Yến mạch đang dần trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người. Nó thường xuất hiện trong bữa sáng của nhiều chế độ ăn dinh dưỡng khoa học khác nhau. Cung cấp nhiều lợi ích tuyệt với mà chúng ta có thể chưa nắm hết. Bài viết này sẽ giúp củng cố lại thông tin và giúp mọi người hiểu rõ hơn yến mạch có tác dụng gì đối với cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay những kiến thức được chia sẻ bởi các chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết bên dưới này nhé.
YẾN MẠCH LÀ GÌ?
Yến mạch phát triển ở những vùng ôn đới như Hoa Kỳ, Canada. Là loại cây có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, chịu được đất kém. Được sử dụng nhiều trong ăn uống, chế biến thành các dạng thực phẩm khác nhau để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Yến mạch ngũ cốc là thực phẩm gia tăng sức khỏe và có nhiều đặc tính khác nhau trên cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đưa ra sử dụng yến mạch thường xuyên thực sự có hiệu quả trong nhiều vấn đề khá nhau. Ngay cả tuổi thọ hay các bệnh về ung thư cũng có sự thay đổi rõ giữa nhóm người dùng và không dùng yến mạch trong bữa ăn.
TÁC DỤNG CỦA YẾN MẠCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TOÀN DIỆN
Yến mạch có nhiều giá trị dinh dưỡng mà cơ thể cần
Yến mạch rất giàu các khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa quan trọng. Yến mạch là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất đến từ thực vật. Có khả năng giúp cơ thể cân bằng lại dinh dưỡng.Theo các báo cáo dinh dưỡng trong 100g yến mạch có chứa:
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt, là nguồn tuyệt vời của chất xơ, carbohydrate, phốt pho, kali, selen, magiê và vitamin B tổng hợp. Sau đây là thành phần dinh dưỡng cho 100 g yến mạch thô, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Giá trị dinh dưỡng | Hàm lượng |
Energy | 379 kcal |
Water | 10.8g |
Protein | 13.2g |
Fat | 6.52g |
Carbohydrate | 67.7g |
Sugar | 0.99g |
Fiber | 10.1g |
Calcium | 52mg |
Sodium | 6mg |
Patassium | 362mg |
Magnesium | 138mg |
Phosphorus | 410mg |
Iron | 4.25mg |
Zinc | 3.64mg |
Copper | 0.391mg |
Selenium | 28.9 ug |
Yến mạch giàu chất chống oxy hóa
Các thành phần chống oxy hóa có trong yến mạch abo gồm phytic axit, vitamin E, các hợp chất phenolic và avenanthramides. Những chất này có tác dụng chống viêm, ngăn cản sự hình thành của các sản phẩm thừa. Ức chế hoạt dộng của các enzyme sản xuất gốc tự do. Bảo vệ tốt các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
Như Avenanthramides là thành phần nổi trội trong đó. Có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim thông qua việc tăng lượng oxit nitric. Các phân tử này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình giãn nở của các mạch máu, tăng lượng máu và quá trình lưu thông thuận lợi hơn.
Yến mạch giàu chất xơ hòa tan
Yến mạch chứa cả chất xơ hòa tan va không hòa tan. Trong đó hàm lượng beta-glucan. Chất này hòa tan trong nước, giúp giảm mức độ LDL và cholesterol toàn phần. Giảm lượng đường trong máu và các phản ứng với insulin.
Yến mạch giúp ổn định nồng độ insulin và glucose
Yến mạch có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng chất xơ cao. Điều này sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu chúng ta. Điều chỉnh lại nồng độ insulin và glucose trong máu sau bữa ăn.
Tiêu thụ yến mạch có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2. Tuy nhiên có một số sản phẩm yến mạch kém chất lượng gia tăng hương vị chứa nhiều đường và phản lại tác dụng vốn có của nó. Do đó nên chú ý về bảng thành phần và chất lượng sản phẩm trước khi mua nhé.
Yến mạch giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ beta-glucan trong yến mạch giúp giảm nồng độ cholesterol LDL trong máu. Các chất chống oxy hóa trong đó cũng giúp ngăn chặng stress oxy hóa LDL, giảm nguy cơ dẫn đến các vấn đề tim mạch. Vitamin E trong đó cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho sức khỏe của tim.
Yến mạch hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón
Yến mạch có nhiều chất xơ không hòa tan giúp giảm triệu chứng táo bón. Làm tăng trọng lượng phân và hàm lượng nước của phân, giúp chúng mềm ra và dễ dàng đi ra ngoài hơn. Còn có khả năng chống lại dấu hiệu ung thư đại trực tràng.
Nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện beta-glucan trong yến mạch có thể làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột. Giải quyết một số vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, hội chứng kích thích đường ruột.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn bắt gặp một số trường hợp bị đầy hơi, táo bón khi ăn yến mạch. Và lý do chính gây ra chính là bột yến mạch có thể sinh khí đường ruột trong vài điều kiện nhất định. Hàm lượng chất xơ hòa tan có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều khí trong đường ruột.
Yến mạch giúp tăng cường hệ miễn dịch
Beta-glucan chính xác là thành phần vàng trong yến mạch. Nó sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy hoạt động của các tế bào bạch cầu và chống lại bệnh tật. Beta-glucan cải thiện khả năng của đại thực bào, bạch cầu trung tính,... Làm cho chúng có hiệu quả hơn trong việc chống lại một số loại vi khuẩn, vi rút và nấm,...
Hàm lượng selen và kẽm trong yến mạch cũng gia tăng khả năng chống lại nhiễm trùng. Thúc nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Một số báo cáo chỉ ra, việc cho trẻ ăn dặm sớm cùng yến mạch sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn. Bởi đặc tính kháng viêm từ các thành phần có trong yến mạch.
Yến mạch phòng tránh nhiều bệnh ung thư
Chính các chất chống oxy hóa có trong yến mạch sẽ giúp chống lại các bệnh ung thư. Các chất xơ có khả năng ngăn ngừa ung thư trực tràng, ruột kết. Và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cũng sẽ giảm tỷ lệ mắc phải ở nhóm người bổ sung yến mạch trong thực đơn.
Yến mạch giúp điều trị tăng huyết áp
Yến mạch giúp giảm chỉ số huyết áp, giảm đến 22% nguy cơ mắc bệnh tim cho nhiều người. Có thể chọn loại yến mạch nấu chín hoặc bột yến mạch hữu cơ cho bệnh nhân cao huyết áp sử dụng.
Các chất xơ hoàn tan là liệu pháp cho chế độ ăn ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp. Các beta-glucan trong đó có tác dụng đến sự chuyển hóa carb và mức huyết áp cho người béo phì.
Yến mạch hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương
Trong yến mạch có các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương. Trong đó có silicon và silic. Chúng có vai trò trong việc hình thành và duy trì xương. Hỗ trợ điều trị chứng loãng xương cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh.
Tuy nhiên, trong yến mạch có axit phytic, đây là thành phần có thể cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó, chuyên gia khuyên rằng hãy lưu ý trước khi sử dụng yến mạch để cải thiện một số vấn đề về xương của bạn.
Yến mạch giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ
Cung cấp các axit amin và chất dinh dưỡng làm tăng sản xuất melatonin. Đó là một chất gây ngủ. Gia tăng nhận tryptophan cho cơ thể, có tác dụng an thần. Đồng thời cung cấp thêm B6 giúp giảm căng thẳng cho hệ thần kinh.
Một số các kết hợp yến mạch cùng các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe thần kinh sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Như sữa tươi, mật ong,...
TÁC DỤNG CỦA YẾN MẠCH ĐỐI VỚI LÀN DA
Chúng ta thường dùng bột yến mạch để chăm sóc da. Và đặc biết yến mạch có tác dụng đối với mụn trứng cá. Chúng giúp thấm hút dầu thừa trên da và làm giảm các nốt mụn trên da mặt.
Bột yến mạch chứa kẽm, sẽ giúp giảm viêm và tiêu diệt vi khuản gây mụn. Bổ sung kẽm cho cơ thể cũng giúp giảm tổn thương trên da do mụn trứng cá để lại.
Đặc tính chống oxy hóa trong các thành phần từ yến mạch cũng giúp điều trị tình trạng da khô, ngứa. Bạn sẽ được giới thiệu nhiều cách sử dụng yến mạch trên da đại loại như dùng để tẩy da chết, hoặc kết hợp baking soda để làm sạch da.
Kết hợp sữa và yến mạch là hỗn hợp tuyệt vời cho làn da. Chúng có thể hoạt động như một chát dưỡng ẩm tự nhiên và cho da mịn màng hơn. Da sẽ sáng hơn và có khả năng loại bỏ nhiều sắc tố trên đó do dung nạp các chất chống oxy hóa. Dù thấp nhưng bạn sẽ nhận được kết quả nhờ vào sự kiên trì.
TÁC DỤNG CỦA VIỆC ĂN YẾN MẠCH GIÚP GIẢM CÂN
Yến mạch dùng để giảm cân không còn là xa lạ với chúng ta. Chất xơ và protein có trong đó sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể. Tạo cảm giác no lâu để hạn chế việc tiêu thụ nhiều thức ăn. Giảm mức độ dung nạp chất béo và các chất không lành mạnh vào cơ thể.
Tạo điều kiện cho cơ thể sử dụng chất béo dư thừa bên trong để làm năng lượng nuôi dưỡng hoạt động. Các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có nhiều chất xơ và giúp no nhanh hơn.
Yến mạch có thể hấp thụ nước tốt. Tăng thêm tính nó cho cơ thể. Dòng thời các beta-glucan trong yến mạch có thể trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày. Cụ thể hơn chính là giảm tốc độ của việc tiêu hóa.
TÁC DỤNG CỦA YẾN MẠCH CHO SỨC KHỎE MẸ BẦU VÀ ĐANG CHO CON BÚ
Phụ nữ mang thai thường ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng dẫn đến qáu tải và tăng cân không hợp lý. Bằng cách sử dụng yến mạch thay thế một số bữa ăn sẽ giúp cơ thể cân bằng lại dinh dưỡng.
Dạng yến mạch nguyên hạt nhiều chất xơ, vitamin và protein rất tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chúng sẽ bổ sung nhiều vitamin nhóm B cần cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
CÓ NÊN ĂN YẾN MẠCH QUÁ NHIỀU TRONG MỘT NGÀY?
Yến mạch thực sự tốt và cần thiết cho thực đơn dinh dưỡng. Nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng yến mạch thay thế hoàn toàn các nguồn thực phẩm khác. Tùy vào loại yến mạch và mục đích sử dụng, chúng ta sẽ có định lượng tiêu thụ khác nhau.
Lý tưởng nhất là 200-400g yến mạch cho một ngày và từ 3-4 lần/ tuần. Dùng làm bữa chính hoặc cho các bữa ăn nhẹ cùng nhiều loại trái cây khác nhau. Tốt nhất là lựa chọn các thực phẩm ít calo đi cùng yến mạch.
CÓ TÁC HẠI GÌ TRONG VIỆC SỬ DỤNG YẾN MẠCH KHÔNG?
Dù yến mạch bản chất không chứa gluten. Nhưng quá trình trồng trọt, thu hoạch hoặc sản xuất đóng gói tùy theo mục đích sử dụn có thể pha lẫn các nguyên liệu chứa gluten trong đó. Do đó, với những người bệnh celiac hay không dung nạp được gluten có thể gặp trở ngại khi sử dụng yến mạch.
Cho nên hãy tìm hiểu kỹ sản phẩm yến mạch bạn muốn mua. Lựa chọn nơi bán uy tín, đầy đủ thông tin sản phẩm để đảm bảo yến mạch mua là nguyên chất không bị pha tạp các thành phần khác.
Tổng kết:
Qua bài viết chúng ta cũng đã biết yến mạch có tác dụng gì đối với sức khỏe và nhiều mặt khác trong cơ thể chúng ta. Hãy dùng yến mạch một cách khoa học để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của chúng ta nhé.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...