Quả óc chó là một trong những loại hạt giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vậy quả óc chó có những tác dụng cụ thể thế nào, giá trị dinh dưỡng ra sao và cách ăn thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
QUẢ ÓC CHÓ LÀ QUẢ GÌ?
Quả óc chó là loại quả của cây óc chó và có nguồn gốc từ nước Ba Tư cổ đại. Quả có hình tròn, kích thước nhỏ, lớp vỏ ngoài rất cứng và khi đập chúng ta sẽ thấy hạt bên trong có hình dáng như những nếp nhăn của một bộ não.
Quả óc chó thường trồng ở các nước khí hậu lạnh. Theo đó, hiện nay Mỹ là nước sản xuất hạt óc chó nhiều nhất và có độ dinh dưỡng tốt nhất
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ ÓC CHÓ
Quả óc chó rất nhiều dinh dưỡng, theo đó quả óc chó thường được tạo thành từ 65% chất béo, 15% protein. Đặc biệt lượng carbs rất thấp và rất nhiều chất xơ.
Cứ 30g óc chó sẽ chứa cụ thể các hàm lượng dinh dưỡng sau:
- 185 calo
- 18.5g chất béo
- 1.9g chất xơ
- 4.4g protein
- 0.7g đường
- 4% nước
- 3.9 g carbs
100G QUẢ ÓC CHÓ BAO NHIÊU CALO?
Quả óc chó có độ béo rất cao cùng với nhiều vitamin và khoáng chất nên hàm lượng dinh dưỡng cao. Đó cũng là lí do vì sao calo trong óc chó cũng rất cao. Theo USDA,100g óc chó sẽ có 654 calo. Đây là lượng calo lớn và khi ăn bạn không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều có thể khiến bạn tăng cân và gặp một số tác dụng phụ khác.
ĂN QUẢ ÓC CHÓ CÓ TÁC DỤNG GÌ?
- Giúp tăng cường trí nhớ, não bộ do trong óc chó chứa nhiều omega 3. Đây là loại axit béo rất tốt cho não bộ, ngăn ngừa các bệnh về trí nhớ, giúp não phát triển và khỏe mạnh.
- Ăn óc chó rất có lợi cho việc giảm cân vì các chất dinh dưỡng trong óc chó giúp cho cơ thể cân bằng dinh dưỡng, no lâu và hạn chế ăn các thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, muốn giảm cân ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng bạn cũng nên siêng tập thể dục nhé.
- Rất tốt cho tim mạch vì óc chó nhiều khoáng chất, vitamin nên giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
- Giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường do trong óc chó chứa chất béo không bão hòa. Loại chất này sẽ giúp cân bằng đường huyết, giảm tiểu đường tuýp 2.
- Giúp xương chắc khỏe do trong óc chó chứa nhiều canxi hỗ trợ người bị xương khớp, giúp xương chắc khỏe.
- Quả óc chó cho bà bầu: Dinh dưỡng trong quả óc chó giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ. Bà bầu mỗi ngày nên ăn vài hạt óc chó để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
CÁCH ĂN QUẢ ÓC CHÓ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
- Để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng hạt óc chó hay không thì hãy nên ăn thử 1 – 2 quả cho quen, sau đó mới tăng dần số lượng lên.
- Nên ăn cả lớp vỏ lụa màu nâu mỏng bên ngoài vì lớp này chứa rất nhiều chất oxy hóa, dinh dưỡng nhiều rất tốt cho sức khỏe.
- Nên nhai kỹ óc chó để cơ thể có thể hấp thu dinh dưỡng nhanh nhất, giảm đầy bụng, dễ tiêu hóa và giảm áp lực cho dạ dày.
- Để có thể bảo quản óc chó ngon nhất đảm bảo cho sức khỏe hãy nhớ bảo quản thật tốt ở nơi thoáng mát hoặc để trong lọ kín và để vào ngăn mát tủ lạnh. Vì óc chó rất nhiều chất béo nếu bảo quản không tốt dẫn đến hư hỏng.
CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUẢ ÓC CHÓ?
Ăn hạt óc chó sống được không?
Chúng ta hoàn toàn có thể ăn hạt óc chó sống được. Nó có vị hơi chát đắng bởi lớp vỏ lụa màu nâu bên ngoài của hạt óc chó. Ngoài ra, việc tách hạt sống cũng khó hơn so với hạt óc chó chín, hương vị cũng không ngon bằng hạt óc chó chín.
Quả óc chó ăn như thế nào?
Bạn có thể rang quả óc chó, làm các món bánh hay sữa và ăn. Bạn cũng có thể ăn sống tuy nhiên mùi vị sống thường không ngon bằng quả óc chó đã được chế biến.
Cách tách vỏ quả óc chó thế nào?
Muốn ăn được quả óc chó bạn cần phải tách được lớp vỏ bên ngoài ra và lấy phần nhân (hạt óc chó). Bên ngoài quả óc chó có 2 lớp bảo vệ, đó là lớp vỏ dày màu xanh và lớp vỏ cứng màu nâu. Bạn cần sử dụng kìm chuyên dụng, dao hay kéo, móc, chày búa để có thể kẹp/đập quả óc chó và lấy nhân bên trong.
Nếu bạn không thích lớp lụa mỏng màu nâu quanh hạt óc chó bạn có thể ngâm nước sạch 30-60 phút là tách được lớp này dễ dàng.
Quả óc chó kỵ với gì?
- Quả óc chó kỵ với rượu, trà đặc, thịt chim trĩ, dương địa hoàng, thuốc Dexamethasone… Nếu ăn quả óc chó kết hợp với những thực phẩm vừa kể sẽ gây hại cho sức khỏe như đầy bụng, suy tim, giảm hấp thu thuốc khiến bệnh trở nặng.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...