THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Ngủ dậy bị đau đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục

  • Cập nhật lần cuối: 06/03/2023

Sáng ngủ dậy bị đau đầu là tình trạng chung của rất nhiều người. Phần lớn trong đó là người trưởng thành, người lớn tuổi, người có chất lượng cuộc sống kém. Đó là hồi chuông cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần biết thêm về chứng đau đầu này để kịp thời chữa trị.

 

ngu-day-bi-dau-dau

 

TÌNH TRẠNG NGỦ DẬY BỊ ĐAU ĐẦU LÀ NHƯ THẾ NÀO?

 

Tình trạng sáng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt khá phổ biến hiện nay. Đó có thể là các cảm giác đau âm ỉ, đau nhói với cấp độ khác nhau. Có thể chỉ trong chốc lát cảm giác đau đầu đã biến mất nhưng tệ hơn nó có thể bám theo bạn cả một hoặc vài ngày. 

 

Các loại đau đầu có thể gặp phải là đau nửa bên đầu trái hoặc phải, đau đầu cụm/ chùm, đau đầu kịch phát,... Vậy vì sao lại có hiện tượng đau đầu sau khi ngủ dậy vào buổi sáng?

 

Khi bạn ngủ, cơ thể vẫn làm việc, nhưng ở trạng thái chậm hơn. Do đó, khi chuyển từ trạng thái ngủ sang tỉnh táo, các dây thần kinh của não bộ cũng phải thức dậy. Tức mọi thứ trong cơ thể khi đó buộc phải tăng tốc làm việc, nhạy cảm hơn. Nên giai đoạn chuyển giao này thường khiến bạn đau đầu khi ngủ dậy. 

 

Sáng ngủ dậy đau đầu có thể là một biểu hiện của sự thay đổi sinh lý trong cơ thể. Đặc biệt rối loạn vùng dưới đồi cũng làm ảnh hưởng đến sức chịu đựng cơn đau. Khi ngủ, vùng dưới đồi có chức năng điều chỉnh nhịp sinh học, điều chỉnh cơn đau nên trong giấc ngủ bạn khó để cảm nhận được. Khi thức dậy các cơn đau sẽ dần rõ hơn. 

 

Ngoài ra, đau đầu vào buổi sáng còn là dấu hiệu cho những căn bệnh khác. Nó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dồn dập. Tìm hiểu tiếp bên dưới để biết rõ tại sao ngủ dậy lại bị đau đầu. 

 

TẠI SAO NGỦ DẬY BỊ ĐAU ĐẦU - 14 NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN

 

Sử dụng cồn

 

Hậu quả chung của rất nhiều người sau một đêm cạn chén là cơn đau đầu vào sáng hôm sau. Cho dù bạn chỉ uống một ly rượu thì cũng có thể khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu. Theo các chuyên gia là do rượu làm ảnh hướng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não.

 

Khi uống đồ uống có cồn trước khi ngủ khả năng cao giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn. Nó làm tăng tần suất đi tiểu đêm và mất chất lỏng. Do vậy, sau khi uống rượu nhiều người thường có cảm giác nóng trong, khô miệng. 

 

Nếu bạn uống quá nhiều rượu thì sẽ gia tăng cảm giác nôn nao, bồn chồn, và run rẩy. Những cảm giác này sẽ phá hoại giấc ngủ ban đêm. Rượu cũng sẽ khiến tim bạn đập nhanh hơn, mạch máu mở rộng và làm việc áp lực hơn. 

 

Tất cả những điều đó sẽ khiến bạn thức dậy với cơn đau đầu dữ dội vào buổi sáng. 

 

Ngủ quá nhiều

 

Một số người thường sẽ thích ngủ bù vào ngày cuối tuần. Việc nằm lì trên giường ngủ nửa ngày cũng như một sở thích. Nếu bạn cho rằng như thế sẽ khiến cơ thể lấy lại nguồn năng lượng và giúp bạn tỉnh táo hơn thì sai lầm.

 

Việc kéo dài giấc ngủ chỉ khiến chức năng cơ thể bị trì hoãn lâu hơn. Ngủ nhiều cũng là một trong những nguyên do khiến bạn đau đầu vào buổi sáng. 

 

 

Chứng đau nửa đầu

 

Chứng đau nửa đầu là những cơn đau dữ dội ở một bên đầu. Cơ đau này có thể kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày. Nó có thể là cơn đau đầu kể cả khi bạn ngủ nhưng chỉ có cảm giác khi thức dậy. Theo nghiên cứu, cơn đau nửa đầu thường xuất hiện theo chu kỳ, tức là ở một thời gian cố định cơn đau sẽ diễn ra. 

 

Thời gian phổ biến nhất của các cơn đau nửa đầu là vào sáng sớm. Nên thường ngủ dậy bị đau đầu chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nó. Vì trong thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ sáng thì cơ thể có xu hướng sản xuất ít các chất giảm đau tự nhiên như endorphins hay enkephalin. 

 

Những người mắc phải chứng đau nửa đầu thường kèm theo với rối loạn giấc ngủ. Đây là tín hiệu cho những bệnh lý mãn tính đang tiềm ẩn. Hơn 10% dân số trên thế giới mắc chứng bệnh này. 

 

Ngáy

 

Một nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu nữa là do ngáy. Một vài nghiên cứu đã cho ra kết quả những đối tượng ngủ ngáy thường xuyên sẽ thức dậy với cơn đau đầu vào buổi sáng với tỷ lệ 23-24%.

 

Hiện tượng ngáy khi ngủ có sự liên kết với chứng ngưng thở, là một trong những nguyên nhân phổ biến tạo ra cơn đau đầu. Tìm hiểu rõ hơn ở nội dung bên dưới. 

 

Sức khỏe tinh thần kém

 

Tâm trạng kém, lo lắng, căng thẳng thường xuyên cũng khiến bạn ngủ không ngon giấc. Sức khỏe tinh thần đi xuống cũng là nguyên nhân làm cho bạn đau đầu sau khi ngủ dậy. 

 

Lo lắng, trầm cảm sẽ kéo theo nhiều phản ứng cơ thể vào ban đêm như nghiến răng, ngáy,... Những phản ứng đó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ và tăng nguy cơ ngủ dậy bị đau đầu. 

 

Khi tâm trạng không tốt bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. Suy nghĩ nhiều và liên tục tưởng tượng những điều tiêu cực. Nó sẽ gia tăng cảm giác bất hạnh và khiến cơ thể của bạn mất cân bằng hormone. Các hormone có ảnh hưởng khá lớn cho việc điều tiết tâm trạng và giấc ngủ của cơ thể. 

 

Nghiến răng

 

Bạn đừng xem thường việc nghiến răng khi ngủ. Đó là dấu hiệu cho thấy giấc ngủ của bạn đang kém đi. Nghiến răng có thể gây căng thẳng cho khớp thái dương hàm, khớp nối hàm dưới với hộp sọ trước tai, sẽ gây ra các cảm giác đau ở hàm, đau tai, ê buốt răng. Sau cùng sẽ dẫn đến đau đầu, nhất là khu vực gần thái dương. 

 

Hãy đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng nghiến răng ban đêm, tránh nảy sinh các biến chứng nghiêm trọng sau này. 

 

Chứng ngưng thở khi ngủ

 

Có lẽ bạn sẽ không nhận ra chứng ngưng thở khi ngủ của mình, nhưng nó là tình trạng nghiêm trọng có thể khiến cơ thể liên tục ngưng thở khi ngủ. Một số triệu chứng liên quan để bạn tìm đến bác sĩ là nghiến răng, ngáy, đau nửa đầu. Đó có thể là cảnh báo cho bạn về chứng ngưng thở khi ngủ. 

 

Ngưng thở khi đi ngủ là do tắc nghẽn hô hấp (OSA). Nó sẽ dẫn đến việc nghiến răng ban đêm hoặc ngủ ngáy. Sau đó là triệu chứng ngủ dậy đau đầu. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tránh nguy cơ rối loạn giấc ngủ. 

 

Căng thẳng cơ bắp 

 

Căng cơ, nhất là cơ cổ là nguyên do chủ yếu khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu vào buổi sáng. Nó có liên quan khá nhiều tới tư thế ngủ, chất liệu gối, nệm,... Nếu không phù hợp với cơ thể sẽ làm áp lực và căng thẳng cơ bắp khi bạn ngủ. Việc căng thẳng kéo dài sẽ khiến đầu bạn nổ tung vào buổi sáng. 

 

Làm việc quá sức hoặc vận động thể chất cường độ cao, không đúng cách khiến cơ bắp bị căng thẳng. Các cơn đau sẽ làm bạn khó ngủ nên dễ bị mệt mỏi vào ngày hôm sau. Kèm theo là sự phản kháng của dây thần kinh não bộ. Nên hãy thư giãn cơ bắp trước khi ngủ để giấc ngủ ngon hơn. 

 

Ngủ sai tư thế

 

Ngủ sai tư thế chắc chắn sẽ khiến bạn ê ẩm vào ngày hôm sau. Cơn đau đầu cũng sẽ bủa vây bạn. Ngủ sai tư thế sẽ tăng khả năng mất ngủ, ngủ kém do áp lực lên các cơ và nội tạng. 

 

Gối nằm cũng là một nguyên nhân khiến bạn dễ ngủ sai. Quá mềm hoặc quá cứng cũng không phải là lựa chọn lý tưởng. Hãy tìm một chiếc gối có thể khiến cột sống và cổ của bạn được giữ thẳng hàng khi ngủ. Điều này sẽ giảm áp lực cho cột sống và tránh bị đau căng cổ sau khi thức dậy. 

 

Theo nghiên cứu, ngủ nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất cho cơ thể. Nó sẽ giảm áp lực lên tim, giúp vận chuyển máu và oxy lên não bộ tốt hơn. Khi não bộ nhận đủ oxy sẽ tránh được sự căng thẳng và xuất hiện các cơn đau. Bạn không nên nằm sấp khi ngủ, nó sẽ chèn ép tim, gây tắc nghẽn lưu thông máu và hô hấp. 

 

 

Mất ngủ 

 

Không nhất thiết mất ngủ kéo dài mới làm đau đầu vào buổi sáng vì chỉ một đêm trằn trọc cũng đã khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu. Chúng ta có sợi dây liên kết giữa giấc ngủ và chứng đau đầu. Chứng mất ngủ sẽ đi kèm theo rất nhiều bệnh lý khác. 

 

Có nhiều nguyên do khiến bạn mất ngủ như thói quen ngủ kém, sinh hoạt không khoa học, sử dụng chất kích thích, cồn,... Hãy theo dõi tình trạng mất ngủ, nếu kéo dài nên can thiệp sớm để tránh bị rối loạn giấc ngủ mãn tính. 

 

Rối loạn giấc ngủ

 

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến ở những người lớn hiện nay. Đây là sự khủng hoảng về sức khỏe ở người trưởng thành ở mức báo động. Rối loạn giấc ngủ cũng như mất ngủ luôn đi đôi với cơn đau đầu. Giấc ngủ không chất lượng sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

 

Sự sai lệch của nhịp sinh học sẽ khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu dữ dội. Ngoài đau đầu thì bạn còn có thể có những biểu hiện:

 

  • Khó tập trung

  • Không năng động

  • Thường xuyên chán nản, ù lì

  • Trí nhớ kém

  • Cơ thể không linh hoạt, kém nhạy bén

 

Tác dụng phụ của thuốc

 

Việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn bị đau đầu khi ngủ dậy. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến tình trạng đau đầu càng nghiêm trọng hơn. Một số loại thuốc khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu bao gồm:

 

  • Opioid

  • Triptans

  • Aspirin

  • Thuốc chống lo âu

  • Acetaminophen/ paracetamol

  • Thuốc chống viêm không steroid

  • Benzodiazepine

 

Do đó, đừng lạm dụng thuốc, chúng cũng là nguy cơ khiến cơ thể phản ứng tiêu cực lại. Thuốc giảm đau cũng không thể dùng thường xuyên, nó chỉ khiến các cơn đau sau đó của bạn trở nên tồi tệ hơn. 

 

 

Đau, viêm khớp hàm (TMJ)

 

Việc bạn nghiến răng thường xuyên sẽ dễ là khớp thái dương hàm bị viêm. Nghiên cứu cho thấy nhức đầu là một trong các triệu chứng phổ biến nhất của TMD hay rối loạn TMJ, là chứng đau ở khớp hàm do chấn thương. 

 

Bị khối u

 

Và thêm một nguyên nhân khiến bạn không nên xem thường biểu hiện ngủ dậy bị đau đầu là khối u. Nếu đầu đau như búa bổ thường xuyên vào buổi sáng, bạn nên nghĩ đến sự xuất hiện của khối u. 

 

Khối u não chính là nguyên nhân hiếm gặp, nhưng gây đau đầu vào buổi sáng. Cơn đau nó sẽ vô cùng nghiêm trọng. Một số triệu chứng cho thấy não có khối u không thể bỏ qua:

 

  • Đau đầu buổi sáng

  • Rối loạn giấc ngủ

  • Buồn nôn hay ói mửa

  • Suy giảm trí nhớ

  • Co giật 

  • Thay đổi tính cách

 

Nếu bạn có sự nghi ngờ thì nên tìm đến bác sĩ để thăm khám. Chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị tốt nhất. 

 

TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI NGỦ TRƯA BỊ ĐAU ĐẦU?

 

 

Buổi sáng ngủ dậy bị đau đầu là triệu chứng thường xuyên mà nhiều người mắc phải. Ngủ trưa dậy bị đau đầu cũng không phải là tình trạng hiếm gặp. Vậy tại sao ngủ trưa dậy lại bị đau đầu? Tương tự với những nguyên nhân bên trên, chúng ta còn có một số lý do khác như:

 

- Cơ thể mất nước: sẽ gây khô khan, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt và đau đầu. Mất nước sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể. 

 

- Bỏ bữa sáng: không ăn sáng sẽ khiến cơ thể mất năng lượng. Nếu bạn hoạt động nhiều sẽ dễ bị hoa mắt, tụt huyết áp, làm áp lực lên tim và có thể gây đau đầu sau giấc ngủ trưa.

 

- Ngủ nhiều: thời gian tốt nhất là từ 15 đến 90 phút cho việc ngủ trưa. Nên ngủ quá nhiều sẽ dễ tăng rối loạn tâm trạng, căng thẳng và làm đau đầu. 

 

- Uống quá nhiều cà phê: Tuy cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây tác động khó chịu, trong đó có đau đầu sau khi ngủ dậy. 

 

GỢI Ý CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỦ DẬY BỊ ĐAU ĐẦU

 

 

Nếu bạn ngủ dậy bị đau đầu thường xuyên thì có thể áp dụng một số cách bên dưới để cải thiện tình trạng:

 

Xoa bóp thư giãn cơ bắp, điều trị căng cơ trước khi ngủ

Chăm sóc nhiều vào dây thần kinh cột sống

Chườm nóng ở các vị trí căng cơ, nhức mỏi

Nếu đau nửa đầu thì thử chườm lạnh

Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, nhất là trước khi ngủ

Tắm nước nóng để tăng sự thư giãn cho cơ bắp và hạ nhiệt.

Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe

Tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ

Dùng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ, môi trường ngủ thường xuyên

​​​​​​​

Hãy thử thực hiện các mẹo trên để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm đau đầu khi ngủ dậy. 

 

KẾT LUẬN:

 

Ngủ dậy bị đau đầu không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nó lại kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Không nên chủ quan với các cơn đau đầu vào buổi sáng. Nếu bạn không biết nguyên nhân vì đâu thì đánh giá lại giấc ngủ ban đêm của mình. Nếu nghi ngờ bản thân có khối u não hãy đến ngay với bác sĩ. 

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x