THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Nam giới uống sữa đậu nành có tốt không? Lợi ích và tác hại của đậu nành 

  • Cập nhật lần cuối: 03/03/2023

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường,... Nhưng đàn ông có nên uống sữa đậu nành không? Uống nhiều sữa đậu nành có gây tác hại gì không?

 

 

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA ĐẬU NÀNH 

 

Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, là loài cây họ đậu được tiêu thụ rộng rãi nhất ở nhiều khu vực. Chúng có nguồn gốc từ Đông Á, tên khoa học là glycine max. Nằm trong nhóm cây hạt có dầu, khác với đặc điểm của nhiều cây họ đậu khác. 

 

Đậu nành là thực phẩm được phổ biến sử dụng trong nhiều thập kỷ gần đây với số lượng sản phẩm từ đậu nành gia tăng đột biến. Chúng bao hàm nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, cực kỳ quan trọng đối với những người ăn kiêng, ăn chay. 

 

Những giá trị dinh dưỡng có trong 100g đậu nành bao gồm:

 

  • 63% nước

  • 16.6g protein

  • 9.9g carbohydrate

  • 3g đường

  • 6g chất xơ

  • 9g chất béo

  • 1.3g chất béo bão hòa

  • 1.98g chất béo không nó đơn nguyên

  • 5.06g chất béo không no đa nguyên

  • 0.6g omega-3

  • 4.47g omega-6

 

Ngòai ra, chúng ta còn có thể tìm thấy nhiều vitamin, khoáng chất trong đậu nành như canxi, magie, sắt, kẽm, đồng, kali, axit folate, vitamin A, vitamin B,... Cùng với những thành phần chống oxy hóa đặc biệt, giúp cải thiện nhiều vấn đề cho cơ thể.

 

1 HỘP SỮA ĐẬU NÀNH BAO NHIÊU CALO?

 

Sữa đậu nành là sản phẩm dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích. Và mang lại nhiều giá trị sức khỏe khác nhau cho từng nhóm đối tượng. Vậy bạn có biết trong 100g đậu nành chứa bao nhiêu calo? Và 1 hộp sữa đậu nành bao nhiêu calo?

 

Hàm lượng calo trong 100g đậu nành là vào khoảng 54 calo. Còn sữa đậu nành tùy theo chế biến và thành phần thêm vào sẽ có hàm lượng calo chênh lệch khác nhau. Chúng ta tìm được những thông tin cơ bản sau: (với 100ml sữa đậu nành)

 

-  Sữa đậu nành không đường có khoảng 80 calo

 

- Sữa đậu nành nguyên chất khoảng 110 calo

 

- Sữa đậu nành không đường hữu cơ khoảng 90 calo

 

- Sữa đậu nành nguyên chất hữu cơ khoảng 100 calo

 

ĐÀN ÔNG UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH CÓ TỐT KHÔNG?

 

Nhiều người cho rằng sữa đậu nành sẽ làm ảnh hưởng chức năng sinh lý của nam giới, làm nồng độ tinh trùng thấp hơn. Hay tiêu thụ đậu nành sẽ khiến ngực đàn ông phát triển. Có rất nhiều luồng ý kiến tranh cãi về việc nam giới uống sữa đậu nành là nên hay không nên. Vậy rốt cuộc thì đàn ông uống sữa đậu nành có tốt không?

 

Đàn ông uống sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

 

Đậu nành giàu polyphenol, đặc biệt là isoflavone và phytoestrogen. Cả hai nhân tố này đều có khả năng bắt chước nội tiết tố nữ estrogen. Và do đó, một số chuyên gia khuyến nghị không nên cho nam giới uống sữa đậu nành hoặc các chế phẩm đậu nành tránh làm ảnh hưởng sức khỏe tình dục nam giới. Họ tin rằng isoflavone trong đậu nành sẽ làm giảm mức testosterone. Từ đó sẽ làm giảm chức năng tình dục ở nam giới. 

 

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy isoflavone trong đậu nành và estrogen có cơ chế hoạt động rất khác nhau. Chúng ta không có nhiều bằng chứng chỉ ra được khả năng sinh sản của nam giới bị tác động tiêu cực bởi đậu nành. 

 

Nam giới uống sữa đậu nành sẽ làm tuyến vú phát triển?

 

Sự phát triển của ngực là do sự thay đổi bất thường của hormone và phản ứng của cơ thể. Thông thường ở nam giới ngực phát triển sẽ do sự tác động của lão hóa, rượu, steroid, cần sa, các loại dầu thực vật như oải hương, một số loại thuốc và phương pháp điều trị y tế. Sự thay đổi hormone cũng xảy ra do chế độ ăn kiêng đậu nành theo một số ý kiến đưa ra. Nhưng điều này không được giới chuyên môn công nhận. 

 

Về mặt lý thuyết, đậu nành có chứa isoflavone khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành phytoestrogen. Nó là nhóm chất physestrogen tương tự như estrogen tự nhiên. Đồng nghĩa nạp lượng cao isoflavone sẽ kích thích sản xuất estrogen và giảm testosterone. Kết quả đưa ra là làm mô vú to hơn. 

 

Nhưng sự bất hợp lý bị bỏ qua chính là để có hàm lượng isoflavone tăng vọt đòi hỏi lượng tiêu thụ đậu nành lên đến 12 cốc sữa mỗi ngày. Do đó, nếu khẳng định uống sữa đậu nành làm phát triển bộ ngực nam giới là không hoàn toàn đúng. 

 

Vậy, đậu nành có lợi và an toàn cho nam giới không?  Phân tích dinh dưỡng cho thấy đậu nành nguyên chất có bổ sung protein phân lập, nhiều chất xơ và ít chất béo bão hòa. Chúng có tiềm năng bảo vệ chống ung thư tuyến tiền liệt. Và trong các nghiên cứu này không đề cập đến việc suy giảm sinh sản hay làm tăng các đặc điểm nữ tính ở nam giới. 

 

Tuy nhiên, tính an toàn lâu dài khi nạp lượng isoflavone liều cao là chưa có nhiều bằng chứng cụ thể. Do đó, nam giới uống sữa đậu nành hay dùng các chế phẩm đậu nành đều cần chú ý đến liều lượng. 

 

UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

 

Ăn đậu nành có thể cải thiện hoạt động trao đổi chất

 

Đậu nành là nguồn cung cấp protein quan trọng so với nhiều thực phẩm từ thực vật khác. Đảm bảo đủ protein trong cơ thể sẽ cải thiện hoạt động trao đổi chất và hệ thống chức năng tổng thể sẽ được thú đẩy mạnh mẽ. 

 

Protein tham gia vào cấu tạo nên nhiều mô và các bộ phận thiết yếu của cơ thể. Protein từ đậu nành có thể đảm bảo cho sự tái tạo các tế bào, thúc đẩy sửa chữa các tế bào tổn thương. Nếu bạn theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay thì đậu nành sẽ là sự thay thế protein từ thịt đỏ, thịt gà, trứng,...

 

Đậu nành giúp kiểm soát cân nặng và mức cholesterol

 

Tác dụng của sữa đậu nành đối với cân nặng là gì? Một số nghiên cứu đã chỉ ra protein trong đậu nành có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Nồng độ triglycerid trong máu và gan của nhóm tiêu thụ đậu nành được báo cáo là thấp.

 

Isoflavone được chứng minh có tác động tích cực đối với trọng lượng cơ thể. Do đó, nếu ăn đậu nành có thể giúp bạn kiểm soát được vấn đề cân nặng của mình.

 

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, nếu tiêu thụ từ 25 đến 50g đậu nành mỗi ngày có thể giảm lượng cholesterol LDL xấu tới 8%. Hoàn toàn hứa hẹn ngăn ngừa đột quỵ.  

 

Kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn tiểu đường loại 2

 

Đậu nành được thêm vào chế độ ăn để giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Các carbohydrate phức hợp, protein, chất xơ và nhiều khoáng chất cũng hỗ trợ tốt cho vấn đề này. Các thành phần sẽ giúp giảm chỉ số đường huyết, có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

 

Giảm nguy cơ ung thư do thay đổi hormone 

 

Isoflavone trong đậu nành được tìm thấy có tác dụng chống ung thư. Giúp giảm nguy cơ ung thư vú đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. 

 

Các tiền chất isoflavone daidzein và genistein trong đậu nành cũng có tác dụng kháng dị ứng. Cũng giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư vú. Chúng có khả năng điều chỉnh lượng enzyme tham gia và quá trình tổng hợp estrogen.

 

Ngoài ra, các phytochemincal trong đậu nành là những chất chống oxy hóa mạnh. Chúng có thể giúp bệnh nhân tiểu đường chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Tiêu thụ đậu nành cũng giúp điều trị các chứng rối loạn dung nạp glucose, tăng lipid máu hay kháng insulin. 

 

 

Tăng cường sức khỏe tóc

 

Các báo cáo gần đây cho thấy việc uống sữa đậu nành thường xuyên có thể chống lại chứng rụng tóc do nội tiết tố androgen. 

 

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

 

Đậu nành có nguồn chất béo không bão hòa lành mạnh, giúp giảm tổng lượng cholesterol tổng thể. Điều này sẽ giúp ngăn tình trạng xơ vữa động mạch, các cơn đau tim hay đột quỵ 

 

Đậu nành cũng giúp chống lại chứng viêm, một trong các nguyên nhân gây ra bệnh tim. Bằng cách đẩy tốc độ đào thải natri qua hệ bài tiết nước tiểu. Các phytoestrogen se tác động lên các estrogen và ức chế hoạt động của chúng, giúp giảm huyết áp. 

 

Ngăn ngừa các bệnh về xương 

 

Uống nước đậu nành có tác dụng gì với phụ nữ? Đậu nành có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cao. Như nhiều canxi, magie, đồng, selen và kẽm. Dó là những yếu tố quan trọng đối với nhiều quá trình trong cơ thể. Quan trọng với cả sự phát triển của xương. Chúng cho phép xương mới phát triển và cũng đẩy nhanh quá trình chữa lành xương. 

 

Chế độ ăn đậu nành cũng là một giải pháp phòng chống loãng xương cho người lớn tuổi. Ngoài ra, với phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng cực kỳ hữu ích. Estrogen cần thiết cho việc duy trì và bảo vệ xương của phụ nữ. Phần lớn họ đều phải đổi mặt tình trạng mất xương và các bệnh về xương khi tới giai đoạn này. Do đó, tiêu thụ đậu nành đúng cách cũng sẽ ngăn chặn vấn đề này. 

 

Hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, chứng trầm cảm

 

Đậu nành có liên hệ đến chất lượng giấc ngủ. Cụ thể là isoflavone trong đậu nành có thể có lợi trong vấn đề này, Nó là một estrogen từ thực vật như chúng ta đã biết. Là dạng hormone hoạt động trên não, giúp điều hòa giấc ngủ. 

 

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương qua giữa việc bổ sung isoflavone đậu nành và khả năng cải thiện bệnh trầm cảm. Tuy còn hạn chế nhưng cũng có thể xem đây là thành phần tiềm năng để cải thiện.

 

Hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa

 

Ăn bột đậu nành có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Chế độ ăn của chúng ta hiện nay được phát hiện là thiết nhiều chất xơ cần thiết. Và nguồn chất xơ trong đậu nành có lợi để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ là một thành phần thiết yếu để có cơ thể khỏe mạnh, nhất là với hệ tiêu hóa. 

 

Chất xơ sẽ giúp làm mềm phân và đi ngoài dễ dàng hơn. Nó kích thích nhu động ruột và sự co bóp của các cơ tron để đẩy thức ăn qua hệ tiêu hóa của chúng ta. Có lợi cho chứng táo bón, hạn chế nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. 

 

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

 

Trong đậu nành có hàm lượng vitamin B complex cao và cả axit folate. Đây là các thành  phần có lợi cho phụ nữ mang thai. Chúng tăng cường xây dựng ống thần kinh và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Axit folate còn giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở trẻ.

 

Thúc đẩy sản xuất tế bào máu

 

Hàm lượng đồng và sắt cao trong đậu nành sẽ giúp thúc đẩy hình thành tế bào hồng cầu. Với lượng tế bào hồng cầu thích hợp trong cơ thể, các cơ quan, các hệ thống chức năng thiết yếu có thể nhận đủ lượng máu và oxi để duy trì mọi hoạt động. Sẽ tối ưu hóa hoạt động trao đổi chất, sử dụng năng lượng và phòng tránh bệnh thiếu máu. 

 

TÁC HẠI CỦA VIỆC UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH QUÁ NHIỀU

 

 

Ức chế chức năng tuyến giáp

 

Isoflavone trong đậu nành có nhiều tác dụng sức khỏe. Nhưng nó lại tác động tiêu cực lên cơ chế sản xuất hormone tuyến giáp. Chức năng tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa nhiệt và tốc độ của cơ thể. 

 

Do đó, nếu sử dụng đậu nành quá nhiều sẽ dễ làm ảnh hưởng nhịp tim, dễ mệt mỏi và ăn không ngon miệng.

 

Gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi

 

Trong đậu nành có nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nhất là lượng chất xơ không hòa tan - alpha galactosides rất dễ gây tiêu chảy, đầy hơi ở những người có cơ địa nhạy cảm. Vì thế nên nếu nhóm đối tượng này ăn nhiều đậu nành sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. 

 

Làm giảm khả năng hấp thụ canxi, thiếu hụt khoáng chất

 

Đậu nành có hàm lượng lớn axit phytic. Nó cao hơn nhiều so với các loại đậu khác. Đây được xem là một chất kháng dinh dưỡng. Nó có khả năng liên kết với các khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, magie và kẽm. Hạn chế sự hấp thụ chúng của cơ thể.

 

Sự thiếu hụt khoáng chất này sẽ gây ra những tình trạng khác nhau của cơ thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Như thiếu kẽm, rất dễ tạo ra sự lo lắng, trầm cảm, căng thẳng của hệ thần kinh. Hay thiếu canxi, magie có khả năng tăng nguy cơ các bệnh lý về xương khớp.

 

Để hạn chế vấn đề này, đậu nành nên được nấu, ngâm, lên men để giảm đi lượng axit phytic trong đó. 

 

Gây xơ vữa động mạch

 

Trong đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành thường chứa nhiều methionin có thể chuyển hóa thành cystein. Đây là thành phần có thể tác động xấu đến các tế bào ở động mạch. Nó làm tích tụ các chất béo trung tính, hình thành máu đông và gây xơ vữa động mạch.  

 

Có thể ngăn chặn tiêu hóa protein

 

Dù đậu nành cũng chứa hàm lượng protein, nhưng nó cũng chứa nhiều chất ức chế trypsin và protease. Đó là enzyme làm cho quá trình tiêu hóa protein trở nên vô cùng khó khăn. Có thể gây ra các triệu chứng như đau dạ dày. Hoặc sẽ khiến thiết hụt axit amin. 

 

Làm trầm trọng chứng viêm, bệnh gout

 

Các phát hiện gần đây đa cho thấy rằng dầu đậu nành cũng có thể không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Chúng có nhiều hơn hàm lượng axit béo omega 6. Nhưng có thể đòi hỏi sự cân bằng giữa các axit béo. Omgega 3 là một chất chống viêm hiệu quả của cơ thể. Nhưng omega 6 lại là chất gây viêm, tích trữ chất béo và có thể gây tăng cân. 

 

Đối với bệnh nhân bệnh gout, rất dễ bị đào thải chất purine không kiểm soát nên dễ làm cơn đau tái phát. 

 

Gây thiếu i-ốt

 

Trong đậu nành có nhiều saponin. Chất này có thể làm cho việc đào thải i-ốt diễn ra nhanh hơn. Nên nếu tiêu thụ đậu nành nhiều hoặc trong thời gian dài co thể làm cho cơ thể thiếu hụt i-ốt.

 

Có nguy cơ bị sỏi thận

 

Chất oxalat là thành phần gây ra sỏi thận. Và đậu nành thì lại giàu chất này. Theo các báo cáo kho học, các oxalat sẽ được hấp thụ và bài tiết qua đường tiểu nhưng chúng không được chuyển hóa hoặc có khả năng chuyển hóa. Khi đó sẽ cùng 

 

Tăng khả năng tiếp xúc chất gây ung thư

 

Theo báo cáo của trung tâm an toàn thực phẩm Mỹ thì có khoảng 94% đậu nành được biến đổi gen. Và nó trở thành loại cây trồng biến đổi gen số một thế giới. Nguyên do chúng được thay đổi cấu trúc để chống lại thuốc diệt cỏ. Và theo FDA, thành phần hoạt chất chính trong đó có glyphosate có thể gây ung thư cho chúng ta. 

 

Nghiên cứu khác đưa ra đậu nành biến đổi gen sẽ tích tụ và tăng khả năng hấp thụ glyphosate vào cơ thể. Tác động tiêu cực có thể xảy ra là gây sẩy thai, ngăn cản sự phát triển của thai nhi. 

 

Tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới

 

Theo nhiều nghiên cứu, uống sữa đậu nành hoặc sử dụng nhiều chế phẩm từ đậu nành có thể gây ra bệnh lý buồng trứng do sự gia tăng của estrogen. Nghiêm trọng là gây ra bệnh ung thư buồng trứng. 

 

Tổng kết:

 

Đậu nành là loại protein chất lượng cao, có lợi cho người ăn chay và nhiều đối tượng khác. Tuy nhiên, tiêu thụ đậu nành quá nhiều hoặc không đúng cách. Nhất là đậu nành biến đổi gen sẽ tăng nguy cơ bệnh lý khác nhau. Do đó, cần lưu ý trong việc lựa chọn nguồn gốc sản phẩm và cách sử dụng chúng. Để đảm bảo tốt các vấn đề sức khỏe của chúng ta. 
 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x