THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
GIAO HÀNG NỘI THÀNH SIÊU TỐC 1 - 4H
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ 30 NGÀY

Say cà phê là gì? Vì sao say cà phê và cách khắc phục hiệu quả

  • Cập nhật lần cuối: 25/05/2024

Cà phê là thức uống quen thuộc giúp chúng ta tỉnh táo và bắt đầu công việc thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu uống cà phê không đúng cách sẽ dẫn đến việc say cà phê. Vậy say cà phê là gì, vì sao chúng ta lại bị say cà phê và cách khắc phục thế nào? Hãy cùng đọc nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.

 

SAY CÀ PHÊ LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SAY CÀ PHÊ 

 

say-ca-phe-la-gi

 

Say cà phê là hiện tượng cơ thể dung nạp quá nhiều caffeine và mất kiểm soát ở tinh thần cũng như toàn bộ cơ thể. Say cà phê có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

 

Dấu hiệu nhận biết say cà phê là:

 

- Xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt

 

- Bạn cảm thấy tim đập nhanh và khó thở

 

- Một số trường hợp nặng hơn sẽ bị phát ban, sưng môi và lưỡi, ói mửa, tiêu chảy, … Thậm chí sẽ tăng huyết áp đột  ngột và đe dọa tính mạng. Trong trường hợp này thì cần phải đi cấp cứu ngay.

 

NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN SAY CÀ PHÊ

 

say-ca-phe-la-gi-1

 

Caffeine làm tim đập nhanh hơn

 

Khi uống cà phê, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu tiết ra nhiều adrenaline. Chất này khiến cho bạn cảm thấy lo lắng hoặc hưng phấn quá mức, một số bạn sẽ cảm thấy chóng mặt buồn nôn như say rượu bia.

 

Do vị đắng của cà phê

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy vị đắng của cà phê cũng là nguyên nhân gây say cà phê. Theo đó cơ thể của bạn đối diện với vị đắng sẽ gây ra phản ứng rất mạnh, các tế bào trong cơ thể sẽ cho rằng đây là mầm bệnh cần tiêu diệt do đó chúng ta sẽ khiến bạn phát ban, hoặc sốt, tim đập nhanh, khó thở…

 

Yếu tố di truyền gây say cà phê

 

Nếu gia đình bạn có người bị say cà phê thì bạn cũng có nguy cơ bị say cà phê. Đây là yếu tố di truyền. Bằng chứng là các nhà khoa học đã nghiên cứu ADN của khoảng 3.000 người uống cà phê và phát hiện nay một số người có gen làm giảm khả năng tiêu thụ caffeine và dễ dẫn đến say cà phê.

 

SAY CÀ PHÊ CÓ NGUY HIỂM GÌ KHÔNG? BAO LÂU THÌ HẾT

 

say-ca-phe-la-gi-2

 

Nếu bạn sử dụng lượng cà phê nhiều và khiến cơ thể bị say cà phê như mệt mỏi, lo âu, chóng mặt thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cơ thể phản ứng quá mạnh với chất caffeine trong cà phê như nổi ngứa, tim đập nhanh, tiêu chảy, tăng huyết áp… thì khá nguy hiểm cần cấp cứu ngay.

 

Theo đó, thời gian say cà phê sẽ xuất hiện sau 15 phút sau khi uống cà phê và có thể kéo dàng tới 6 giờ. Riêng phụ nữ mang thai có thể kéo dài 15 giờ.

 

Làm gì khi bị say cà phê?

 

Say cà phê uống gì cho tỉnh: Uống nước lọc, nước cam ép, nước trà gừng ấm

 

Để giảm say cà phê bạn hãy uống khoảng 1-1.2 lít nước lọc giúp bù đắp lượng khoáng đã mất hoặc uống ngay nước cam để bổ sung vitamin Và khoáng chất. Ngoài ra bạn có thể uống thêm nước gừng ấm để làm ấm cơ thể, đường ruột.

 

Say cà phê làm thế nào: Nên vận động nhẹ 

 

Nếu say cà phê mà ngồi một chỗ bạn sẽ càng mệt hơn. Cách chữa say hiệu quả đó là vận động nhẹ nhàng như các bài tập aerobic nhẹ nhàng, chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga… Dù là môn thể thao nào nữa cũng giúp bạn giảm say cà phê hiệu quả.

 

Bổ sung kẽm và magie

 

Khi bị say cà phê cơ thể bị hao hụt lượng lớn vitamin và khoáng chất, do đó hãy bổ sung thêm kẽm và magie từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Cơ thể khỏe mạnh sẽ nhanh chóng hết say cà phê.

 

Ăn thêm nhiều tinh bột

 

Một ổ bánh mì hoặc chén cơm nhỏ sẽ giúp dạ dày hết cồn cao, tinh bột nạp vào cơ thể sẽ giảm đi các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt.

 

BÍ QUYẾT UỐNG CÀ PHÊ ĐỂ KHÔNG BỊ SAY CÀ PHÊ

 

say-ca-phe-la-gi-3

 

Uống cà phê điều độ

 

Uống cà phê điều độ chính là bí quyết giúp bạn uống cà phê có lợi cho sức khỏe, không bị say cà phê. Mỗi ngày uống không quá 400mg cà phê (4 tách cà phê).

 

Chỉ uống cà phê sau bữa ăn

 

Không uống cà phê khi bụng đói vì khiến bụng sẽ cồn cào và dễ say cà phê. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nếu uống cà phê lúc đói bụng, chất caffeine tác động vào dạ dày và có nguy cơ làm hỏng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy ăn nhẹ sau đó uống cà phê.

 

Khi dùng thuốc không nên uống cà phê

 

Khi đang điều trị bệnh và dùng thuốc bạn nên kiêng cà phê vì chúng chứa caffeine – một chất kích thích được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng khi đang điều trị bệnh. Vì nếu sử dụng caffeine nhiều có thể gây tác dụng ngược.

 

Không kết hợp uống cà phê với rượu bia

 

Không nên kết hợp vừa uống cà phê vừa uống rượu bia vì có thể dẫn đến say cà phê và say rượu bia. Lời khuyên nên kết hợp uống nước lọc để bổ sung nước và thanh lọc cơ thể.

 

Chỉ uống cà phê nguyên chất

 

Uống cà phê nguyên chất không đường, không kem sẽ mang lại hiệu quả tốt cho cơ thể như giúp cơ thể tỉnh táo, giảm cân… Nếu kết hợp uống với đồ ngọt hoặc uống cà phê hòa tan pha sẵn sẽ khiến bạn nhanh tăng cân, gây các bệnh về đường huyết, tim mạch.

 

Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống cà phê

 

Theo các bác sĩ khoa sản, phụ nữ mang thai không nên uống cà phê vì chất caffeine có thể tăng nhịp tim thai nhi, dọa sảy thai, sinh non. Riêng phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế uống vì chất caffeine sẽ ngấm vào sữa mẹ và trẻ sau khi bú cũng sẽ tăng nhịp tim, mất ngủ, lo âu.

 

Với những kiến thức về say cà phê chia sẻ ở trên, hi vọng bạn đã hiểu thế nào là say cà phê, những dấu hiệu và nguyên nhân, cách khắc phục để từ đó có thể uống cà phê một cách lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Tags:
Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm

Chưa có bài viết nào trong danh mục này...

x