Stevia là gì? Dùng đường stevia có tốt không?

  • Cập nhật lần cuối: 07/03/2023

Nếu bạn thắc mắc đường ăn kiêng có ngọt không, thì câu trả lời là CÓ. Thậm chí có loại đường ăn kiêng có độ ngọt cao hơn đường ăn từ 200 đến 300 lần. Đó là đường cỏ ngọt stevia. Vậy chính xác stevia là gì?  Ăn đường stevia có tốt không?

 

 

TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG STEVIA LÀ GÌ? 

 

Stevia là tên gọi của một loại cây thảo dược có lá xanh. Có hơn 240 loài và thuộc họ Cúc, cùng họ với hoa hướng dương. Tất cả chúng đều có nguồn gốc từ Bắc và Nam Mỹ. Đã được sử dụng hàng trăm năm vì độ ngọt từ lá của chúng. 

 

Gần đây, stevia nổi tiếng như mtooj chất tạo ngọt hơn đường gấp 40 lần nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

 

Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về loại cỏ ngọt này. Sử dụng cho những người ăn kiêng kiểm soát carbohydrate. Và số lượng quốc gia chấp thuận stevia như một chất làm ngọt trong thực phẩm đã dần tăng lên. 

 

THÔNG TIN DINH DƯỠNG CỦA STEVIA

 

Đường ăn kiêng Stevia là một loại đường được sản xuất từ lá của cây Stevia. Nó thường được sử dụng như một phương tiện thay thế đường thông thường, được cho là có ít calo và không gây tăng đường huyết. Dưới đây là thông tin dinh dưỡng của đường ăn kiêng Stevia:

 

- Calo: Đường ăn kiêng Stevia có rất ít calo, khoảng 0,2 calo/g, so với đường trắng thông thường có 4 calo/g. Điều này giúp giảm lượng calo và giúp duy trì cân nặng.

 

- Đường huyết: Stevia không ảnh hưởng đến mức đường huyết, vì vậy nó thường được sử dụng như một lựa chọn an toàn cho những người có bệnh tiểu đường.

 

- Chất béo và protein: Stevia không chứa chất béo và protein, vì vậy nó không đóng góp vào lượng chất béo hoặc protein trong cơ thể.

 

- Vitamin và khoáng chất: Stevia không phải là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất, vì vậy nó không thể thay thế các nguồn dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống.

 

- Chất chống oxy hóa: Stevia có chứa một số chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương.

 

Tóm lại, đường ăn kiêng Stevia là một lựa chọn tốt để thay thế đường thông thường vì nó ít calo và không ảnh hưởng đến đường huyết. Tuy nhiên, nó không đóng góp vào các vitamin và khoáng chất và không nên được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính.

 

 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG STEVIA 

 

Đường Stevia được tạo ra bằng cách chiết xuất glycoside steviol từ lá của cây stevia. Sau đó tinh chế chúng để loại bỏ một số đặc tính đắng có trong chiết xuất thô của nó. Steviol glycoside bao gồm các hợp chất stevioside, và các dạng rebaudioside khác nhau. Trong đó rebaudioside A là dạng phổ biến nhất. 

 

Ngoài quy trình trên, glycoside steviol còn được tạo ra thông qua các quá trình gọi là chuyển đổi sinh học và lên men. Do đó, cho phép rebaudioside có vị ngon hơn và ít đắng hơn. Quy trình này thường được sản xuất dưới quy mô lớn hơn cách ban đầu. 

 

Stevia chứa 8 glycoside trong đó, là những thành phần ngọt được cô lập và tinh chế từ cây cỏ ngọt. Các glycoside bao gồm:

 

  • Stevioside

  • Rebaudiosides A, C, D, E và F

  • Steviolbioside

  • Dulcoside A

 

Chúng ta sẽ thấy stevia và một số tên gọi khác của chúng trong ảnh thành phần sản phẩm, và chúng là:

 

  • Enliten

  • Purevia

  • Rebiana

  • Steviacane

  • Chiết xuất cỏ ngọt nguyên chất

  • Sweetleaf

 

CÁC LOẠI ĐƯỜNG STEVIA PHỔ BIẾN

 

Tùy theo mức độ chế biến, cỏ ngọt stevia sẽ được tìm thấy ở ba dạng cơ bản:

 

- Cỏ ngọt lá xanh là dạng cây cỏ ngọt ít được chế biến nhất. Nó ngọt hơn đường 30 đến 40 lần. Và vẫn còn đọng lại vị đắng.

 

- Chiết xuất từ cây cỏ ngọt: Chất chiết xuất sẽ ngọt hơn đường 200 lần. So với dạng cây cỏ ngọt lá thì ít đắng hơn.

 

- Stevia biến đổi: là dạng stevia đã quan chế biến cao, có bổ sung các thành phầm GMO. Nên độ ngọt thường hơn đường từ 200 đến 400 lần. 

 

SỬ DỤNG ĐƯỜNG CỎ NGỌT STEVIA CÓ TỐT KHÔNG?

 

Stevia là một chất làm ngọt tự nhiên mang những lợi ích sức khỏe đã được chứng minh. Là chất làm ngọt không calo. Tuy nhiên vẫn nhiều người đặt ra câu hỏi đường cỏ ngọt có tốt không? Để biết rõ lợi ích dùng stevia thay đường tinh luyện, hãy theo dõi tiếp bên dưới đây:

 

Giúp giảm chỉ số huyết áp

 

Một số glucoside trong cây cỏ ngọt được phát hiện có tác dụng làm giãn mạch máu. Kích thích sự bài tiết natri và lượng nước tiểu. Đồng thời có khả năng làm giảm áp lực lên thành mạch, giảm huyết áp. Có tác dụng không nhỏ đối với sức khỏe của tim mạch. Giúp bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim.

 

Kiểm soát lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường

 

Sản phẩm thực phẩm được làm bằng chất ngọt stevia được khuyên dùng cho những bệnh nhân tiểu đường. Đây là nhóm đối tượng không nên sử dụng đường ăn thông thường hoặc thực phẩm giàu carb đơn. 

 

Stevia không làm tăng mức đường huyết. Có thể ngăn chặn lượng glucose, kiểm soát đường huyết cho người bệnh. Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, stevia được phát hiện ra có thể kích hoạt hormone glucagon. Một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu và hệ thống sản xuất thường bị suy giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

 

So với sucrose và aspartime, stevia được đánh giá là tốt hơn. Trong nghiên cứu ở người khỏe mạnh và người béo phì, nhưng người tiêu thụ stevia trong 3 ngày có phản ứng insulin và glucose thấp hơn so với nhỏ dùng sucrose và aspartame. 

 

Các glycoside trong stevia trong đường stevia hoạt động tương tự insulin. Chúng kích thích sự hấp thụ glucose vào tế bào. Do đó, lợi ích của cỏ ngọt cũng có thể ngăn chặn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Đồng thời, ngăn chặn các biến chứng liên quan đối với những người đã mắc bệnh này. 

 

Stevia có thể giúp tăng cường sức khỏe răng miệng

 

Stevia không chứa carb có thể lên men nên vi khuẩn sẽ không có cơ hội chuyển hóa carb thành các axit hữu cơ. Điều này sẽ hạn chế mức độ bào mòn men răng khi chúng ta ăn đồ ngọt. 

 

Ngoài ra, trong các nghiên cứu sâu răng, stevia được coi là một nonacidogentic, hỗ trợ cho sức khỏe răng miệng. 

 

Kiểm soát cân nặng, giảm béo phì

 

Việc thay thế các loại thức ăn, đồ uống có vị ngọt từ stevia sẽ giúp việc giảm cân, kiểm soát cân nặng được tốt hơn. Nó không chỉ giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo. 

 

Stevia còn có nhiệt trị bằng không và chỉ số đường hueyets (GI) là không. Điều này lý tưởng cho việc hạn chế cảm giác thèm ăn đường. Sẽ không làm tăng lượng đường trong máu như các chất làm ngọt nhân tạo khác.

 

Thay thế đường ăn thông thường bằng stevia có thể khiến nấm candida bị chết. Đây là một loại nấm men kích thích sự thèm đường trong cơ thể. 

 

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng khoa học, thực phẩm có chứa stevia có thể giúp giảm thiếu ảnh hưởng lâu dài đến trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể. Tuy nhiên, một số khác lại không đồng tình vì các số liệu còn quá mơ hồ cho việc stevia giúp bạn thon gọn hơn. 

 

Tuy vậy thì để tạo cảm giác ngon miệng cho chế độ ăn hoàn hảo. Dùng thực phẩm chứa stevia sẽ giúp giảm tổng lượng calo mà không tiêu thụ quá mức vào thời điểm cuối ngày. Có vẻ đây thực sự là điều tuyệt vời cho những người béo phì.  

 

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển

 

Stevia chứa nhiều sterol và các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như kaempferol, quercetin. Các kaempferol được chứng minh có khả năng làm gairm nguy cơ ung thư tuyến tụy lên đến 23%.

 

Các thành phần chống oxy hóa sẽ giúp ức chế hoạt động của các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa sự sản sinh của các tế bào ung thư. Các chất chống oxy hóa này cũng sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa sớm cho cơ thể.  

 

Trẻ em dùng đường stevia có tốt không? 

 

Theo FDA, đường stevia có độ tinh khiết cao nên an toàn cho trẻ sử dụng. Có thể thêm bào đồ ăn, thức uống của trẻ mà không làm tăng lượng calo tiêu thụ hoặc lượng đường bổ sung. Stevia không gây cario nên không làm tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ. 

 

Tiềm năng lớn cho việc dùng chất làm ngọt ít calo đối với trẻ em là cắt giảm được calo (giảm nguy cơ béo phì của trẻ), giảm tỷ lệ sâu răng và đáp ứng tốt mức đường huyết cho trẻ mắc tiểu đường loại 1,2.

 

Tuy nhiên, việc tiêu thụ chất làm ngọt ít calo quá nhiều cho trẻ cũng không được khuyến khích. Có thể thay vào đó là các loại đò uống không đường khác như sữa tươi nguyên chất. 

 

Phụ nữ có thai và cho con bú dùng đường cỏ ngọt có tốt không?

 

Đồi với phụ nữ mang thai và cho con bú cần lượng dinh dưỡng cao và calo cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Qua các xét nghiệm an toàn đã cung cấp bằng chứng cho thấy stevia có thể được sử dụng trên phụ nữ mang thai và cho con bú. 

 

Nhưng stevia nguyên lá hay chiết xuất từ stevia thô có thể không tốt để sử dụng trong quá trình mang thai. Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng cho thấy cỏ ngọt nguyên lá này sẽ không gây phản ứng tiêu cực nào cho thai kỳ. 

 

Tổng kết:

 

Steavia là chất làm ngọt không chứa calo mà chúng ta có thể sử dụng thay thế cho đường ăn. Có lợi trong kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim và cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng lâu dài của stevia nên đừng lạm dụng cho cơ thể của mình. 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x