THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

  • Cập nhật lần cuối: 06/03/2023

Bệnh mất ngủ ở người già là tình trạng hay gặp phải ở người cao tuổi và có xu hướng ngày một tăng. Bài viết dưới đây chỉ ra các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người nhà và gợi ý người già mất ngủ nên uống gì và ăn gì chữa mất ngủ cho người già.

 

nguoi-gia-mat-ngu

 

MẤT NGỦ Ở NGƯỜI GIÀ LÀ GÌ?

 

Mất ngủ là chứng bệnh gây khó ngủ, trằn trọc suốt đêm, hoặc có thể ngủ nhưng lại thức dậy rất sớm và không thể hoặc khó ngủ lại. Chứng bệnh này thường kéo dài, khiến người già luôn trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần suy kiệt, thể trạng yếu. 

 

Thống kê cho thấy có tới 35% dân số trên toàn thế giới bị chứng mất ngủ, trong đó gặp nhiều ở người lớn tuổi. Xét về mặt giới tính, nữ giới có tỉ lệ mất ngủ cao hơn so với nam giới.

 

Một số đặc điểm mất ngủ thường thấy ở người già bao gồm:

 

- Trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ

- Ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và tỉnh rồi khó ngủ lại

- Cảm thấy buồn ngủ, nhưng lên giường không ngủ được.

- Thường xuyên tỉnh giấc trong đêm

 - Mệt mỏi mới có thể ngủ, nhưng chỉ 1 tiếng sau tỉnh dậy và không thể ngủ lại

- Mệt mỏi, khó tập trung vào các hoạt động ban ngày

 

NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ Ở NGƯỜI GIÀ

 

 

Trả lời cho câu hỏi tại sao người già hay mất ngủ, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

 

- Do ít hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

 

- Người già mất ngủ do thay đổi sinh lý: Bước vào tuổi trung niên, cơ thể phải chịu tác động của lão hóa. Hệ thống kiểm soát nhịp sinh học của có thể làm việc không còn hiệu quả, khả năng thích nghi của người già vì thế cũng kém đi, từ đó gây ra rối loạn giấc ngủ. 

 

- Người già bị mất ngủ do mắc bệnh lý: Người già ở nước ta thường mắc các bệnh viêm khớp, đau cổ vai gáy, thoái hóa đốt sống…. Các bệnh này có đặc điểm là đau nhiều hơn vào đêm và sáng. Cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, nhiều lúc có cảm giác như kiến cắn, rất khó chịu, khiến người bệnh không thể ngủ được. 

 

Các bệnh khác như Parkinson, Alzheimer, bệnh trầm cảm, lo âu, thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen) cũng làm cho người già khó ngủ, mất ngủ liên tục. 

 

- Mất ngủ ở người già do tác dụng của thuốc điều trị bệnh: Các loại thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa…có tác dụng phụ gây mất ngủ. Bên cạnh đó, một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) nhưng lại có thể khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm. 

 

- Người già bị mất ngủ do chế độ sinh hoạt không khoa học: Nếu người già hút thuốc lá thì chất nicotin có trong thuốc lá cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc thường xuyên uống rượu, xem tivi trên giường, cầm điện thoại đọc trên giường cũng khiến người bệnh khó ngủ hơn, chất lượng giấc ngủ giảm sút đi. 

 

GỢI Ý CÁCH TRỊ BỆNH MẤT NGỦ CHO NGƯỜI GIÀ THEO ĐÔNG Y

 

Điều trị mất ngủ cho người già không dùng thuốc

 

 

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày (tránh tập nhiều sau 6 giờ tối).

 

- Giải quyết cho xong hoặc tạm gác hết những vấn đề khiến bạn lo lắng nhằm tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường ngủ.

 

- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp…

 

- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

 

- Nên xuống giường sau khi thức dậy vào buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu. Không nên ngủ nhiều vào ban ngày

 

- Hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

 

 - Phòng ngủ không nên kèm các công năng khác như là nơi đọc sách, xem tivi, làm ngoài giờ, điện thoại trao đổi công việc….

 

Trị mất ngủ cho người già bằng các bài thuốc dân gian

 

 

Người cao tuổi mất ngủ nên uống gì? Một số bài thuốc dân gian sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ dạng nhẹ, mất ngủ chưa nghiêm trọng ở người già.

 

- Bài thuốc trị mất ngủ ở người lớn tuổi bằng nhân hạt táo chua: Đập dập 20 gram hạt táo chua và đun, hãm uống trong ngày. Tình trạng mất ngủ sẽ cải thiện dần khi dùng liên tục, hàng ngày tối thiểu 1 tháng. 

 

- Bài thuốc trị mất ngủ bằng tâm sen: Tâm sen dùng để hãm chè uống trong ngày sẽ giúp đẩy lùi chứng mất ngủ lâu năm ở người cao tuổi. 

 

- Bài thuốc kết hợp hạt sen, long nhãn, củ bình vôi và nhân hạt táo chua để trị mất ngủ: Đun sôi các thành phần trên và sắc uống trong tối thiểu 1 tháng. Tốt nhất uống trong ngày và trước khi ngủ nửa tiếng. Đây là bài thuốc bổ cho người già mất ngủ đơn giản mà hiệu quả.

 

Trị mất ngủ cho người già theo Đông Y

 

Người già mất ngủ nên uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ cho người già dưới đây.

 

1. Thể tâm huyết hư: mất ngủ, hồi hộp hay quên, hoa mắt chóng mặt. 

 

Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan: Nhân sâm 10g, Đan sâm 15g, Huyền sâm 10g, Ngũ vị tử 12g, Viễn chí 08g, Cát cánh 10g, Đương quy 15g, Thiên môn 15g, Mạch môn 15g, Bá tử nhân 15g, Táo nhân 15g, Sinh địa 10h

 

Châm cứu: châm bổ các huyệt Nội quan, Thần môn, Cách du, Tâm du, Tam âm giao, Trung đô

 

Thời gian 20-30 phút/lần x 01 lần/ngày

 

Nhĩ châm: Tâm, Thần Môn, vùng dưới vỏ

 

Khí công - dưỡng sinh: tập các bài luyện khí, luyện thở. Thời gian tập tối đa 20 phút/lần

 

2. Thể can khí uất kết: mất ngủ, khó vào giấc, dễ tỉnh, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi

 

Bài thuốc Tiêu giao tán gia giảm: Bạch linh 20g, Táo nhân 15g, Bạch thược 10g, Đương quy 10g, Bạch truật 10g, Sài hồ bắc 10g, Long cốt 15g, Bạc hà 15g, Cam thảo 6g.

 

Châm cứu: châm các huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Thái xung, Phong trì

 

Thời gian 20-30 phút/lần x 01 lần/ngày

 

Nhĩ châm: giao cảm, thần môn, vùng dưới vỏ

 

Khí công - dưỡng sinh: tập các bài luyện khí, luyện thở. Thời gian tập tối đa 20 phút/lần.

 

3. Thể tâm tỳ lưỡng hư: mất ngủ, ngủ hay mê, hay quên, chán ăn, đầy bụng

 

Bài thuốc Quy tỳ thang gia giảm: Hoàng kỳ 20g, Đẳng sâm 15g, Bạch truật 15g, Táo nhân 12g, Mộc hương 10g, Đại táo 12g, Phục thần 12g, Cam thảo 06g, Đương quy 15g, Viễn chí 06g, Long nhãn 12g.

 

Châm cứu: châm bổ Nội quan, Thần môn, Thái bạch, Tâm du, Tỳ du, Tam âm giao, Túc tam lý.

 

Thời gian 20-30 phút/lần x 01 lần/ngày

 

Nhĩ châm: tâm, tỳ, thần môn, vùng dưới vỏ.

 

Khí công - dưỡng sinh: tập các bài luyện khí, luyện thở. Thời gian tập tối đa 20 phút/lần.

 

CÁCH TRỊ BỆNH MẤT NGỦ CHO NGƯỜII GIÀ THEO TÂY Y 

 

 

Trường hợp mất ngủ kéo dài, cơ thể suy nhược, người bệnh cần có biện pháp điều trị phù hợp hơn. Một số loại thuốc Tây trị mất ngủ cho người già thường gặp như:

 

- Thuốc Seduxen: là loại thuốc trị mất ngủ mãn tính. Cơ chế hoạt động của thuốc là tác động trực tiếp và gây ức chế lên hệ thần kinh trung ương. Người bệnh vì thế đi vào giấc ngủ rất nhanh. 

 

- Thuốc Haloperidol: đây là loại thuốc có tác dụng an thần, là thuốc kê đơn và được chỉ định dành cho những bệnh nhân mất ngủ kéo dài. Thuốc có khả năng điều hòa thần kinh, tạo ra cơn buồn ngủ nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc còn làm ổn định nhịp tim, làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt…

 

- Thuốc chữa mất ngủ dạng bột của Mỹ Scopolamine. Loại thuốc này hoạt động theo cơ chế gây ức chế lên trung ương thần kinh, thôi miên và làm cho cơ thể ngủ sâu hơn, ngon hơn.

 

THỰC PHẨM BỔ SUNG HỖ TRỢ TRỊ MẤT NGỦ Ở NGƯỜI GIÀ

 

Melatonin

 

Melatonin là hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não theo chu kỳ ngủ - thức của cơ thể. Thông thường, cơ thể tạo ra nhiều Melatonin vào ban đêm, tăng dần khi mặt trời lặn và giảm dần vào buổi sáng khi mặt trời mọc. 

 

Người bị mất ngủ thường có mức melatonin thấp. Bạn có thể bổ sung hormone này từ bên ngoài để cải thiện chứng mất ngủ dài ngày.

 

Tuy nhiên, cần lưu ý là chất này không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất melatonin tự nhiên của cơ thể.

 

Tham khảo: Viên uống MelatoninKẹo dẻo Melatonin

 

Magie

 

Magie là một khoáng chất thiết yếu và mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe chúng ta, trong đó có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, Magie còn giúp giảm căng thẳng, stress, giảm đau nửa đầu, tăng mật độ khoáng xương, phòng ngừa chuột rút, ổn định huyết áp,...

 

Có nhiều dạng Magie khác nhau được sử dụng làm chất bổ sung, trong đó Magie Glycinate (hay còn gọi là Magie Bislycinate) được coi là loại nhanh hấp thu và có hiệu quả cao nhất.

 

Tham khảo: Magie Glycinate chất lượng cao

 

NGƯỜI GIÀ BỊ MẤT NGỦ NÊN ĂN GÌ?

 

Để bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, người già nên ăn các thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B còn giúp cải thiện chứng mất ngủ. Người già nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B1, B3, B5, B6, B12 như: thịt, cá, sữa, trứng, gan động vật, ngao, hàu, trai,…

 

Ngoài ra, các thực phẩm giàu magie như các loại rau xanh, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt… cũng rất tốt cho người già bị mất ngủ.

 

Người cao tuổi cũng có thể sử dụng một số thực phẩm được chứng minh có tác dụng an thần như: hạt sen, tâm sen, táo đỏ, long nhãn… Cách dùng các loại thực phẩm này rất đơn giản, chỉ cần hãm uống thay trà hoặc nấu cháo, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

 

KẾT LUẬN:

 

Tóm lại, bệnh mất ngủ ở người già rất phổ biến nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra hệ lụy rất lớn đến sức khỏe. Đặc biệt, do sức đề kháng yếu, người cao tuổi dễ bị tấn công bởi các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu người già gặp phải chứng mất ngủ kéo dài, nên được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa bệnh theo đúng phác đồ, khoa học và hợp lý.

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x