Mất ngủ khi mang thai là triệu chứng phổ biến. Tình trạng mất ngủ có thể diễn ra trong những tháng tháng đầu thai kỳ đến tận ngày chuyển dạ. Bài viết dưới đây chỉ ra nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ và cách khắc phục hiệu quả.
TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ KHI MANG THAI LÀ GÌ?
Khi mang thai ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối thai kỳ, người mẹ thường gặp chứng mất ngủ. Các biểu hiện của mất ngủ ở bà bầu có thể kế đến như: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh và khó ngủ trở lại, giấc ngủ ngắn và chập chờn. Ngoài ra, mẹ bầu bị mất ngủ thường cảm thấy khó chịu mệt mỏi khi ngủ dậy.
Tuy nhiên, các biểu hiện mất ngủ là khác nhau ở mỗi thai phụ. Thông thường, người mẹ sẽ bị mất ngủ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Có trường hợp người mẹ mất ngủ trong suốt thai kỳ. Tỉ lệ mẹ bầu không bị mất ngủ là rất nhỏ.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÀ BẦU MẤT NGỦ
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người mang thai, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp.
Ốm nghén
Tình trạng ốm nghén, buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ khiến mẹ bầu mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Một trong những tác động tiêu cực là gây nên chứng mất ngủ. Những cơn nghén đột ngột khiến mẹ bầu tỉnh giấc vào bất cứ thời điểm nào.
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Ngay từ những ngày đầu thai kỳ, đã có sự thay đổi nội tiết tố diễn ra. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ trong khoảng 3 tháng đầu mang thai của người mẹ.
Các vấn đề về tiêu hóa
Các vấn đề tiêu hóa như táo bón, ợ nóng, khí ga hầu hết mẹ bầu đều gặp phải trong quá trình mang thai. Nhưng vấn đề tiêu hóa này không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn mất ngủ.
Căng thẳng và lo lắng
Những lo lắng, căng thẳng, bất an khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ. Đặc biệt, tình trạng này không chỉ diễn ra ở những tháng đầu mà còn ở những tháng giữa của thai kỳ.
Các vấn đề hô hấp
Các vấn đề liên quan đến hô hấp thường xảy ra trong suốt 9 tháng thai kỳ, khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi, yếu ớt. Viêm mũi, cảm cúm khiến ngạt mũi, khó thở, ho làm bà bầu khó đi vào giấc ngủ. Điều này cũng khiến giấc ngủ của người mẹ không được sâu, dễ tỉnh do hô hấp khó khăn.
Tiểu đêm nhiều lần
Khi mang thai, tử cung giãn nở và chèn ép lên hệ bài tiết. Hệ quả là các cơ quan như bàng quang, thận, ống dẫn nước tiểu bị thu hẹp khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần. Những cơn tiểu đêm liên tục ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của mẹ bầu, dần dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Chuột rút, đau nhức cơ thể
Chuột rút, nhức mỏi, đau lưng là tình trạng chung ở người mang thai. Theo thời gian của thai kỳ, các triệu chứng này càng gia tăng. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ, tình trạng diễn ra nặng nề hơn. Vì vậy ở 3 tháng cuối, tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu càng tăng.
Áp lực từ thai nhi
Theo thời gian, thai nhi càng lớn trong bụng mẹ, mở rộng không gian sống trong tử cung. Những tháng cuối thai kỳ, em bé càng phát triển và hoạt động nhiều hơn khiến người mẹ khó đi vào giấc ngủ.
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA VIỆC MẤT NGỦ KHI MANG THAI
Việc mất ngủ kéo dài khi mang thai có thể khiến bạn dễ sinh non, chuyện dạ lâu hoặc phải sinh mổ.
Ngoài ra, các biến chứng khác có thể xảy ra là huyết áp cao và dẫn đến khó ngủ sau sinh.
MỘT SỐ CÁCH TRỊ MẤT NGỦ KHI MANG THAI
Dựa trên nguyên nhân gây mất ngủ, bà bầu có thể chọn cách khắc phục chứng mất ngủ trong thai kỳ. Phương pháp trực tiếp, hiệu quả và được khuyến khích là cải thiện vấn đề tâm lý và cân bằng chế độ dinh dưỡng. Mẹ bầu nên tâm sự nhiều hơn với gia đình về những khó khăn, mệt mỏi khi mang thai để giải tỏa tâm lý. Đồng thời, cân đối bữa ăn để có đủ dinh dưỡng cho thể, giúp dễ ngủ hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe. Khi gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, đau nhức cơ thể phải xử lý ngay, tránh để tình trạng mất ngủ kéo dài.
Một số mẹo dưới đây giúp mẹ bầu cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả mà dễ thực hiện.
- Sử dụng natri clorid 0.9% súc miệng, nhỏ miệng để cải thiện hô hấp.
- Chú trọng vào chế độ ăn uống, cần bằng đủ chất: tinh bột – đạm – chất xơ – khoáng chất cần thiết.
- Hãy tập yoga và thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể.
- Thường xuyên massage, tắm nước ấm và xoa bóp để giảm đau cơ, đau lưng.
- Rất hạn chế xem tivi, dùng máy tính, điện thoại trước khi ngủ.
- Nên uống nước cách giờ ngủ 45 phút, đi vệ sinh trước khi đi ngủ để hạn chế phải dậy giữa đêm.
- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, hạn chế âm thanh, ánh sáng.
- Dùng gối bà bầu nâng đỡ để cơ thể thư giãn thoải mái hơn.
MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC VỀ CHỨNG MẤT NGỦ Ở BÀ BẦU
Mất ngủ có phải là dấu hiệu mang thai sớm?
Tình trạng mất ngủ có thể là một dấu hiệu mang thai sớm và thường kèm với các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn, đau lưng, đi tiểu thường xuyên.
Mất ngủ trong những tháng cuối có phải là dấu hiệu chuyển dạ?
Mất ngủ trong những tháng cuối thai kỳ là tình trạng phổ biến trước khi người mẹ chuyển dạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự bài tiết oxytocin, khiến mẹ bầu tỉnh táo khó ngủ, hoặc đôi khi còn gây ra những cơn gò sinh lý ban đêm làm tăng cảm giác đau lưng, đi tiểu thường xuyên.
Bà bầu nên ngủ bao nhiêu giờ một ngày?
Theo các chuyên gia, người mẹ mang thai nên ngủ ít nhất 8 giờ vào ban đêm. Nếu ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ làm tăng khả năng chuyển dạ kéo dài và khả năng cao phải sinh mổ.
Thông thường, chứng mất ngủ ở mẹ bầu sẽ giảm dần hoặc có thể biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ và xuất hiện lại khi thai kỳ vào giai đoạn chuyển dạ.
Nếu mất ngủ ban đêm, mẹ bầu nên ngủ nhiều hơn vào buổi trưa để bù lại. Ngoài ra, người mang thai nên tránh dùng thuốc hay thực phẩm chức năng mà không được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn.
Mất ngủ sau sinh có phải triệu chứng phổ biến?
Theo nghiên cứu, 60% phụ nữ mất ngủ ở tuần thứ 32 của thai kỳ và đến 8 tuần sau sinh. Vì vậy, mất ngủ sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp.
Các biện pháp để cải thiện tình trạng này được khuyến khích là bổ sung khoáng chất, massage để thấy thoải mái, thư giãn.
KẾT LUẬN:
Như vậy có thể thấy, mất ngủ ở khi mang thai là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng này nên mẹ bầu mất ngủ không phải quá lo lắng. Điều quan trọng trong quá trình mang thai là giữ tinh thần thoải mái và chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...