THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Ăn nhiều mì chính có tác hại gì cho sức khỏe không?

  • Cập nhật lần cuối: 27/11/2023

Mì chính hay bột ngọt chính là chất phụ gia được sử dụng phổ biến trong các món ăn. Có nhiều tin đồn rằng ăn nhiều mì chính sẽ gây suy giảm trí nhớ. Nhưng một số ý kiến lại không cho là thế. Vậy cuối cùng mì chính có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không? 

 

mi-chinh-gymstore

 

TÌM HIỂU MÌ CHÍNH LÀ GÌ?

 

Trước khi làm rõ ăn mì chính có tốt không cũng như tác hại của mì chính, hãy cùng gymstore tìm hiểu mì chính là gì nhé!

 

Mì chính hay tên gọi khác là bột ngọt, là chất điều vị có giá trị trong công nghiệp thực phẩm. Tên tiếng anh của mì chính là monosodium glutamate hay seasoning glutamate (viết tắt là MSG). Thành phần của mì chính natri và glutamate - một axit amin, thành phần tổng hợp protein. 

 

Vậy mì chính làm từ gì? 

 

Mì chính ban đầu được chiết xuất từ nước luộc rong biển. Nhưng ngày nay, mì chính được tạo ra thông qua quá trình lên men tự nhiên từ tinh bột, đường mía hoặc củ cải đường.

 

Vị ngon ngọt của mì chính được gọi là umami. Nguồn gốc của vị này đến từ axit glutamic - một axit amin có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như cà chua và pho mát. Khi axit glutamic bị phân hủy, nó sẽ tạo ra glutamate - thứ kích hoạt thụ thể vị giác để hình thành vị umami. 

 

Trong cơ thể chúng ta và rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày đều chứa nguồn glutamate phong phú. Đó là lý do ăn thịt cá, rau củ cũng có vị umami.

 

Glutamate trong mì chính khác với các glutamate có trong protein thực phẩm. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta chuyển hóa cả hai theo cùng một cách. Người lớn trung bình tiêu thụ khoảng 13g glutamate từ protein động/thực vật mỗi ngày. Và tiêu thụ mì chính khoảng 0.55g mỗi ngày. 

 

Ở châu Á, đặc biệt Trung Quốc hay Việt Nam là những nước có văn hóa sử dụng mì chính trong ẩm thực. Với nguồn nguyên liệu là sắn, mía dồi dào, phong phú, việc sản xuất, sử dụng trong nước và xuất khẩu loại gia vị này ngày càng được phát triển. 

 

TRANH CÃI VỀ VẤN ĐỀ TÁC HẠI CỦA MÌ CHÍNH

 

mi-chinh-la-gi-gymstore

 

Tác hại của bột ngọt hay mì chính luôn là vấn đề được tranh cãi trong nhiều năm qua. Cụ thể: 

 

Từ đầu những năm 1900, mì chính đã được sử dụng như chất tăng hương vị cho món ăn. Nhưng đến năm 1960 mì chính lại được cho là có liên quan đến tất cả các loại vấn đề sức khỏe. Trong thời gian đó cho đến nay nó vẫn được đánh giá là thành phần độc hại. 

 

Dù có nhiều tranh cãi về phản ứng có hại từ mì chính. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra mối liên hệ đáng tin cậy giữa bột ngọt và tình trạng xấu của sức khỏe.

 

Có nghiên cứu đưa ra một liều lượng lớn mì chính có thể làm tăng nồng độ glutamate trong máu. Nhưng nghiên cứu khác cho thấy glutamate trong chế độ ăn uống không thể vượt qua hàng rào máu não với lượng lớn. Do đó, nó không có khả năng gây hại cho não. 

 

Bên cạnh đó, các nghiên cứu của FASEB cho biết khi tiêu thụ 3g bột ngọt không kèm thực phẩm khác sẽ dễ dẫn đến các triệu chứng nhẹ và thoáng qua. Chúng bao gồm đau đầu, buồn ngủ và có chút tê liệt thần kinh. Thế nhưng khẩu phần ăn thông thường có bột ngọt với lượng chỉ khoảng 0.5g, rất hiếm trường hợp sử dụng 3g bột ngọt cùng lúc không có thức ăn.

 

Ngoài ra còn có, nhiều báo cáo y tế đưa ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe có liên quan đến bột ngọt đều nhằm vào việc tiêu thụ lâu dài. Chúng hoàn toàn bắt nguồn từ việc liều lượng dùng quá mức, không đáp ứng được tiêu chí sức khỏe hàng ngày. 

 

Do đó, phần lớn tác dụng phụ của mì chính xảy ra chủ yếu do việc sử dụng không hợp lý và liều lượng vượt mức cho phép. Vậy hãy xem các chuyên gia giải đáp ăn nhiều mì chính có tác hại gì nhé.

 

CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ VIỆC ĂN MÌ CHÍNH

 

Ăn nhiều mì chính có tốt không hoặc Ăn mì chính có độc không? Chuyên gia nói gì về những điều này? Cùng tìm hiểu nhé!

 

Mì chính có tác hại không? Chắc chắn là có, nhưng chỉ khi ăn quá nhiều. Không riêng mì chính mà bất cứ thành phần phụ gia nào khi sử dụng quá mức cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. 

 

Theo các chuyên gia, dùng quá nhiều mì chính sẽ gây ra rối loạn hoạt động của não. Do trong mì chính có glutamate có tác dụng truyền tín hiệu thần kinh, nên bổ sung dư thừa sẽ làm suy giảm trí nhớ, tiêu hao B6 hay xuất hiện các cơn động kinh. 

 

Thêm vào đó gan và thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để đào thải độc tố từ axit amin trong mì chính. Việc này sẽ làm suy giảm chức năng của hai cơ quan này, gây nên nhiều rối loạn. 

 

Hiện tượng nhạy cảm/ dị ứng với mì chính

 

Theo các báo cáo mì chính không được công nhận là chất gây dị ứng. Các phản ứng nhạy cảm, dị ứng khi tiêu thụ thực phẩm có mì chính, khả năng cao là do cơ địa nhạy cảm với mì chính. 

 

Dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến các phản ứng nguy hiểm tính mạng. Còn nhạy cảm với thành phần gây ra các triệu chứng khó chịu, nhưng không nhất định đe dọa tính mạng. Cụ thể: 

 

• Đau đầu

• Tức ngực

• Đỏ bừng

• Đổ mồ hôi nhiều

• Tim đập nhanh

• Buồn nôn

• Tê hoặc ngứa ran ở vùng mặt và cổ.

 

Với những người có bệnh lý thì các triệu chứng này có thể phát nặng hơn. Do đó, luôn phải chú ý sử dụng mì chính cho đúng để tránh gây hại cho sức khỏe. 

 

Mì chính có gây béo phì không?

 

Một số người cho rằng tiêu thụ mì chính có thể gây béo phì. Các nghiên cứu đưa cho rằng kết quả này có thể xuất hiện khi ai đó ăn quá nhiều. Vì căn bản mì chính tạo cảm giác ngon miệng, kích thích việc ăn uống, nên tăng khả năng tiêu thụ thức ăn không kiểm soát. Vì vậy có thể kết luận là mì chính không gây béo phì. 

 

Tác hại của mì chính với trẻ nhỏ là gì?

 

Trẻ em ăn nhiều mì chính có thể gây teo não, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Thậm chí nếu cho trẻ ăn tiêu thụ lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây lú lẫn. Một số nghiên cứu dùng mì chính với trẻ đã đưa ra nhận định chúng có khả năng gây tổn thương tế bào não ở mức độ khác nhau. 

 

mi-chinh-co-hai-khong-gymstore

 

VẬY CÓ NÊN ĂN MÌ CHÍNH HAY KHÔNG?

 

Mì chính mặc dù không đem lại giá trị dinh dưỡng nào nhưng nó không như nhiều tin đồn thất thiệt gây hoang mang cho người dùng. Nếu bạn còn chưa tin thì hãy điểm qua những chứng nhận từ các tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về mức độ an toàn của mì chính bên dưới đây. 

 

Những chứng nhận an toàn của mì chính:

 

• 1958: FDA chỉ định mì chính được công nhận an toàn cùng các thành phần khác như allspice

• 1979: Viện hàn lâm khoa học quốc gia xác nhận sự an toàn của mì chính như một thành phần thực phẩm

• 1987: Ủy ban chuyên gia hỗn hợp về phụ gia thực phẩm của tổ chức y tế thế giới và các tổ chức nông nghiệp và thực phẩm xếp mì chính vào loại an toàn nhất đối với phụ gia thực phẩm.

• 1991: Ủy ban khoa học về thực phẩm của cộng đồng châu Âu xác nhận mì chính là an toàn

• 1992: Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ kết luận rằng bột ngọt an toàn ở mức tiêu thụ bình thường

• 1995: FDA khẳng định lại sự an toàn của mì chính sau nhiều báo cáo của các Hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ

 

Hiện cũng không có quốc gia nào trên thế giới cấm dùng bột ngọt hay cho rằng nó là chất độc. Liên minh châu Âu xếp nó vào danh sách phụ gia thực phẩm mã E621 và HS29224220.

 

Các tác dụng phụ của mì chính theo các chuyên gia nhận định chỉ xuất hiện nếu như bạn dùng nó quá nhiều. Hoặc đơn giản là bạn đang lầm lẫn tác hại của một thành phần nào đi kèm với mì chính. Vì trong rất nhiều thực phẩm không chỉ có mì chính là thành phần. Do đó, có thể bạn đang gặp vấn đề với một nguyên liệu khác chứ không phải mì chính. 

 

LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ĂN MÌ CHÍNH

 

cach-an-mi-chinh-gymstore

 

Ai không nên sử dụng mì chính?

 

Bột ngọt chỉ xem như là chất phụ gia có thể làm tăng độ ngon cho món ăn. Nó hoàn toàn không phải là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng. Vì vậy, không nhất thiết phải lạm dụng hoặc sử dụng nó. Nhất là ở những trường hợp:

 

• Nếu bạn là người dễ dị ứng hoặc kích ứng với các thành phần. Thường bạn sẽ cảm thấy khó chịu ngay sau khi ăn phải món ăn có nhiều mì chính trong đó. 

 

• Trong bột ngọt có sodium - chất điện giải cần thiết cho các hoạt động của tế bào cơ thể. Nếu tăng lượng sodium này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương. Do đó, với những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa nên hạn chế sử dụng mì chính. 

 

• Với trẻ em như thông tin đã nêu thì đối với trẻ dưới 12 tuổi không khuyến sử dụng nhiều gia vị trong đó có mì chính. Nêm nếm ít gia vị còn giúp trẻ hình thành thói quen tốt không ăn mặn, để chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tim mach, béo phì. 

 

Cách sử dụng mì chính không gây hại cho sức khỏe

 

Theo FDA, một người khỏe mạnh nếu dùng từ 3g mì chính không có thức ăn có thể xuất hiện các phản ứng phụ MSG. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh chúng ta chỉ nên tiêu thụ khoảng 0.55g mì chính/ngày. Và chúng chỉ được sử dụng như một gia vị nêm nếm cùng các món ăn.

 

Và các nghiên cứu khoa học khác chỉ rõ mì chính sẽ mất đi tính điều vị và biến chất khi bị đốt cháy ở nhiệt độ trên 300 độ C trong nhiều giờ liền. Nên với các món ăn thông thường như canh, luộc ở nhiệt độ 100 độ C; hay các món chiên xào nhiệt độ cao cũng chỉ 130 độ C. Do đó, khả năng làm biến chất mì chính cũng rất thấp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên lạm dụng mì chính và sử dụng quá nhiều. 

 

Các lưu ý nhỏ khi sử dụng mì chính trong nấu ăn:

 

• Không dùng cho các loại giấm chấm

• Không bỏ mì chính vào món trứng hay các thực phẩm đã có vị ngọt tự nhiên cao

• Không dùng mì chính cho hải sản vì không có lợi cho quá trình tiêu hóa

• Không dùng bột ngọt cho thực phẩm khô, vì chúng không tan trong môi trường khác nước. Nếu thêm mì chính vào sẽ rất khó ăn, cảm giác buồn nôn hoặc lợm miệng. 

• Không dùng bột ngọt cho các món bánh ngọt.

• Nên nêm mì chính cuối cùng khi món ăn đã chế biến xong và tắt bếp

• Mì chính nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu để ở những nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao sẽ làm mất hương vị của chúng. Tốt nhất bảo quản mì chính trong lọ thủy tinh. 

 

Làm sao biết thực phẩm có mì chính hay không?

 

Ngoài những món ăn tự chế biến ở nhà thì làm sao chúng ta biết được các thực phẩm chế biến sẵn có mì chính hay không? Các nhà sản xuất thực phẩm bắt buộc phải công bố mì chính khi có thêm vào. Đặt theo tên hoặc theo mã phụ gia thực phẩm. Chẳng hạn mì chính (MSG) có thể được xác định là chất điều vị (MSG) hoặc chất điều vị (621).

 

Ghi nhãn thành phần cũng áp dụng cho các phụ gia thực phẩm glutamate được phép khác, mã của chúng thường là 622-625.

 

Ngoài ra, MSG cũng sẽ được liệt kê dưới dạng:

 

• Glutamate

• Axit glutamic

• Canxi glutamate

• Magie glutamate

• Dinatri guanylate

• Disodium inosinate

• Dinatri 5-ribonucleatide

 

Mì chính hay MSG có trong nhiều loại thực phẩm hơn chúng ta nghĩ. Bạn có thể tránh thành phần này và tìm những sản phẩm không có mì chính trong đó.

 

Tổng kết: 

 

Mì chính là gì và ăn mì chính có hại không đã được giải đáp bên trên. Thực tế, mì chính không gây hại cho sức khỏe như nhiều ý kiến đã đưa ra.

 

Dù không cung cấp dinh dưỡng nhưng đây là thành phần phụ gia làm tăng hương vị cho món ăn, giúp tăng cảm giác ngon miệng và kích thích ăn uống. Tuy nhiên, chúng ta không nên tiêu thụ mì chính quá nhiều. Nếu không vẫn sẽ gặp nhiều tác dụng phụ không đáng có từ chất điều vị này. 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x