“Tập gym có lùn không?” chắc chắn là câu hỏi nhiều người lo sợ mỗi khi bắt đầu tập gym. Hiểu được điều đó, bài viết này của Gymstore sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn. Hãy cùng đọc tiếp để tìm hiểu vì sao nhé!
TẬP GYM CÓ LÙN KHÔNG? KHOA HỌC NÓI GÌ?
GYM LÀ GÌ?
Trước khi đi vào chi tiết câu hỏi “Tập gym có lùn không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm gym là gì. Chắc hẳn không phải ai cũng biết về lịch sử hình thành bộ môn này.
Trên thực tế, “Gym” được hình thành và phát triển từ đất nước Hy Lạp trên cơ sở mục đích bảo vệ bờ cõi của quốc gia. Chính vì thế họ dành rất nhiều thời gian luyện tập để sở hữu sức khỏe dẻo dai, thân hình vạm vỡ giống như thần Zeus, Ares,... trong thần thoại Hy Lạp.
Tên gọi “gym” bắt nguồn từ “gymnasium”, liên quan đến các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà. Ngày nay, từ “gym” để chỉ hoạt động tập thể hình nói chung. “Gymer” là những người tập thể hình ở không gian rộng với nhiều thiết bị phục vụ cho bộ môn này như máy móc, tạ,... với mục tiêu phát triển cơ bắp, tăng cân hay giảm cân.
Bộ môn này đã được phát triển và ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam.
TẬP GYM CÓ LÙN KHÔNG?
Rất có thể lầm tưởng rằng việc tập gym cản trở tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là ở trẻ em xuất phát từ mối quan tâm về việc tập gym có thể gây ra tổn thương cho xương. Vậy câu trả lời của khoa học là gì?
Tiến sĩ Rob Raponi, một bác sĩ trị liệu tự nhiên và chuyên gia dinh dưỡng thể thao, cho biết quan niệm sai lầm rằng việc tập gym có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của cơ thể bắt nguồn từ thực tế là các chấn thương mà tập gym gây ra đối với các mảng phát triển trong xương thể làm chậm sự phát triển chiều cao.
Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng đây là điều có thể xuất phát từ các yếu tố khác như tập sai kỹ thuật hay chọn mức tạ quá nặng. Tuy nhiên chiều cao khiêm tốn không phải là hệ quả từ việc tập gym đúng cách.
Các mảng tăng trưởng là các vùng sụn của mô đang phát triển ở đầu các xương dài (ví dụ như xương đùi). Những mảng này biến thành xương cứng khi thanh niên trưởng thành về thể chất nhưng mềm hơn trong quá trình phát triển và do đó dễ bị tổn thương hơn.
Nhưng chỉ vì các mảng tăng trưởng dễ bị tổn thương không có nghĩa là thanh thiếu niên nên tránh việc tập gym. Strength Training, hay tập tạ được hỗ trợ bởi khoa học là mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của xương như:
- Tăng sức mạnh và chỉ số sức mạnh của xương (BSI)
- Giảm nguy cơ gãy xương và tỷ lệ chấn thương liên quan đến thể thao
Chris Wolf, DO, chuyên gia y học thể thao và chuyên gia chỉnh hình tái tạo tại Bluetail Medical Group, cho biết suy nghĩ được chia sẻ giữa các chuyên gia y tế là tập gym ở trẻ em dưới 18 tuổi là an toàn khi được áp dụng đúng cách.
TÁC DỤNG CỦA TẬP GYM VỚI SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP
Tập gym không những không bị “lùn” mà còn tốt cho xương khớp
Tập gym đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì cơ bắp và xương chắc khỏe. Các hoạt động như nâng tạ có thể kích thích xây dựng cơ bắp khi kết hợp với lượng protein được bổ sung đầy đủ.
Với sự tăng lên của tuổi tác, con người có xu hướng mất đi khối lượng và chức năng cơ, có thể dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương. Tập gym nói riêng hay thường xuyên hoạt động thể chất là quan trọng để giảm mất cơ và duy trì sức mạnh. Ngoài ra, tập gym cũng giúp xây dựng mật độ xương khi bạn còn trẻ, giúp ngăn ngừa loãng xương sau này.
HƯỚNG DẪN TẬP GYM ĐÚNG CÁCH ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO
Những việc cần tránh và nên làm khi tập gym để không bị “lùn”
NHỮNG VIỆC CẦN TRÁNH ĐỂ TẬP GYM ĐÚNG CÁCH
Bỏ qua phần khởi động
Cơ khi lạnh dễ bị thương hơn lúc ấm. Trước khi tập gym, hãy khởi động bằng 5 đến 10 phút đi bộ nhanh hoặc các hình thức cardio khác. Khởi động giúp cơ thể nóng lên và hỗ trợ tập gym đúng cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc khởi động sẽ giúp giãn cơ và phòng tránh chấn thương, đặc biệt là tình trạng đau nhức cơ bắp và hạn chế tối đa chấn thương khi bạn thực hiện các động tác khó.
Tập quá nhanh
Thực hiện động tác một cách chậm rãi, có kiểm soát giúp cô lập các cơ mà bạn muốn chúng hoạt động và giúp bạn không dựa vào đà để nâng tạ, hỗ trợ tác động lực vào cơ bắp tối đa. Nghỉ ngơi khoảng một phút giữa mỗi bài tập.
Tập quá sức
Nhiều người mới tập gym thường nghĩ rằng càng tập nặng càng có hiệu quả. Tuy nhiên, tập gym đúng cách là khi bạn biết kết hợp các bài tập vừa sức với thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Các hiệp bổ sung có thể làm mất thêm thời gian và góp phần gây ra chấn thương do quá sức.
Đau cơ, căng cơ hay đau khớp là những chấn thương bạn gặp phải khi tập quá sức. Và bạn sẽ mất thời gian để nghỉ ngơi khi mắc phải sai lầm này. Nhưng điều lưu ý là cường độ bài tập có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu thể chất của bạn.
Phớt lờ khi bị đau
Nếu một bài tập làm bạn bị đau, hãy ngừng tập bài tập đó. Hãy thử lại bài tập sau một vài ngày hoặc thử với mức tạ nhẹ hơn.
Không đi giày khi tập
Những đôi giày bảo vệ bàn chân của bạn và cung cấp lực kéo tốt có thể giúp bạn không bị trượt hoặc bị thương ở chân khi tập gym.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ TẬP GYM ĐÚNG CÁCH
Chọn mức tạ phù hợp
Bắt đầu với mức tạ bạn có thể thực hiện bài tập một cách thoải mái từ 12 đến 15 lần. Đối với hầu hết mọi người, một hiệp đơn gồm 12 đến 15 lần lặp lại với trọng lượng làm mỏi cơ bắp có thể xây dựng sức mạnh một cách hiệu quả. Khi cơ thể đã quen, hãy nâng dần mức tạ lên.
Tập đúng kỹ thuật
Học cách làm đúng kỹ thuật từng bài tập trước khi tăng cường độ tập luyện. Kỹ thuật của bạn càng tốt, kết quả đem lại càng tốt và bạn càng ít có nguy cơ làm tổn thương bản thân. Nếu bạn không chắc chắn về kỹ thuật, hãy giảm trọng lượng tạ hoặc số rep.
Hãy nhớ rằng kỹ thuật quan trọng ngay cả khi bạn nhặt và thay thế tạ trên giá cân. Nếu bạn không chắc liệu mình có đang thực hiện một bài tập gym đúng cách hay không, hãy hỏi ý kiến huấn luyện viên, ngoài ra còn có thể sử dụng Whey Protein để cải thiện nâng cao hiệu suất tập luyện.
Chú ý khi thở
Sai lầm thường mắc là nín thở khi đang nâng tạ. Đừng nín thở. Thay vào đó, thở ra khi bạn nâng tạ lên và hít vào khi bạn hạ tạ xuống. Bạn hãy thử hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, khi hít bạn phải mím môi. Khi thở ra bằng miệng sẽ giúp thải lượng carbonic nhiều hơn tạo điều kiện tốt để cơ bắp phục hồi.
Thực hiện các bài tập Strength Training
Bộ Y tế Hoa Kỳ khuyến nghị nên kết hợp các bài tập Strength Training của tất cả các nhóm cơ chính vào lịch tập gym ít nhất hai lần một tuần.
Tránh tập cùng một nhóm cơ hai ngày liên tiếp
Bạn có thể tập tất cả các nhóm cơ chính của mình vào một buổi duy nhất hai hoặc ba lần một tuần hoặc xây dựng lịch tập hàng ngày cho các nhóm cơ cụ thể. Ví dụ, tập tay và vai vào thứ Hai, chân vào thứ Ba, v.v.
KẾT LUẬN
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Tập gym có lùn không” được khoa học chứng minh. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc của bản thân. Hãy thường xuyên cập nhật để có những thông tin về dinh dưỡng và thể hình mới nhất của Gymstore nhé!
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
Chưa có bài viết nào trong danh mục này...