giảm đau

 

Capsaicin trong ớt có thể làm mất nhạy cảm với các tế bào thần kinh cảm giác của chúng ta. Dễ hiểu hơn là capsaicin sẽ giúp các thụ thể đau bị giảm và mất cảm giác. Bằng cách này, có thể xem capsaicin như một loại thuốc giảm đau. Nó được sử dụng nhiều cho bệnh zona, bệnh thần kinh HIV và một số cơn đau khác. 

 

Một điểm khác, capsaicin còn có khả năng ức chế P - loại neuropeptide có ảnh hưởng đến các quá trình viêm. Do đó, có thể hy vọng capsaicin là phương pháp điều trị tiềm năng cho các chứng rối loạn thần kinh cảm giác. Bao gồm như viêm khớp, biến chứng của bệnh tiểu đường hay bệnh vẩy nến. 

 

Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng da

 

Ăn ớt cay có tác dụng gì cho da không? Ớt xanh có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm nhiễm trùng da. Vitamin C trong ớt sẽ giúp da có miễn dịch tốt, cải thiện màu da, độ sáng tự nhiên. 

 

Ngăn ngừa ung thư

 

Ớt chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm nên có thể xem như một chất chống ung thư. Các thành phần chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại gốc tự do, giảm suy thoái tế bào. Với đặc tính kháng viêm của capsaicin giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, tăng miễn dịch cho cơ thể. 

 

Nhiều nghiên cứu phát hiện tiêu thụ ớt có thể giảm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, cổ tử cung hay ung thư vú.

 

Ăn ớt giúp kéo dài tuổi thọ

 

Ăn ớt có kéo dài tuổi thọ không? Các thí nghiệm đã cho ra kết quả người ăn cay có tỷ lệ sống lâu hơn. Điều này được ghi nhận nhờ sự hiện diện của capsaicin trong ớt. Nó có lợi trong giảm viêm, giảm sự phát triển của các mầm mống gây hại và hạn chế được nhiều căn bệnh mãn tính hay biến chứng của chúng. 

 

ĂN ỚT NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG?

 

 

Nhiều người khi ăn ớt sẽ gặp tình trạng đau xót dạ dày, đau bụng hay nóng trong người, khó chịu trong. Hầu như ít người nhận thấy lợi ích có trong đó. Nhưng đó cũng có thể là do việc ăn quá nhiều ớt làm mất đi tác dụng vốn có của loại thực vật này. 

 

Ớt có tính nóng, sinh nhiều nhiệt khi vào cơ thể. Nên nếu người có cơ địa nóng sẵn ăn ớt cũng sẽ gặp phiền phức. Cụ thể là gây mất cân bằng âm dương. Ngoài ra, có thể gặp các tình trạng sau:

 

  • Ăn nhiều ớt sẽ dẫn đến phân lỏng, dễ tiêu chảy

  • Ăn nhiều ớt xanh có thể gây ra viêm trực tràng, gây đau đớn

  • Ớt có thể tăng nhiệt trong dạ dày, kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra cảm giác nóng trong, trào ngược dạ dày. Tình trạng này sẽ dễ xảy ra với phụ nữ mang thai.

  • Tiêu thụ quá nhiều capsaicin có thể dẫn đến ngộ độc cho cơ thể

  • Ăn nhiều ớt sẽ gây loét miệng, khô môi, thèm nước lạnh liên tục

  • Đầy hơi, táo bón và phân có mùi nặng

  • Làm cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn 

  • Giảm độ nhạy cảm với các hương vị khác trong thời gian ngắn

  • Đi tiểu vàng, sẫm màu, mùi hắc 

  • Da bị khô

 

KHI NÀO KHÔNG NÊN ĂN ỚT?

 

Từ những tác dụng phụ khi ăn quá nhiều ớt vừa đề cập. Để tránh cơ thể chịu thiệt thòi vì độ ngon của món ăn có thêm loại gia vị này. Bạn nên ghi nhớ một số trường hợp nên ăn ít hoặc tuyệt đối không ăn ớt để ngăn tình trạng nghiêm trọng hơn.

 

  • Đang điều trị bệnh huyết áp, bệnh gan, tiểu đường, thận hoặc tim. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm ớt vào các món ăn. 

  • Bị loét dạ dày, nhiễm trùng dạ dày

  • Bệnh nhân bị trĩ, chảy máu khi đi tiêu

  • Đang sốt, đau họng và ho có đờm vàng

  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng

  • Cơ thể nóng, khô miệng, khát nước kéo dài

  • Bị viêm da

​​​​​​​

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN ỚT

 

Ớt là nguyên liệu không khó để sử dụng. Nhưng cũng cần lưu ý để đảm bảo an toàn tránh gây bỏng mắt, da và môi. Khi chế biến nên sử dụng găng tay. Hoặc sau khi chế biến xong nên rửa kỹ tay và dụng cụ sử dụng như dao, kéo.

 

Nếu bạn không ăn ớt quá giỏi, thì nên bỏ phần hạt và thịt trắng bên trong. Vì chúng là nơi sinh ra phần lớn nhiệt. 

 

Ớt có thể chế biến thành nhiều loại như xay nhuyễn, ngâm hoặc ăn tươi. Nhưng tốt nhất là làm chín ớt để ăn. Cách này sẽ giảm kích thích tiêu hóa.

 

KẾT LUẬN

 

Dù ớt có thể tăng khả năng chống viêm, chống oxy hóa cho cơ thể. Nhưng chỉ một lượng vừa đủ mới mang đến tác động tích cực cho sức khỏe. Ăn nhiều ớt sẽ không giúp tăng hiệu quả lên. Trái lại, sẽ khiến cơ thể khó chịu hơn. Hãy duy trì một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng với nhiều loại thực phẩm khác nhau. 

 

Tags:
Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x