Đạm, hay protein là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất đối với cơ thể. Vì thế, bạn cần lưu ý bổ sung đủ để không bị thiếu đạm.
Vậy cụ thể thiếu chất đạm sẽ bị bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
THIẾU ĐẠM BỊ GÌ?
Trước khi tìm hiểu cụ thể: “Thiếu đạm bị gì?” thì hãy cùng Gymstore đi qua một chút về vai trò của chất đạm trong cơ thể.
Vai trò của chất đạm trong cơ thể
Cơ thể cần đạm để sửa chữa các mô và tế bào cũ và tạo ra các tế bào mới trong cơ thể. Vì vậy, đạm rất cần cho hoạt động lành mạnh của cơ thể.
Đạm là thành phần nhiều thứ hai trong cơ thể, chỉ sau nước. Đạm tập trung lượng lớn ở cơ bắp, khoảng 43%, da 15% và máu 16%, và lượng đạm tiêu thụ hằng ngày chiếm khoảng 10 - 15% năng lượng cung cấp cho cơ thể, theo Hindustan Times.
Protein có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, nó giúp:
• Cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống.
• Tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng.
• Có vai trò bảo vệ cơ thể.
• Điều hòa nước, cân bằng độ pH cho cơ thể.
• Tham gia vào quá trình cân bằng năng lượng cho cơ thể.
Vậy thiếu đạm bị gì? Chính vì đạm có vai trò quan trọng với cơ thể, khi cơ thể thiếu protein trong 1 thời gian dài sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
• Giảm cân, mất cơ hoặc yếu cơ
• Suy giảm miễn dịch do protein cần thiết cho sản xuất, tổng hợp các kháng thể, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh nên khi giảm các kháng thể sẽ làm suy giảm miễn dịch
• Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ
• Mất tập trung trong công việc và học tập
• Tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, khớp, thiếu máu
• Phục hồi sau chấn thương chậm
Nếu để tình trạng thiếu đạm xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người cao tuổi, mới ốm dậy, sau phẫu thuật, người hay bị căng thẳng, stress,...
6 TRIỆU CHỨNG THIẾU ĐẠM BẠN CẦN LƯU Ý
Sau đây là 6 triệu chứng thiếu đạm phổ biến bạn cần lưu ý, nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào cần theo dõi và bổ sung protein hợp lý để tránh các biến chứng nguy hiểm:
Giảm khối lượng cơ bắp là triệu chứng thiếu đạm phổ biến nhất
Điều này có thể xảy ra vì nếu thiếu chất đạm trong chế độ ăn uống, cơ thể có xu hướng lấy từ cơ bắp lượng đạm cần thiết cho các hoạt động sống.
Tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ dẫn đến mất cơ. Chính vì vậy, cần tiêu thụ đủ lượng đạm cơ thể cần, để xây dựng cơ bắp khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch bị tổn thương
Axit amin là thành phần cấu tạo nên đạm. Tuy nhiên, sự thiếu hụt axit amin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều này có thể gây tổn hại cho hệ miễn dịch và có thể vô hiệu hóa khả năng cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Một nghiên cứu cho biết, tiêu thụ đạm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và tránh được bệnh tật.
Đạm dường như thúc đẩy sản xuất glutathione trong mô. Glutathione là một yếu tố trong hệ thống phòng thủ chống ô xy hóa trong cơ thể, quyết định chức năng miễn dịch.
Xương dễ gãy
Đạm giúp duy trì mật độ xương và giúp xương chắc khỏe. Thiếu đạm có thể khiến xương yếu và dễ gãy.
Vết thương chậm lành cũng là một triệu chứng thiếu đạm cần lưu ý
Quá trình chữa lành vết thương có liên quan đến độ đạm trong cơ thể. Do đó cần ăn đủ lượng đạm tối thiểu khuyến nghị hằng ngày để giúp chữa lành và tăng tốc độ hồi phục các chấn thương.
Tóc rụng, móng dễ gãy
Mặc dù đạm đảm nhiệm chức năng xây dựng và duy trì sự phát triển của tế bào, nhưng cũng là một phần thiết yếu của da, tóc và móng.
Thiếu đạm có thể gây vết đỏ trên da, móng tay dễ gãy hơn và tóc dễ gãy rụng hơn. Khi thiếu đạm, tóc có thể mất đi độ bóng mượt và chẻ ngọn, lượng tóc giảm đi và kém dày.
Thường xuyên thèm đồ ngọt
Khi cơ thể cảm thấy thiếu đạm, nó có xu hướng phản ứng bằng cách tạo cảm giác đói, dẫn đến thèm ngọt.
Chỉ khi tiêu thụ đủ lượng đạm, mới có cảm giác no lâu và không thèm ăn. Vậy phản ứng thiếu đạm trong trường hợp này là sẽ dễ thấy đói, dẫn đến nạp nhiều calo hơn.
THIẾU ĐẠM NÊN ĂN GÌ? LƯỢNG ĐẠM CẦN BỔ SUNG
Đối với người trưởng thành, lượng đạm khuyến nghị hằng ngày là khoảng 0,6 gram cho mỗi kg thể trọng. Nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 30 gram đạm một ngày.
Tương đương với 1 trong các thực phẩm sau:
• 90 gram thịt gà hoặc thịt bò nấu chín
• 120 gram thịt heo hoặc cá, tôm nấu chín
Bạn có thể bổ sung đạm qua các thực phẩm sau, lượng đạm tương đương 10g:
• 300 ml sữa đậu nành hoặc sữa bò không béo
• 200 ml sữa chua
• 2 quả trứng
• 75 gram đậu
• 50 gram hạt hạnh nhân hay đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt hướng dương.
Tuy nhiên vẫn nên đảm bảo ăn đủ dinh dưỡng để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn đa dạng và bổ sung đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, chất béo, chất xơ cũng như đạm.
KẾT LUẬN
Trên đây là những chia sẻ của Gymstore xung quan vấn đề thiếu đạm bị gì cũng như dấu hiệu cần lưu ý nếu thiếu chất đạm.
Tags:
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...