Erythritol là chất tạo ngọt tự nhiên có vị như đường. Hiện nay, erythritol được ưa chuộng bởi nhiều người vì khá lành mạnh và an toàn cho cơ thể. Vậy cụ thể erythritol là gì?
TÌM HIỂU ERYTHRITOL LÀ GÌ?
Erythritol là một loại carbohydrate thuộc nhóm rượu đường được tìm thấy trong nho, đào, lê, dưa hấu,... từ rất lâu trước kia. Nó được sử dụng như một chất thay thế đường.
Ngoài erythritol tự nhiên người ta còn sản xuất erythritol nhân tạo để làm ngọt cho các loại thực phẩm ít đường và không đường. Nó được ứng dụng để tạo ra chế độ ăn uống thân thiện, lành mạnh.
Trong các sản phẩm không đường và ít calo, erythritol thường được trộn cùng với các chất thay thế đường như aspartame, stevia và truvia để tăng độ ngọt cho sản phẩm.
Erythritol có lượng calo khá thấp. Nếu mỗi gram đường có chứa 4 calo, Xylitol chứa 2,4 calo thì erythritol chỉ có khoảng 0.24 calo. Lượng calo trong Erythritol chỉ bằng 6% trong đường nhưng độ ngọt thì bằng 70% đường.
Vì erythritol được hấp thụ nhanh chóng và đưa ra ngoài qua hệ bài tiết nước tiểu chỉ trong 24 giờ. Do đó, nó không có đủ thời gian để chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể như đường.
Hiện nay, đường Erythritol thường được sản xuất từ bột ngô GMO. Nó được bán trên thị trường cho những bệnh nhân tiểu đường và những người có vấn đề về cân nặng, trao đổi chất. Tác dụng là cung cấp vị ngọt tự nhiên nhưng không làm tăng đột biến insulin, hay cân nặng.
TÁC DỤNG CỦA ĐƯỜNG ĂN KIÊNG ERYTHRITOL
Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim và các vấn đề liên quan
Các nghiên cứu erythritol trên chuột mắc bệnh tiểu đường đã có nhiều phát hiện. Trong đó các nhà khoa học đã đưa ra công bố erythritol có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa bên trong. Nhờ vậy nó có thể làm giảm mức độ tổn thương mạch máu trước việc gia tăng chỉ số đường huyết của người bệnh.
Erythritol sẽ quét các gốc tự do hydroxyl, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, tránh tổn thương tim mạch do quá trình peroxy hóa lipid.
Bên cạnh đó, hàm lượng đường trong máu có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, cụ thể là chức năng của mạch máu. Bổ sung 36g erythritol mỗi ngày trong một tháng đã được chứng minh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, dùng erythritol thay thế đường có thể giảm tình trạng viêm ở các cơ quan như thận, gan, ruột. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng táo bón, suy thận, loét và bảo vệ các hệ thống cơ quan nó tiếp xúc.
Có lợi cho sức khỏe răng miệng
Khi tiêu thụ nhiều đồ ngọt chứa đường sẽ là suy giảm miễn dịch của răng miệng. Các vi khuẩn có hại trong miệng sử dụng đường để tạo ra năng lượng. Chúng sẽ tiết ra các axit ăn mòn men răng, gây ra các tình trạng như suy yếu men răng, sâu răng,...
Sử dụng xylitol hay erythritol thay thế đường sẽ ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn sâu răng do chúng không thể dùng 2 loại đường trên tạo ra năng lượng.
Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu cho thấy erythritol tác động giảm mảng bám, vi khuẩn có hại, chống sâu răng. Nếu so sánh với các loại rượu đường khác thì erythritol có hiệu quả tốt hơn, kể cả khi so với xylitol.
Tuy nhiên cũng có 1 số ít nghiên cứu cho rằng tác dụng thực tế của đường erythritol chậm và không quá mạnh mẽ với vấn đề răng miệng.
Giúp kiểm soát tốt đường trong máu và ổn định mức insulin
Cơ thể chúng ta không chứa các enzyme để phân hủy, phá vỡ các erythritol. Vậy nên nó được hấp thụ vào máu và nhanh chóng được bài tiết ra ngoài dưới dạng không đổi trong nước tiểu.
Điều này khiến erythritol không có cơ hội chuyển hóa năng lượng như đường trong máu chúng ta. Khi một người hấp thụ erythritol không có sự thay đổi nào về lượng đường trong máu hay làm tăng mức insulin. Erythritol cũng không làm mất kiểm soát cholesterol, chất béo hay các chỉ số sinh học khác của cơ thể.
Thế nên đối với người thừa cân, tiểu đường hoặc những ai có vấn đề về chuyển hóa thì đường erythritol là sự thay thế tuyệt vời trong chế độ ăn.
Giúp giảm cân và kiểm soát cân nặng tiêu chuẩn
Hiện nay, hầu như những người quan tâm đến sức khỏe hoặc người cố gắng giảm cân đều dừng việc tiêu thụ đường. Họ chuyển sang chất làm ngọt nhân tạo như erythritol để tuân thủ chế độ ăn khoa học.
Bởi vì erythritol có chỉ số đường huyết rất thấp. Thế nên thêm vào đồ uống hay bánh nước để sẽ giảm sự tích tụ glucose trong máu, không gây tăng cân. Erythritol đóng vai trò thiết yếu trong kiểm soát cân nặng ở những người béo phì.
Thân thiện với đường ruột và hạn chế gây dị ứng
Vì erythritol là phân tử có bốn carbon nhỏ nên việc tiêu hóa nó trong đường ruột của chúng ta khá dễ dàng.
Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của erythritol thấp nên tiêu hóa chậm và gần như hoàn toàn. Không giống với sucralose, xylitol hay sorbitol có thể còn sót lại trong ruột già. Erythritol gần như được hấp thụ 90% nên khi dùng ít bị ợ chua, đầy hơi như các chất tạo ngọt khác.
SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĂN KIÊNG ERYTHRITOL CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Cơ bản erythritol rất an toàn cho chúng ta sử dụng. Những nghiên cứu độc tính và ảnh hưởng của erythritol được thực hiện trên động vật cho kết quả an toàn cho cả người và động vật khi sử dụng.
Các tác dụng phụ của erythritol đến từ việc tiêu thụ quá liều chỉ định. Mức độ nhạy cảm của cơ thể với các chất thay thế đường có thể dẫn đến khó chịu đường tiêu hóa. Điều này làm xuất hiện các triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy nghiêm trọng.
Đối với phụ nữ có thai, tiêu thụ erythritol được đánh giá là an toàn nếu dùng ở liều lượng vừa phải. Trong khi các chất làm ngọt nhân tạo khác gây lo ngại thì erythritol dung nạp khá tốt. Dù vậy, các bà bầu vẫn nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ERYTHRITOL VÀ HỆ TIÊU HÓA
Khi tiêu thụ erythritol, khoảng 90% chúng sẽ được hấp thụ vào máu. 10% còn lại sẽ di chuyển xuống ruột kết và không thể tiêu hóa. Không giống như các đường rượu khác, erythritol chống lại sự lên men của các vi khuẩn ruột kết. Do đó vi khuẩn không thể tiêu hóa chúng được.
Theo nghiên cứu, nếu dùng theo chỉ định 1g/kg trọng lượng cơ thể, thì erythritol được dung nạp tốt vào cơ thể. Nhưng nếu sử dụng 50g erythritol trong 1 lần dùng sẽ làm tăng triệu chứng buồn nôn hay đau bụng âm ỉ.
Tuy nhiên, so sánh với các đường rượu khác như xylitol thì khả năng người dùng erythritol ít triệu chứng phụ hơn. Một số báo cáo khoa học thực phẩm đã đưa ra kết luận erythritol có thể có tác dụng nhuận tràng ở một số người.
SẢN PHẨM THƯỜNG HAY SỬ DỤNG ERYTHRITOL
Erythritol thường xuất hiện trong các sản phẩm thực phẩm có nhãn mác “không có đường” hoặc “ít đường”. Trong đó có thể chứa các chất thay thế đường, tạo vị ngọt tự nhiên như erythritol. Các sản phẩm này có thể dùng đường rượu hoặc một số chất thay thế khác như glycerol, isomalt, sorbitol, xylitol,...
Một số sản phẩm chúng ta có thể tìm thấy erythritol trong đó:
• Kẹo cao su không đường
• Nước ngọt không calo
• Kẹo không đường hoặc socola
• Các loại kẹo ngậm
• Một số sản phẩm bánh, nước sốt, kem
Bên cạnh đó, một số dòng thực phẩm bổ sung cũng sử dụng erythritol làm ngọt để có lợi hơn cho sức khỏe người dùng. Tiêu biểu như Orgain Organic Protein và Orgain Superfoods Protein.
=> Tìm hiểu thêm về: Vegan Protein
Ngoài ra, các dòng bánh ăn vặt Protein Bar sử dụng erythritol để tạo vị ngọt cũng khá được ưa chuộng. Chúng vừa đảm bảo sức khỏe vừa đáp ứng được cơn thèm ngọt, lại cực kỳ tiện lợi để làm bữa phụ dinh dưỡng. Ví dụ như Orgain Protein Bar.
=> Tìm hiểu thêm về: Protein Bar
Tổng kết:
Nhìn chung, đường ăn kiêng erythritol tồn tại như chất tạo ngọt lý tưởng thay thế cho đường. Chúng hầu như không chứa calo nhưng độ ngọt lại lên đến 70%. Đồng thời không làm ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết và insulin. Tác dụng phụ ít và là vấn đề nhỏ ở hệ tiêu hoá của một số người.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...