14 tác dụng bất ngờ của cà rốt với sức khỏe và những điều cần lưu ý

  • Cập nhật lần cuối: 12/10/2023

Theo nghiên cứu, ăn cà rốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt nó rất tốt cho da, tóc và thị lực. Cà rốt chứa nhiều thành phần chống oxy hóa có lợi cho tế bào cơ thể mà không phải ai cũng biết.

 

Vậy cụ thể cà rốt có những tác dụng gì? Có nên ăn cà rốt thường xuyên không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để

 

CÀ RỐT CÓ NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG NÀO?

 

Cà rốt có nhiều lợi ích sức khỏe do giàu dinh dưỡng. Chúng bao gồm những hợp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Có vai trò quan trọng trong tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư. 

Hồ sơ dinh dưỡng tìm thấy trong cà rốt bao gồm: (tính trên 100g giá trị)

  • 40 calo

  • 9.8g carb

  • 0.8g protein

  • 4.9g đường

  • 90% nước

  • 2.7g chất xơ

  • Chất béo không bão hòa đa 0.11g

  • Chất béo 0.02g 

  • Các vitamin bao gồm: vitamin A, C, D, E, K, B6, B12, thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, choline,...
  • Các khoáng chất được tìm thấy: canxi, kẽm, sắt, phốt pho, magie, đồng, mangan, florua, selen,..

 

Cà rốt chứa nhiều beta-carotene và alpha-carotene, chúng sẽ được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, còn có luteolin - nhóm flavonoid mang đặc tính chống viêm, chống oxy hóa. 

 

14 TÁC DỤNG BẤT NGỜ CỦA CÀ RỐT VỚI SỨC KHỎE

 

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

 

Cà rốt là một trong các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Nếu ăn đủ cà rốt có thể cung cấp đến 15g chất xơ mỗi ngày. Và lượng chất xơ trong cà rốt có khả năng lên men cao. Chúng biến thành nguồn nhiên liệu cực tốt để nuôi lợi khuẩn trong đường ruột. Những vi khuẩn đường ruột phát triển sẽ tạo ra axit béo chuỗi ngắn. Chúng không chỉ có lợi cho đường ruột mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. 

 

Chất xơ sẽ giúp duy trì nhu động ruột khỏe mạnh, đều đặn. Chất xơ sẽ làm cho phân đi qua đường tiêu hóa một cách trơn tru hơn, giúp ngăn chặn tình trạng táo bón xảy ra. 

 

Cà rốt chứa nhiều chất xơ và cả carotenoid, chúng đều quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa ngắn và dài hạn. Carotenoid còn liên quan đến ngăn chặn ung thư ruột kết. Và theo đuổi chế độ ăn giàu chất xơ cũng sẽ giảm nguy cơ ung thư trực tràng.

 

Việc ăn cà rốt sống có tác dụng gì? Chính là để giữ lại càng nhiều chất xơ càng tốt. Vì khi cà rốt được nấu chín quá kỹ sẽ khiến các chất xơ biến thành sợi mềm và dễ bị phá vỡ. Như thế sẽ làm chúng hao hụt trong thực phẩm. 

 

Tăng cường hệ miễn dịch

 

Cà rốt chứa các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,... Chúng tham gia bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các nhân tố tiêu cực. Bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn, vi rút và viêm nhiễm.

 

Trong đó, vitamin A và vitamin C là hai thành phần nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể:

 

- Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ màng nhầy. Nó như một hàng rào bảo vệ ngăn vi trùng ra khỏi cơ thể. Hỗ trợ các tế bào bạch cầu giúp hệ miễn dịch của chúng ta. 

 

- Vitamin C thúc đẩy sản sinh collagen, chất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương. Tăng cường chống lại các tế bào mầm bệnh được sinh ra trong nhiều phản ứng hóa học khác. 

 

Hỗ trợ chức năng gan và giải độc tố

 

Trong cà rốt có chứa glutathione, được sản xuất tự nhiên trong gan chúng ta. Đây là nhân tố có mặt ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Mức glutathione cao sẽ giúp ổn định các vi chất khác trong cơ thể. Đó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng làm giảm mức độ tổn thương do stress oxy hóa. Cũng như giúp giải độc hóa chất ở gan.

 

Cà rốt cũng chứa các flavonoid thực vật và beta-carotene. Chúng đều hỗ trợ chức năng gan tổng thể. Beta-carotene còn được phát hiện có khả năng ngăn ngừa các bệnh về gan. 

 

Vitamin A trong cà rốt cũng hữu ích khi giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Giảm tích tụ chất béo và mật tại gan, giúp cho gan khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. 

 

Giảm viêm

 

Có vẻ chúng ta đều quen thuộc với màu cam của cà rốt. Nhưng cà rốt thực tế có nhiều màu hơn nữa. Cà rốt đỏ, vàng, tím và trắng là các màu được trồng và tiêu thụ phổ biến hiện nay. Trong đó, cà rốt tím chính là loại có chứa nhiều anthocyanin nhất. 

 

Anthocyanin chính là một carotenoid, loại sắc tố hoạt động như một chất chống oxy hóa bền bỉ. Chúng chống lại sự phá hoạt của các gốc tự do. Từ đó tạo ra khả năng giảm chứng viêm trong cơ thể. 

 

Việc chống lại chứng viêm vô cùng quan trọng. Vì nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ gây hại cho nhiều cơ quan. Chúng làm gia tăng bệnh tim, tiểu đường, thần kinh, viêm khớp và cả ung thư. 

 

Nếu thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cà rốt có thể giúp cơ thể giảm viêm hiệu quả. 

 

Tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp

 

Huyết áp cao là vấn đề đáng lo ngại, là nguồn cơ của nhiều vấn đề sức khỏe. Bao gồm xơ vữa động mạch, đột quỵ, co giật hay đau tim. 

 

Ăn cà rốt sẽ giúp bạn ổn hơn vì nó có chứa nhiều kali. Lượng kali dồi dào giúp thư giãn động mạch, cải thiện lưu thông máu, giúp giảm huyết  áp. Uống nước cà rốt có tác dụng gì không? Nghiên cứu chỉ ra với 1 ly nước ép cà rốt có thể làm giảm 5% huyết áp tâm thu. 

 

Cải thiện sức khỏe mắt

 

Nếu thị lực suy giảm bạn có thể nghĩ đến việc ăn cà rốt. Vì cà rốt rất giàu beta carotene - hợp chất được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Có lợi cho sức khỏe của giác mạc. Với 1 chén cà rốt có thể bổ sung lên tới 50% lượng vitamin A khuyến nghị hàng ngày cho chúng ta. 

 

Ăn cà rốt thường xuyên có thể bổ sung các vitamin có lợi. Cà rốt còn chứa lutein và lycopene giúp bảo vệ võng mạc, thủy tinh thể. Giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, giảm thị lực, cải thiện tầm nhìn ban đêm (bệnh quáng gà).  

 

Cân bằng cholesterol trong máu

 

Cholesterol xấu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và các bệnh mãn tính khác. Để giảm cholesterol cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và tập thể dục thường xuyên. 

 

Chất xơ cũng là yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, loại bỏ cholesterol LDL dư thừa ra khỏi thành động mạch và mạch máu. 

 

Cà tốt cũng giàu chất xơ, trong đó có pectin có thể giúp giảm cholesterol, tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể. Cà rốt không chứa tinh bột sẽ có lợi cho tim và nồng độ cholesterol trong máu.

 

Ngoài ra, canxi tìm thấy trong cà rốt cũng dễ dàng được cơ thể đồng hóa, giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh.  

 

Kiểm soát mức đường huyết

 

Ăn cà rốt sống có tác dụng gì? Nên ăn cà rốt sống hay cà rốt nấu chín? Một số thí nghiệm đã cho thấy chỉ số đường huyết trong cà rốt sống thậm chí còn thấp hơn khi nấu chín. Trong hầu hết trường hợp, cà rốt vẫn an toàn với người bệnh tiểu đường. Có vị ngọt từ đường tự nhiên, dễ dàng thêm vào chế độ ăn của chúng ta. 

 

Lý do để cà rốt lý tưởng cho người bệnh tiểu đường:

 

- Thứ nhất: cà rốt có chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng lượng đường trong máu. Chế độ ăn ít đường vô cùng quan trọng đối với người bệnh tiểu đường loại 2. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng của cơ thể một cách tốt nhất. 

 

- Thứ hai: nồng độ vitamin A trong cà rốt có lợi cho người bệnh tiểu đường. Nghiên cứu chỉ ra, mức vitamin A trong máu thấp được tìm thấy ở những người bệnh tiểu đường. Khi quá trình chuyển hóa glucose bất thường sẽ tăng nhu cầu về chất chống stress oxy hóa hơn. Lúc này đòi hỏi nạp vitamin A để cải thiện tình trạng. 

 

- Thứ ba: cà rốt giàu chất xơ, có lợi cho quá trình chuyển hóa glucose ở người bệnh. Nó cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, trao đổi chất. Làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính trong máu. 

 

Giảm nguy cơ ung thư

 

Cà rốt chứa nhiều phytochemical - chất chống oxy hóa mang đặc tính chống viêm, có lợi cho việc ngăn ngừa ung thư. Một trong số đó là beta-carotene và các carotenoid. 

 

Các hợp chất này thúc đẩy hệ thống miễn dịch và kích hoạt tổng hợp nhiều loại protein. Và mang tác dụng ức chế các tế bào ung thư. Nếu thường xuyên uống nước ép cà rốt có khả năng chống lại bệnh bạch cầu. 

 

Các carotenoid trong cà rốt còn hữu ích chống lại ung thư dạ dày, ruột kết, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư vú. 

 

Cải thiện sức khỏe xương khớp

 

Hàm lượng vitamin A có ích cho quá trình trao đổi chất của tế bào xương. Thành phần chống oxy hóa carotenoid trực tiếp can thiệp cải thiện sức khỏe xương chúng ta. 

 

Ngoài ra, cà rốt còn có canxi, phốt pho, magie, vitamin K. Chúng đều góp phần vào nhu cầu phát triển, sửa chữa xương. Nếu thiếu hụt vitamin, khoáng chất sẽ làm giảm tốc độ sản xuất collagen. Và kéo theo suy giảm mật độ xương, làm xương giòn, loãng và dễ gãy hơn. 

 

Tốt cho răng và nướu

 

Cà rốt có hương vị tự nhiên nhẹ nhàng. Nếu bạn ăn cà rốt sống có thể lưu hương trong khoang miệng. Dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh cụ thể tác dụng này nhưng việc trung hòa axit citric và axit malic tồn đọng trong miệng, sẽ cải thiện một ít sức khỏe răng miệng. 

 

Giảm một số triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt

 

Ăn cà rốt có tác dụng gì cho phụ nữ? Cà rốt được tìm thấy có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi tới kỳ kinh, lưu lượng máu không đều có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống lành mạnh. Cà rốt chính là thực phẩm bạn không thể bỏ qua trong chế độ ăn này. Nó cũng giúp phụ nữ giải tỏa tâm trạng, ít bốc hỏa hơn.  

 

Cải thiện làn da

 

Rau củ chính là chìa khóa cho làn da khỏe mạnh. Các loại rau củ giàu carotenoid sẽ giúp cải thiện vẻ ngoài của làn da và giúp da trẻ trung hơn. Nếu bạn muốn cơ thể chuyển hóa nhiều beta-carotene thành vitamin A. Thì cà rốt là lựa chọn tuyệt vời. 

 

Tuy nhiên, vì vitamin A là vitamin tan trong chất béo. Nên để tăng hàm lượng chất này có thể sử dụng kết hợp với một ít chất béo tốt. 

 

Cà rốt có lợi trong điều trị mụn trứng cá, viêm da, phát ban hay một số bệnh ngoài da khác. 

 

Giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng

 

Cà rốt cung cấp vitamin A,C kali và các hợp chất giảm stress oxy hóa. Chúng góp phần cải thiện sức khỏe tóc, tăng hàm lượng collagen cho tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng.

 

CÀ RỐT CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI DA VÀ TÓC?

 

Lợi ích của cà rốt đối với làn da

 

Một ly nước ép cà rốt mỗi ngày có thể là cứu tinh cho làn da của bạn. Hãy xem những lợi ích mà làn da nhận được từ cà rốt:

 

- Hỗ trợ điều trị một số bệnh về da: Mụn trứng cá, viêm da, mụn nhọt, phát ban,.. Cà rốt bổ sung nhiều chất chống oxy hóa, đặc tính kháng khuẩn cao, giúp ngăn ngừa một số vi khuẩn gây hại. Chỉ với 1 ly nước ép cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể cải thiện các vấn đề đó.

 

- Giảm tình trạng khô da: Ăn cà rốt có thể cải thiện vấn đề da khô, cho da luôn ẩm mịn. 

 

- Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời: Da chúng ta dễ bị tổn thương bởi các tia độc hại. Khi mô da bị hư hại sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Xuất hiện nhiều sắc tố trên da, gây nám, sạm và tàn nhang. Trong cà rốt chứa nhiều beta-carotene, giúp tăng cường chống lại gốc tự do, bảo vệ tế bào gốc. Giúp da có nhiều đề kháng trước ánh nắng mặt trời. 

 

- Giảm tốc độ của lão hóa: Như trên, cà rốt chứa beta-carotene và nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Da chúng ta cần có nhiều dưỡng chất như thế để duy trì hoạt động sống tế bào. Khi trao đổi chất trong tế bào được cải thiện sẽ ngăn chặn lão hóa nhanh. 

 

- Làm mờ thâm, sẹo: Do có đặc tính chống oxy hóa sẽ thúc đẩy tái tạo tế bào. Nên thoa một ít chiết xuất từ nước ép cà rốt có thể giúp da chữa lành vết thương.

 

- Làm sáng, đều màu da: Cà rốt chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng có tác dụng cho da. Như vitamin A, C và E là các thành phần quan trọng để cải thiện hình ảnh. Tăng thêm độ căng bóng, sáng khỏe tự nhiên cho làn da. Có thể ăn cà rốt, nước ép cà rốt hoặc các sản phẩm có chiết xuất thành phần từ cà rốt cho da. 

 

Lợi ích của cà rốt đối với tóc

 

Ngoài có lợi cho sức khỏe và làn da, cà rốt còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho mái tóc của bạn. Nó cung cấp vitamin A, B, C, E và K - đều là những dưỡng chất cần thiết đối với tóc.

 

Nhờ đặc tính chống oxy hóa, cà rốt có lợi cho tình trạng rụng tóc, tóc mảnh, chẻ ngọn, khô xơ, đồng thời giúp duy trì sức khỏe da đầu, giúp tóc được nuôi dưỡng một cách tốt nhất trước tác hại của nhiều yếu tố bên ngoài. 

 

Tác dụng của cà rốt đối với mái tóc bao gồm:

 

- Thúc đẩy mọc tóc: Vitamin A và biotin trong cà rốt sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất keratin có lợi cho tóc. Vitamin C, E sẽ hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ sợi tóc chắc khỏe trước ánh nắng. Các vitamin còn lại sẽ cải thiện lưu thông máu, giúp tóc hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. 

 

- Ngăn ngừa rụng tóc: Cà rốt có chứa hai hợp chất sinh học là carotenoid và anthocyanins. Còn có polyacetylenes, biotin, vitamin C và folate. Tất cả các chất sẽ cải thiện vấn đề tóc rụng do tăng mức DHT. 

 

- Hạn chế nhiễm trùng da đầu: Nước ép cà rốt có lợi cho da đầu nhờn. Với tính chất làm se, sẽ giúp điều tiết việc sản xuất dầu thừa trên da đầu, ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp chân tóc thông thoáng, dễ cho dưỡng chất đi sâu. 

 

- Điều trị gàu: Cà rốt có tính chống viêm, tốt cho vấn đề gàu trên da đầu. Khả năng chống nấm của nó nhờ vào anthocyanins và carotol. Và cũng sẽ ngăn sự gia tăng của Malassezia globosa - nấm gây ra gàu. 

 

- Cải thiện kết cấu sợi tóc: Cà rốt chứa vitamin A, E, axit oleic, axit palmitic sẽ tăng khả năng dưỡng và làm mềm tóc. Nước ép cà rốt và chiết xuất từ cà rốt có thể giúp tóc bồng bềnh, mềm mượt hơn. 

 

- Ngăn chặn hư tổn tóc: Tóc yếu sẽ dễ bị hư tổn bởi yếu tố môi trường. Dùng nước ép cà rốt thoa lên tóc có thể giúp phục hồi tóc hư tổn, củng cố chân tóc, giảm chẻ ngọn. 

 

- Hạn chế tóc bạc sớm: Beta-carotene, vitamin E, C, axit caffeic, flavonoid, anthocyanins sẽ giảm các phản ứng oxy hóa lên tóc. Căng thẳng oxy hóa chính là một trong các nguyên nhân khiến cho tóc bạc sớm. 

 

CÀ RỐT CÓ TÁC DỤNG PHỤ GÌ KHÔNG?

 

Cà rốt là thực phẩm phổ biến với nhiều lợi ích sức khỏe mà chúng ta vừa biết đến. Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn mà nhiều người không biết. Bên dưới là những gì bạn cần nhớ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh:

 

Một thắc mắc của nhiều người là ăn cà rốt bao nhiêu là đủ? Ăn nhiều cà rốt có sao không? Có phải càng ăn nhiều sẽ càng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể?

 

Câu trả lời là KHÔNG. Chúng ta biết cà rốt có hàm lượng vitamin A khá cao. Trung bình 1 củ cà rốt có khoảng 509 mcg vitamin A. Nồng độ vitamin A ổn định mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mức vitamin A vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe.

 

Mức vitamin A trung bình có thể chấp nhận, ngăn ngừa phát sinh độc tính là 3000mcg mỗi ngày cho 1 người trưởng thành. Hàm lượng này tương đương với 5 - 6 củ cà rốt. Cơ bản trong chúng ta sẽ rất ít ai ăn số lượng như thế trong một ngày. Nên vấn đề ngộ độc vitamin A sẽ ít xảy ra.

 

Tuy nhiên, trong một ngày bạn không chỉ tiêu thụ mỗi cà rốt là thực phẩm chứa vitamin A. Do đó, nên tìm hiểu thành phần trong từng thực phẩm và hàm lượng trong mỗi bữa ăn tránh nạp dư thừa một thành phần nào vào cơ thể. 

 

Ngộ độc vitamin A sẽ có các biểu hiện như dị ứng, đầy hơi, làm đổi màu da. Hãy ăn thực phẩm một cách đúng đắn theo lượng khuyến nghị để tránh bất kỳ tác dụng phụ có thể xảy ra. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày nếu bạn có tiền sử bệnh lý mãn tính. 

 

Phản ứng dị ứng

 

Nếu trước đây bạn từng dị ứng với một số thành phần trong rau củ, thì cà rốt cũng có thể khiến bạn khó chịu. Các phản ứng phát ban, tiêu chảy, sốc phản vệ, nổi mề đay hay sưng tấy có thể xảy ra. Các chất gây dị ứng có thể tìm thấy trong phấn hoa cà rốt. 

 

Ngộ độc vitamin A

 

Vitamin A là thành phần nổi bật có trong cà rốt. Nhưng nếu tiêu thụ thừa vitamin A sẽ sinh ra phản ứng phụ. Khi dư thừa, chúng sẽ được lưu trữ trong gan hoặc các mô mỡ. Và lâu ngày sẽ sinh độc tính. Men gan có thể tăng lên mức cao bất thường khi ngộ độc vitamin A. Mức vitamin A an toàn là 10000 IU. 

Một số biểu hiện cho thấy bạn đang ngộ độc vitamin A:

 

  • Chán ăn

  • Buồn nôn

  • Rụng tóc

  • Gây mệt mỏi

  • Chảy máu mũi

 

Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây hại cho nhiều hệ thống cơ quan. Nó có thể ức chế hình thành xương, gây loãng xương và gãy xương. Cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. 

 

Thay đổi hương vị của sữa mẹ

 

Khi ăn cà rốt nhiều trong lúc cho con bú, có thể làm thay đổi hương vị của sữa. Hoặc bất cứ loại thực phẩm có mùi đặc trưng nào cũng sẽ gây ra hiện tượng này. Nên hãy tiêu thụ chúng một cách cân đối và thích hợp nhất. 

 

Làm đầy hơi

 

Tiêu hóa kém mà ăn nhiều cà rốt cũng sẽ dễ bị đầy hơi. Lượng chất xơ quá nhiều sẽ khiến dạ dày khó chịu. 

 

Kích thước và độ cứng không an toàn cho trẻ nhỏ

 

Một số nghiên cứu đưa ra, cà rốt có thể làm nghẹt thở trẻ nhỏ. Nên nếu cho bé ăn dặm bằng cà rốt nên nghiền chúng thành hỗn hợp sền sệt. 

 

Có thể làm đổi màu da

 

Một chút rắc rối xảy ra với da nếu như bạn ăn quá nhiều cà rốt là làm da đổi màu. Phản ứng này vô hại cho sức khỏe, gọi là carotenemia. Do quá nhiều beta-carotene trong máu, loại sắc tố này sẽ làm cho da chuyển sang màu cam. 

 

Tăng nhãn áp ở phụ nữ 

 

Một điều trái ngược với tác dụng cho thị lực là nếu ăn nhiều cà rốt sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng nhãn áp. Điều này xảy ra ở một số phụ nữ ăn nhiều hơn hai phần cà rốt mỗi tuần. 

 

CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN CÀ RỐT

 

Để nhận nhiều dinh dưỡng từ cà rốt, hãy chọn những củ tươi ngon, mới thu hoạch. Vậy bạn đã biết đâu là 1 củ cà rốt ngon không? 

 

- Dựa vào màu sắc: hãy chọn những củ sáng màu, trơn láng, thân cứng không mềm nhũn. Không nên chọn những củ nhợt màu, phần vỏ bị trầy, nhiễu hõm sâu.

 

- Cuống cà rốt: nên chọn những củ còn nguyên cuống xanh, tươi, lá không bị héo càng tốt. Những củ cà rốt có cuống héo, bị dập chảy nhớt, có nhiều vết thâm thì hãy bỏ qua. 

 

- Lõi cà rốt: Phần lõi ở giữa càng nhỏ thì càng ngọt và ngon. Củ có nhiều lá ở gốc, vai to, dày thì lõi sẽ to, củ cứng và khó ăn. 

 

- Kích thước: Nên lựa những củ cà rốt vừa và nhỏ. Vì củ cà rốt to quá sẽ chứa nhiều chất xơ, độ ngọt tự nhiên sẽ giảm. 

 

Đã có cà rốt tươi ngon, thì việc bảo quản chúng cũng là điều quan trọng. Bảo quản làm sao để củ cà rốt vẫn giữ được nguyên vẹn, không dập, không héo?

 

- Nếu sau khi mua về chưa chế biến ngay hãy đặt cà rốt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Như thế có thể bảo quản từ 2-3 tuần. Nhưng nếu thời gian quá lâu thì chất dinh dưỡng trong cà rốt cũng sẽ bị mất đi. 

 

- Cà rốt nếu đã sơ chế qua như rửa với nước, cắt nhỏ thì tốt nhất là chế biến ngay. Vì nếu giữ chúng trong tủ lạnh sẽ bị khô, mất nước, dễ mềm và thối rữa.

 

- Để cà rốt giữ nhiều dinh dưỡng hơn, nên cắt bỏ phần cuống. Bọc chúng trong túi vải hoặc túi bóng khí và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nên sử dụng chúng trong 1 tuần. 

 

KẾT LUẬN:

 

Cà rốt chứa nhiều carotenoid có lợi cho việc phòng chống và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ăn cà rốt sống có thể giữ lại hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nước ép cà rốt. Tùy theo mục tiêu của bạn trong quá trình giảm cân mà lựa chọn cách chế biến cà rốt sao cho phù hợp nhất. Không tiêu thụ cà rốt quá nhiều trong thời gian ngắn để tránh gây hại cho hệ thống chức năng. 

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x