THƯƠNG HIỆU SUPPLEMENTS UY TÍN TỪ 2011
CAM KẾT CHUẨN 100% CHÍNH HÃNG
FREESHIP NGOẠI THÀNH CHO ĐƠN HÀNG TỪ 1.000.000Đ
NHẬP CODE: GS30 - GS70 - GS100 giảm trực tiếp 30K - 70K - 100K

Tốc độ đi bộ trung bình bao nhiêu là tốt?

  • Cập nhật lần cuối: 07/04/2023

Tốc độ đi bộ trung bình của một người trưởng thành là bao nhiêu? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ của một người. Cùng Gymstore giải đáp những câu hỏi trên ở bài viết sau đây nhé.

 

toc-do-di-bo-trung-binh

 

TỐC ĐỘ ĐI BỘ TRUNG BÌNH CỦA MỘT NGƯỜI LÀ BAO NHIÊU?

 

Theo tính toán, tốc độ đi bộ trung bình của một người trưởng thành là khoảng 4.8km/h. Nó còn thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức mạnh cơ bắp, mức độ tập thể dục,…

 

Nhìn chung, tuổi tác càng cao thì tốc độ đi bộ càng giảm. Một người 60 tuổi để đi được 1 km sẽ tốn nhiều hơn trung bình 1.2 phút so với một người 20 tuổi.

 

Còn xét về giới tính, đàn ông thường đi bộ nhanh hơn phụ nữ do thể chất và chiều cao của đàn ông đều tốt hơn phụ nữ. Cả nam giới và nữ giới đều có tốc độ đi bộ khá ổn định cho đến khi bước sang tuổi 60 hoặc sớm hơn tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ vận động.

 

LÀM SAO ĐỂ ĐI BỘ NHANH HƠN?

 

Đi bộ là một hoạt động thể chất được nhiều người ưa thích để giảm cân bởi nó dễ thực hiện, không yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ phức tạp. Tuy nhiên, để có thể giảm cân hiệu quả, bạn cần biết cách gia tăng tốc độ và quãng đường đi bộ của mình lên.

 

Theo các chuyên gia, nếu muốn giảm cân, tốc độ đi bộ của bạn cần rơi vào khoảng 6.5km/giờ, và mỗi ngày đi bộ ít nhất 10.000 bước, tương đương với quãng đường 6km.

 

Vậy làm sao để đi bộ nhanh hơn và đi được quãng đường xa hơn. Dưới đây là một số tips dành cho bạn:

 

Tham khảo: Hướng dẫn cách đi bộ nhanh

 

- Với những người mới tập, để đạt được ngay vận tốc 6.5km/h là điều không đơn giản, hoặc nếu được thì chân bạn sẽ mỏi rã rời chỉ sau khoảng chục phút. Hãy bắt đầu với tốc độ vừa phải, và nâng dần theo thời gian.

 

- Đừng quên khởi động bởi đi bộ nhanh là bài tập có cường độ ở mức trung bình đến khá. Bạn có thể đi bộ với tốc độ bình thường trong 5 -10 phút để làm nóng cơ thể. Hoặc thực hiện bất kỳ bài tập khởi động nào mà bạn muốn.

 

- Chú ý không gù lưng, khom người hay cúi đầu trong khi đi bộ nhanh. Nếu không lưng và cổ bạn sẽ rất nhanh bị mỏi.

 

- Cố gắng siết chặt cơ mông và cơ bụng của bạn. Điều này vừa giúp tăng sức mạnh cho các nhóm cơ trên vừa khiến mỗi bước đi của bạn trở nên vững chắc, nhẹ nhàng hơn.

 

- Để kết thúc buổi tập, bạn không nên dừng lại hay ngồi phịch xuống đất một cách đột ngột. Thay vào đó, hãy đi bộ chậm rãi, thong thả trong 5 - 10 phút để hạ nhiệt cơ thể và giúp máu lưu thông đầy đủ đến tim, não.

 

- Bạn nên thực hiện các động tác giãn cơ chân sau khi đi bộ nhanh để tránh bị căng cơ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và làm suy giảm hiệu suất ở những lần tập sau.

 

Tham khảo: Căng cơ chân phải làm sao? Tổng hợp các bài tập giãn cơ chân.

 

- Không nên mặc trang phục thường nhật khi đi bộ nhanh. Để nâng cao hiệu suất đi bộ, một đôi giày êm ái, vừa vặn và quần áo co giãn, thấm hút mồ hôi tốt là điều không thể thiếu. Bạn sẽ không muốn chân mình bị phồng rộp hay quần áo cọ sát liên tục vào da gây ngứa ngáy, khó chịu.

 

- Để đi bộ nhanh giảm cân hay rèn luyện sức khỏe, một điều cực kỳ quan trọng đó là bạn cần thiết lập được thói quen đi bộ hàng ngày, kiên trì trong thời gian dài. Các chuyên gia cho biết chỉ 15 phút đi bộ nhanh mỗi ngày cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể so với việc không tập tành gì.

 

- Nếu thời gian quá eo hẹp, bạn có thể biến đi bộ trở thành một phần trong lộ trình đến nơi làm việc. Bạn có thể gửi xe ở một nơi xa công ty, hoặc xuống trạm dừng xe bus sớm hơn và đi bộ quãng đường còn lại.

 

- Tập thói quen đi bộ với tốc độ nhanh hơn trong sinh hoạt hàng ngày chứ không chỉ lúc tập thể dục.

 

- Đừng quên bổ sung nước trong và sau khi đi bộ. Thay vì nước lọc thông thường, bạn có thể bổ sung các loại nước điện giải để bù đắp lượng khoáng chất bị thất thoát khi đổ mồ hôi.

 

Nước điện giải sẽ giúp bạn phục hồi thể lực nhanh hơn nước lọc, đồng thời phòng tránh các tình trạng xảy ra do mất cân bằng điện giải như: chuột rút, tim đập nhanh, choáng váng, thậm chí là co giật, ngất xỉu.

 

Nếu có điều kiện, bạn hãy thử 2 loại đồ uống có tên là BCAA và EAA. Không chỉ bổ sung điện giải, BCAA và EAA còn cung cấp các axit amin thiết yếu giúp giảm đau nhức, mệt mỏi cơ bắp, đồng thời kích thích quá trình tổng hợp protein giúp cơ bắp phát triển tốt hơn.

 

Tham khảo:

 

Xtend BCAA


PVL EAA+BCAA Complete


Nutrex EAA

 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x