THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

Giải đáp chi tiết: Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?

  • Cập nhật lần cuối: 06/03/2023

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống bạn hãy nâng cao chất lượng giấc ngủ trước. Vậy mỗi ngày ngủ mấy tiếng là đủ? 8 tiếng ngủ có phải là con số chính xác?

 

mot-ngay-nen-ngu-may-tieng

 

Giấc ngủ cần thiết cho rất nhiều phương diện sức khỏe. Chúng ta nên đầu tư nhiều cho giấc ngủ của mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc sẽ làm rối loạn cuộc sống của bạn, gây ảnh hưởng trao đổi chất, chứng viêm hay tâm trạng, sức khỏe tinh thần. Còn rất nhiều điều bạn nên biết trong bài viết này. 

 

MỘT NGÀY NGỦ MẤY TIẾNG LÀ ĐỦ?

 

Ngày ngủ 8 tiếng là con số được đưa ra bởi nhiều nghiên cứu và chắc rằng bạn đã nghe được lời khuyên nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể khỏe hơn. Tuy nhiên, đây vẫn không phải là con số cố định và bắt buộc tất cả chúng ta tuân theo. 

 

Vậy 1 ngày nên ngủ mấy tiếng? Thời gian ngủ được khuyến nghị sẽ dựa trên từng nhóm tuổi. Nhưng đó chỉ là những con số theo nghiên cứu phần lớn trên các nhóm người. Giấc ngủ của chúng ta còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Nên phụ thuộc vào tình trạng cơ thể, nhu cầu và sinh hoạt của từng người. Dựa vào tất cả những thông tin khoa học giấc ngủ, bạn cần đưa ra được lịch trình cụ thể cho mình. 

 

Mỗi ngày ngủ mấy tiếng thì đủ sẽ không có câu trả lời chung. Chỉ cần bạn đảm bảo thời lượng cho việc đi ngủ giúp bạn hoạt động tối ưu thì đó mới là câu trả lời. 

 

Tuy nhiên, dù nhu cầu ngủ có sự khác biệt nhưng hầu hết những người trưởng thành đều cần ngủ từ 7-9 giờ/đêm. Người lớn tuổi hay trẻ em thì thời gian lại có sự khác nhau.

 

Thời gian ngủ khuyến nghị:

 

  • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ

  • Trẻ 4-11 tháng tuổi: 12-15 giờ

  • Trẻ 1-2 tuổi: 11-14 giờ

  • Trẻ 3-5 tuổi: 10-13 giờ

  • Trẻ 6-13 tuổi: 9-11 giờ

  • Thiếu niên 14-17 tuổi: 8-10 giờ

  • Người từ 18-25 tuổi: 7-9 giờ

  • Người từ 26-64 tuổi: 7-9 giờ

  • Người trên 65 tuổi: 7-8 giờ

 

THIẾU NGỦ SẼ GÂY RA HẬU QUẢ GÌ?

  

So với giấc ngủ ngắn vào ban ngày thì chất lượng giấc ngủ ban đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Nó quyết định trạng thái của bạn của ngày hôm sau như nào. Do đó, thiếu ngủ sẽ khiến bạn cảm thấy một ngày tồi tệ hơn. 

 

Giấc ngủ liên quan đến năng suất làm việc, cân bằng cảm xúc, là thước đo lường sức khỏe não bộ, tim, hệ thống miễn dịch và nhiều chức năng thần kinh khác. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn không muốn nỗ lực để làm gì cả. Từ đó, chất lượng công việc sẽ đi xuống. 

 

Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia nói rằng:

 

- Ngủ không phải là thời điểm cơ thể ngừng mọi hoạt động. Đó là lúc não bộ bận rộn để xử lý mọi thông tin ban ngày và các chức năng sinh học trong cơ thể vẫn diễn ra.

 

- Mọi tế bào trong cơ thể sẽ làm việc năng nổ khi bạn ngủ. Chúng tự chữa lành, tái tạo và gia tăng sản xuất. 

 

- Hệ thần kinh là nơi hưởng lợi nhiều nhất khi bạn ngủ. Điều này đồng nghĩa tinh thần của bạn sẽ được chữa lành tốt nhất. Sự sáng tạo, tư duy, trí nhớ được cải thiện thông qua nâng cao chất lượng giấc ngủ. 

 

- Thiếu ngủ sẽ khiến bạn không kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi của bản thân. Điều này ảnh hưởng không tốt cho các mối quan hệ xã hội. 

 

Nghiên cứu gần đây đưa ra số liệu hơn ⅔ học sinh, nhân viên văn phòng rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Số người ngủ trước nửa đêm là một có số ít ỏi hiện nay. Đây chính là còi báo động sức khỏe tổng thể của hầu hết chúng ta đang xuống thấp. 

 

Vậy điều cần làm là đầu tư vào giấc ngủ, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Vậy bạn có biết mỗi ngày ngủ mấy tiếng là tốt nhất không?

 

 

LÀM SAO ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ?

 

 

Chúng ta đã có câu trả lời cho 1 ngày ngủ mấy tiếng là tốt ở từng người. Nhưng làm sao để biết là bạn đang có một giấc ngủ chất lượng? 

 

Chất lượng giấc ngủ không hiển thị qua số giờ bạn ngủ bao lâu, có đủ nhiều hay không. Nó được xem xét qua việc bạn có ngủ đủ giấc, có hoàn thành chu kỳ ngủ hay không. 

 

Dựa trên thời gian ngủ khuyến nghị đưa ra cho trẻ em và người lớn và những tình trạng cụ thể, chúng ta có được thời lượng ngủ khách quan. Nhưng không hẳn nó sẽ tối ưu để đánh giá chất lượng giấc ngủ. 

 

Chất lượng giấc ngủ cũng có thể được xem xét sau khi bạn thức dậy. Biểu hiện của bạn sau khi ngủ sẽ giúp bạn nhận biết mình có ngủ kém hay không. 

 

Đại loại bạn có thể đặt ra cho mình một số câu hỏi kiểm tra như:

 

  • Làm việc có hiệu quả không? Tinh thần có tỉnh táo không khi ngủ với thời lượng như thế?

  • Có vấn đề sức khỏe nào đang xảy ra không? Bạn có cảm thấy đau đầu khi thức dậy?

  • Mức năng lượng trong ngày như thế nào? Bạn có đủ sức để hoạt động thể chất không?

 

Một số biểu hiện chứng tỏ bạn có thể đang thiếu ngủ:

 

  • Bạn không thể thức đúng giờ nếu không có đồng hồ báo thức

  • Bạn chậm trễ rời khỏi giường sau khi thức dậy

  • Bạn cảm thấy uể oải buồn ngủ cả ngày

  • Bạn không tập trung 

  • Giấc ngủ ngắn kéo dài hơn bình thường

  • Bạn dễ dàng thiếp đi trong vài phút khi đi ngủ

 

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA BẠN

 

Tuổi tác

 

Như những chia sẻ bên trên, tuổi tác là yếu tố gây tác động đến giấc ngủ của chúng ta. So với người lớn thì trẻ em cần được ngủ nhiều hơn và chứng mất ngủ thì thường xuyên xảy ra ở người trưởng thành. 

 

Lão hóa sẽ khiến người lớn có xu hướng muốn ngủ nhiều như trẻ. Nhưng thói quen ngủ sẽ lại thay đổi khi về già. Giấc ngủ của họ nhẹ hơn, có khoảng thời gian ngắn hơn người trẻ tuổi. Tuy nhiên sẽ có nhiều giấc hơn trong ngày và dễ thức giấc đêm hơn người bình thường. 

 

Với trẻ em thì thời gian ngủ kéo dài để não bộ có thể củng cố và hoạt động tốt nhất. Giấc ngủ cực kỳ quan trọng để cải thiện trí nhớ, tăng sáng tạo và tư duy ở trẻ. 

 

Giới tính có xu hướng tác động lên giấc ngủ

 

 

Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo nghiên cứu, phụ nữ sẽ có thời gian ngủ nhiều hơn nam giới và cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao. Nguy cơ đối mặt với trầm cảm hơn 40% so với nam. 

 

Nguyên nhân do phụ nữ có nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ, nhất là giai đoạn kinh nguyệt, mãn kinh hay thời kỳ mang thai. Các giai đoạn này gây ra nhiều vấn đề giấc ngủ khác nhau và cũng khiến sức khỏe của phụ nữ dễ bị tác động xấu. 

 

Nam giới cũng có tỷ lệ giấc ngủ kém cao do tiêu thụ rượu bia, thuốc lá. Nó làm gián đoạn giấc ngủ của họ và ngăn không cho giấc ngủ sâu diễn ra. 

 

Di truyền

 

Gen di truyền, bệnh lý di truyền cũng là yếu tố quyết định bạn nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm. Các đột biến gen sẽ tác động xấu lên giấc ngủ của từng người. Có người ngủ ít hơn hoặc có người sẽ mê ngủ hơn. 

 

MỘT SỐ MẸO HỮU ÍCH GIÚP BẠN CÓ GIẤC NGỦ NGON HƠN

 

 

Dù biết được câu trả lời 1 ngày ngủ mấy tiếng đủ. Nhưng với nhịp sống hối hả hiện tại thì việc ngủ đủ giấc là khó khăn với rất nhiều người. Thức khuya - dậy sớm là câu chuyện không của riêng ai. 

 

Mất ngủ, khó ngủ sẽ khiến bạn có ít thời gian cho giấc ngủ sâu. Điều này gây bất lợi cho sức khỏe của bạn. Như vậy làm sao để cải thiện được giấc ngủ tốt hơn?

 

Có một số mẹo bạn có thể áp dụng để nâng cao chất lượng giấc ngủ:

 

- Ngủ đúng giờ, thức đúng lúc mỗi ngày. Duy trì lịch trình nhất quán để đồng hồ sinh học của cơ thể được cài đặt. 

 

- Thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, viết lách,... Làm những điều khiến đầu óc của bạn có thể chuyển sang hướng khác, không suy nghĩ tiêu cực hay căng thẳng. 

 

- Tập thở, thiền và kéo giãn cơ trước khi ngủ để lưu thông khí huyết có lợi cho giấc ngủ sâu. 

 

- Không uống rượu, bia, nước tăng lực trước khi ngủ. 

 

- Không dùng caffeine, nicotine quá sát giờ di ngủ.

 

- Đặt thiết bị điện tử cách xa chỗ ngủ, tắt hết ánh sáng xanh

 

- Hạ nhiệt độ phòng hoặc có thể ngâm nước ấm trước khi đi ngủ

 

- Để phòng tối vào đêm và có thể đón ánh sáng tự nhiên vào ban ngày

 

- Dùng tinh dầu tỏa hương có tác dụng an thần, giảm stress

 

- Thường xuyên giặt chăn gối để nơi ngủ luôn sạch sẽ, lưu hương và không ô nhiễm

 

- Mang tất khi đi ngủ để giữ ấm đôi chân cũng là cách nên làm để dễ ngủ hơn. 

 

- Sử dụng thực phẩm bổ sung hỗ trợ giấc ngủ như melatonin, magie.

 

Gợi ý: Viên uống bổ sung Magie hỗ trợ giấc ngủKẹo ngủ Melatonin

 

KẾT LUẬN:

 

Mỗi ngày ngủ mất tiếng là đủ? Dựa theo thông tin bài viết vừa cung cấp bạn cần xét ở trên từng đối tượng cụ thể để đưa ra đáp án phù hợp nhất. Bạn có thể ngủ ít hơn con số trên nhưng nếu để tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x