THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu tại nhà

  • Cập nhật lần cuối: 21/09/2023

Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bạn kịp thời sơ cứu và điều trị ngộ độc thực phẩm nhanh nhất. Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có sự khác nhau giữa các nguồn cơ gây ra ngộ độc. Theo dõi bài viết để biết nguyên nhân, triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là gì nhé.

 

dau-hieu-ngo-doc-thuc-pham

 

NHẬN DIỆN NHỮNG DẤU HIỆU NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

 

Ngộ độc thực phẩm là gì?

 

Ngộ độc thực phẩm hay còn biết đến là bệnh do tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm. Có ba dạng ô nhiễm thực phẩm cơ bản là do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Độc tố của chúng là nguyên nhân tạo ra ngộ độc thực phẩm và mầm mống nguy hiểm cho sức khỏe ở một vài đối tượng. 

 

Thông thường thì quá trình chế biến sẽ tiêu diệt mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Nhưng một số thực phẩm sống, đóng hộp,... thường không qua quá trình chế biến nhiệt cao. Nên tỷ lệ mầm bệnh còn hoạt động là vô cùng cao. 

 

Hoặc các sinh vật di truyền, độc tố của chúng sẽ gây ô nhiễm thực phẩm ở bất cứ giai đoạn chế biến và sản xuất nào. Nấu ăn không đúng cách sẽ làm ô nhiễm thực phẩm, gây ra ngộ độc thực phẩm tùy cấp độ. 

 

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường bộc phát tối thiểu trong vài giờ sau khi ăn phải. Vậy các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ nhận biết là gì?

 

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ nhận biết

 

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm khó có thể để bạn nhận ra là mình thực sự bị ngộ độc thực phẩm. Vì có những dạng tương tự như bệnh cảm cúm thông thường hay các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa chúng ta thường mắc phải. Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm khác nhau tùy vào nguồn lây nhiễm.

 

Bên dưới là một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cơ bản để nhận biết:

 

  • Buồn nôn, nôn mửa

  • Co thắt dạ dày, đầy hơi, trào ngược axit

  • Tiêu chảy, có thể ra máu hoặc không, hoặc tiêu chảy ra nước

  • Ăn mất ngon, chán ăn, sụt cân đột ngột

  • Cơ thể thay đổi nhiệt độ, sốt hoặc ớn lạnh

  • Yếu cơ, đau nhức cơ

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

  • Cơ thể bị mất nước

  • Đau đầu

  • Chuột rút ở bụng

 

Những đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao

 

Ngộ độc thực phẩm ở từng nhóm đối tượng sẽ sinh ra những biến chứng khác nhau. Với một số người tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ nghiêm trọng hơn. 

 

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: 

 

Nhóm đối tượng này thường dễ bị ngộ độc thực phẩm do chế biến thức ăn không kỹ và đúng cách. Trẻ nhỏ bị ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

 

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn E Coli qua đường ăn uống. Do đó, cần đưa trẻ đến cấp cứu kịp thời ở các cơ sở y tế gần nhất nếu thấy có dấu hiệu ngộ độc. Cơ thể trẻ em dễ mất nước hơn người lớn nên cần có những biện pháp bù nước nhanh chóng.

 

- Phụ nữ mang thai:

 

Cơ thể người mang thai vô cùng nhạy cảm, cần thận trọng trước nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra. Nếu để người mẹ nhiễm vi khuẩn như Listeria có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

 

Người mang thai nên có chế độ ăn uống đặc biệt. Bạn cần biết nên ăn gì và kiêng ăn gì để hạn chế tối đa việc tích trữ chất độc. 

 

- Người già:

 

Người cao tuổi cũng dễ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm. Miễn dịch và sức đề kháng của người cao tuổi dễ bị suy giảm, không thể chống chọi trước sự tấn công của nhiều vi khuẩn trong thực phẩm. 

 

Nghiên cứu phát hiện một số biến thể của vi khuẩn E Coli hiện nay có khả năng dẫn đến xuất huyết và suy thận ở người già. Hãy đến ngay bệnh viện nếu người lớn tuổi trong nhà có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. 

 

- Người có bệnh mãn tính:

 

Cơ thể của người bệnh sẽ ít kháng thể hơn người bình thường. Một số bệnh mãn tính như suy gan, thận, tim, tiểu đường đều có nguy cơ gặp nguy hiểm khi ngộ độc thực phẩm. 

 

Nhóm người này cũng đặc biệt phải chú ý vấn đề ăn uống và sinh hoạt. Ăn gì, uống gì và ăn thế nào để bảo vệ sức khỏe là những điều quan trọng nhất. Cải thiện tốt hệ miễn dịch và bổ sung nhiều chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 

 

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM?

 

 

Cách sơ cứu tại nhà khi bị ngộ độc thực phẩm 

 

Nếu bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì trước tiên? Hầu hết triệu chứng ngộ độc thực phẩm không quá nghiêm trọng và không kéo dài nếu bạn nhận biết kịp thời và sơ cứu đúng cách. 

 

Ngộ độc thực phẩm thường được cải thiện và ổn định không điều trị trong vòng 48 giờ. Cách tốt nhất để cơ thể nhanh chóng khôi phục là bù nước, ngăn tình trạng mất nước khi bị ngộ độc. 

 

Bạn có thể thử cách ngậm đá lạnh, hoặc sử dụng chất lỏng, chất điện giải từ hiệu thuốc. Để dạ dày của bạn ổn định trong vài giờ kể từ lúc thấy có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. Nên bắt đầu ăn những thức ăn nhạt, ít béo và dễ tiêu hóa hơn sau đó. Nếu có cảm giác buồn nôn thì hãy ngừng ăn ngay để dạ dày bạn không phải chịu áp lực nghiêm trọng hơn. 

 

Tránh tiêu thụ một số thực phẩm và chất cho đến khi chứng ngộ độc thực phẩm của bạn bị đẩy lùi. Trong số đó có sữa, cafein, rượu, nicotine, chất béo và gia vị đậm. 

 

Đó là những gì chúng ta có thể làm khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ tại nhà. Nhưng với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì tìm đến bác sĩ là lời khuyên tốt nhất. Vậy triệu chứng, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng nào cần đến gặp bác sĩ? 

 

Những triệu chứng nghiêm trọng cần đến bệnh viện

 

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ đã được đề cập ở phần đầu. Nhưng nếu bạn hoặc người thân có những triệu chứng bên dưới đây thì hãy đến ngay cơ sở cấp cứu gần nhất:

 

  • Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ như tiêu chảy, ói mửa kéo dài hơn 3 ngày. 

  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ C, không có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng, miệng bị khô, són tiểu,...

  • Bụng đau quặn dữ dội

  • Suy nhược nghiêm trọng, chóng mặt, choáng váng

  • Các cơ bị yếu, không thể cầm nắm, thị lực bị mờ và ngứa ran ở da

 

Với trẻ, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi: 

 

  • Ngay khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ

  • Bé nôn mửa và đau bụng

  • Không uống nước, uống ít nước hoặc cực kỳ mệt mỏi, sụt cân

 

Đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ đến nghiêm trọng nào. Đó đều là chuông báo cơ thể muốn bạn nhận được. 

 

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

 

Nếu bạn không biết ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm, thì bên dưới là một số lời khuyên và gợi ý tốt cho bạn. 

 

Khi bị ngộ độc thực phẩm thì không nên ăn gì ngay sau đó. Hãy để dạ dày được ổn định và làm sạch tốt nhất. Dạ dày của bạn cần thêm thời gian để nghỉ ngơi và xử lý những thực phẩm chứa độc tính bên trong. 

 

Để tạo lại thói quen ăn uống bình thường sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để tốt cho dạ dày? Đó là các món nhạt vị. Những món này sẽ bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn không bị tổn thương thêm. 

 

Chất xơ cũng sẽ rất tốt để hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh trở lại, giúp tăng tần suất chuyển động của ruột. Nhưng đừng ăn quá nhiều chất xơ ngay sau khi vừa ngộ độc thực phẩm. 

 

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể bị mất nước nhiều nên cung cấp nước cho cơ thể bằng những thực phẩm, thức uống nhiều chất lỏng, chất điện giải. Nên uống gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Một số đồ uống thể thao sẽ giúp bạn chống mất nước.

 

Nước ngọt trong suốt, không calo, không chứa cafein cũng là một lựa chọn tốt. Hoặc có thể uống nước ngâm từ trái cây khô để giảm tiêu chảy, cân bằng điện giải. 

 

Một số thực phẩm bạn có thể ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm:

 

  • Chuối

  • Táo

  • Dứa

  • Ngũ cốc

  • Lòng trắng trứng

  • Cháo bột yến mạch

  • Khoai tây nghiền

  • Nước muối

  • Bánh nướng, bánh quy giòn

  • Sữa chua hoặc các thực phẩm có chứa men vi sinh cao

 

Nhớ là không ăn những thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ. Chúng có thể khiến dấu hiệu ngộ độc thực phẩm của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. 

 

MỘT SỐ VIRUS GÂY NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG

 

Ngộ độc thực phẩm đến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau mà chúng ta không nghĩ đến. Bạn cần biết nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì. Để biết rõ được triệu chứng sẽ gặp phải và có hướng sơ cứu, chữa trị tốt nhất. Bên dưới là tổng hợp một số vi rút gây ngộ độc kèm triệu chứng và thời gian kéo dài.

 

Salmonella

 

Salmonella là vi rút có nhiều trong các loại thực phẩm thường ăn. Nếu sơ chế và nấu không kỹ sẽ dễ khiến cơ thể bị nhiễm salmonella. Các triệu chứng tương tự như bệnh cúm và dạ dày. Bạn có thể sẽ bị tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày, nôn mửa khi nhiễm salmonella. 

 

Thông thường sẽ xuất hiện sau 8 đến 72 giờ sau khi bạn ăn trúng thức ăn nhiễm salmonella. Và kéo dài khoảng 2 đến 5 ngày nếu nhiễm cấp độ nhẹ. 

 

Các thực phẩm có thể có salmonella bao gồm thịt gà, trứng, thịt chưa nấu chín, sữa, trái cây, rau sống. 

 

Campylobacter

 

Nếu ăn thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín, sữa chưa tiệt trùng hay uống nước chưa lọc khuẩn có thể sẽ nhiễm Campylobacter. Các triệu chứng dạ dày sẽ xuất hiện sau 2 đến 5 ngày và kéo dài hơn 10 ngày. Bạn sẽ bị tiêu chảy ra máu, đau thắt dạ dày và bị sốt. 

 

Listeria

 

Listeria có thời gian phát hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm lâu hơn. Thường trong vòng 3 tuần sẽ xuất hiện. Lâu hơn có thể mất đến 70 ngày. 

 

Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc Listeria thường bị sốt, có các triệu chứng cảm cúm như đau nhức và mỏi cơ. Khi mang thai nhiễm listeria có nguy cơ gây bệnh tật cho thai nhi hoặc thai lưu. Với đối tượng khác, triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có listeria là cứng cổ, nhức đầu, lú lẫn, mất thăng bằng, co giật và sốt cao.

 

Những thực phẩm có thể bị nhiễm Listeria là các loại pho mát, rau mầm sống, dưa, xúc xích, pate, thịt nguội, các loại thịt chế biến sẵn/đóng hộp, hải sản và sữa chưa tiệt trùng. 

 

Norovirus hoặc Rotavirus

 

Các triệu chứng do norovirus gây ra thường giống với bệnh cúm và xuất hiện nhanh chóng sau 24 đến 48 giờ. Thường sẽ kéo dài từ 1 đến 6 ngày. 

 

Các thực phẩm gây ra ngộ độc norovirus là rau xanh, trái cây tươi, các loại hải sản có vổ, nguồn nước bị ô nhiễm,...

 

E.Coli

 

 

Vi khuẩn E.coli (hay Escherichia coli) là vi khuẩn gây hại cho sức khỏe phổ biến, nhất là với trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 3 đến 4 ngày và kéo dài hơn 1 tuần với người bị ngộ độc nhẹ. Nghiên cứu lâm sàng cho ra kết quả khoảng 5-10% người mắc vi khuẩn E.Coli có biến chứng nguy hiểm sau đó.

 

Các thực phẩm có thể nhiễm vi khuẩn E.coli: thịt sống/ chưa nấu chính, sữa, trái cây sống, rau sống, các loại mầm sống, nước ô nhiễm.  

 

Staphylococcus aureus (bệnh tụ cầu)

 

Triệu chứng tụ cầu thường xuất hiện rất nhanh, chỉ sau 30 phút đến 8 giờ tiếp xúc với thực phẩm không vệ sinh. Đa số người bị mắc tụ cầu đều có triệu chứng buồn nôn, co thắt dạ dày, tiêu chảy. Hãy chú ý khi ăn thực phẩm chưa được nấu chín, một số bánh ngọt, bánh làm từ trứng.

 

Vibrio

 

Khi bạn bị tiêu chảy ra nước, buồn nôn, co thắt dạ dày, ớn lạnh hay sốt có thể đã bị mắc Vibrio. Các động vật có vỏ như hàu, trai, nghêu thường chứa vi khuẩn Vibrio gây ra tình trạng viêm nhiễm ruột. 

 

Clostridium perfringens

 

Cũng là dạng ngộ độc diễn biến nhanh trong vòng 24 giờ sau khi ăn một số loại thực phẩm như thịt bò, gia cầm, thực phẩm khô, chưa nấu chín. Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm bao gồm tiêu chảy, co thắt dạ dày. Thường thì vi khuẩn này ít gây ra sốt hay nôn mửa.

 

Clostridium botulinum (ngộ độc thịt)

 

Thường xuất hiện sau 18 đến 36 giờ. Ảnh hưởng đến tầm thị giác của chúng ta. Bao gồm bị mờ mắt, hoa mắt, mí mắt sụp xuống. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến khó thở, khô miệng, thở gấp và nói lắp. Cơ thể sẽ bị yếu, tê liệt. 

 

Thực phẩm gây ngộ độc bao gồm thực phẩm đóng hộp, lên men, rượu,...

 

Cyclospora

 

Mắc Cyclospora sẽ khiến bạn chán ăn, sụt cân, dạ dày co thắt, đầy hơi, tích tụ axit, buồn nôn, mệt mỏi và tiêu chảy. Các triệu chứng sẽ bắt đầu sau 1 tuần ăn phải thực phẩm nhiễm Cyclospora. Các thực phẩm có thể là trái cây, rau sống và một số loại thảo mộc. 

 

ĐỂ TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CẦN LÀM GÌ?

 

 

Ngộ độc thực phẩm đặc biệt là vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ em, người mang thai, người bệnh,... Do đó, đừng chờ đến khi bị ngộ độc mới xử lý mà hãy phòng ngừa ngay cả mọi dấu hiệu vấn chưa xảy ra. Chúng ta cần lưu ý nhiều trong lựa chọn thực phẩm, thận trọng trong chế biến và ăn uống. Để giảm rủi ro và biến chứng nguy hiểm từ ngộ độc thực phẩm. 

 

- Tránh ăn thịt và gia cầm sống. 

 

- Một số loại cá, động vật có vỏ như hàu, trai, sò điệp,... chưa được nấu chín sẽ không tốt cho cơ thể. 

 

- Trứng sống cũng có khả năng chứa vi khuẩn salmonella gây ra các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu.

 

- Tránh ăn các loại mầm đậu, mầm từ rau củ.

 

- Không uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khi chưa qua tiệt trùng. 

 

- Khi rửa thịt sống không nên rửa chung với rau củ hoặc sử dụng vật dụng rửa rau củ để rửa thịt sống. Điều này rất dễ để vi khuẩn trong đồ sống bám vào rau củ và vật dụng nấu ăn.

 

- Phân biệt các vật dụng chuyên biệt trong nấu ăn cho thịt sống và đồ chín. 

 

- Rửa sạch mọi thứ ngay cả rau cải tươi trong hộp.

 

- Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn từ 5-60 độ C tùy vào thực phẩm và chỉ định của nhà sản xuất. Không nên để thức ăn thừa ở nhiệt độ phòng quá lâu. 

 

- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cũng cần chú ý loại thực phẩm, nhiệt độ bảo quản tốt nhất của chúng. Và không để đồ ăn đã nấu chín như súp, canh hầm quá lâu trong tủ lạnh. 

 

- Nếu cần rã đông thực phẩm thì an toàn nhất là rã đông bằng tủ lạnh. Nếu cho đồ đông lạnh vào trong lò vi sóng để rã đông thì phải đảm bảo bạn nấu chín chúng ngay sau đó. 

 

- Điều quan trọng là chú ý thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm trong nhà. Đừng tiêu thụ đồ đã quá hạn sử dụng. 

 

Đó là một số lưu ý để tránh ngộ độc thực phẩm và biến chứng của nó. Hãy cẩn thận hơn trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

 

KẾT LUẬN:

 

Hãy nhớ kỹ những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, sốt, đau nhức cơ, sốt,... Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu tiêu thụ những loại thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, chưa được nấu chín và chế biến đúng cách. Thông thường các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ có thời gian xuất hiện khác nhau. Không kéo dài quá lâu gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng không được chủ quan trong mọi trường hợp. Đến gặp ngay bác sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn. 
 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x