Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Tác dụng của khoai lang 

  • Cập nhật lần cuối: 03/03/2023

Khoai lang có thể xem là thực phẩm tuyệt vời thiên nhiên cho chúng ta. Nó không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng mà còn trở nên vô cùng linh hoạt trong nhiều thực đơn khác nhau. Mang lại nhiều giá trị sức khỏe lý tưởng cho mọi người. Hãy cùng đọc tiếp để hiểu chính xác lý do vì sao khoai lang lại tốt cho chúng ta nhé!

 

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG KHOAI LANG

 

Khoai lang là thực phẩm chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới, và có nguồn gốc lâu đời. Chúng có rát nhiều loại với màu sắc khác nhau như trắng, vàng nhạt, tím đỏ, tím đậm, cam,... Tùy theo màu sắc thì giá trị dinh dưỡng của chúng cũng có sự khác biệt. 

 

Khoai lang có vị ngọt tự nhiên, là dạng rau củ có nhiều tinh bột (carbohydrate phức hợp). Dù nhiều tinh bột nhưng khoai lang không phải là đối tượng gây ảnh thưởng tiêu cực cho cân nặng của chúng ta. 

 

Dinh dưỡng trong khoai lang vô cùng phong phú và đa dạng. Chứa nhiều nhóm vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Nếu tiêu thụ 100g khoai lang cơ thể sẽ nhận được:

 

- 90 calo

- 7.05 carbohydrate

- 5.5 đường

- 3.3g chất xơ

- 0.15g chất béo

- 2g protein

- 38mg canxi

- 6 μg folate

- 0.96mg sắt

- 1.5mg Vitamin B3

- 27mg magie

- 0.5mg mangan 

- 475mg kali

- 36mg natri

- 54mg phốt pho

- 0.32mg kẽm

- 0.11g vitamin B2

- 0.11mg vitamin B1

- 961μg vitamin A

- 0.29mg vitamin B6

- 19.6mg vitamin C

- 0.71mg vitamin E

 

Đặc biệt, trong khoai lang cam và tím là hai loại khoai giàu chất chống oxy hóa nhất. Chúng giúp bảo vệ tế bào khỏe mạnh khỏi sự tấn công của các gốc tự do. 

 

15 TÁC DỤNG BẤT NGỜ CỦA KHOAI LANG ÍT AI BIẾT

 

Hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa thiếu hụt vitamin A

 

Khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene chống oxy hóa cao. Nó cần thiết để tăng cường chuyển hóa vitamin A, tăng khả năng miễn dịch chống lại các nguy cơ nhiễm trùng. Nó cũng giữ cho các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh. 

 

Khoai lang cũng chứa vitamin C, là thành phần quan trọng duy trì hệ miễn dịch bền vững. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng. Theo bác cáo dinh dưỡng, 1 củ khoai lang có thể cung cấp cho cơ thể 25% lượng khuyến nghị trong ngày. 

 

 

Khoai lang là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp 

 

Tuy khoai lang có hàm lượng đường và tinh bột cao. Nhưng chỉ số đường huyết của khoai lang thấp phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Với chỉ số đường huyết thấp, giúp làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu. Cơ chế này sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Không cho nó tăng lên đột biến. 

 

Ngoài ra, các chất xơ trong khoai lang cũng có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cũng đã đưa ra bằng chứng người tiêu thụ nhiều chất xơ có tỷ lệ mắc tiểu đường thấp hơn.   

 

Giúp cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ

 

Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong khoai lang giúp ngăn ngừa sự suy giảm chức năng não do tuổi tác. Giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và mất trí nhớ. Tùy theo loại khoai lang mà chất oxy hóa có thể là carotenoid, anthocyanins. 

 

Carotenoid trong khoai lang có màu vàng, cam được chứng mình là làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Còn anthocyanins trong khoai lang tím theo nghiên cứu chỉ ra có thể cải thiện trí nhớ. 

 

Giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

 

Mỗi ngày ăn khoai lang ăn có tác dụng gì? Chúng ta không sở hữu thực phẩm nào có thể điều trị ung thư. Nhưng có nhiều sự liên quan giữa chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm nguy cơ ung thư. Các loại trái cây, rau quả nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất bảo vệ cơ thể trước sự xâm lấn của các gốc tự do. Như trong khoai lang có chứa nhiều chất cần thiết cho quá trình giảm stress oxy hóa, giảm tỷ lệ mắc ung thư. 

 

Điển hình là carotenoids và anthocyanins trong khoai lang có đặc tính oxy hoa cao. Chúng giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do nhiều tác nhân gây ra. 

 

Hỗ trợ điều trị và giảm viêm loét

 

Khoai lang có tác dụng giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Đây là hiện tượng các mô bị viêm và bong ra, gây đau đớn. Các thành phần trong khoai lang có thể bảo vệ các mô tế bào ở đường tiêu hóa. Hạn chế vết loét do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. 

 

Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim

 

Dù khoai lang có vị ngọt nhưng nó có thể làm giảm mức cholesterol LDL trong cơ thể. Cholesterol LDL là nhân tố thường gây ra tắc nghẽn động mạch. Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn có khoai lang có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. 

 

Do khoai lang giàu chất xơ giảm cholesterol. Hàm lượng kali trong khoai lang giúp giảm huyết áp. Đây là hai lý do khiến tim bạn gặp nhiều vấn đề hơn. 

 

Ngoài ra, các anthocya thins ức chế các cytokine tiền viêm, giảm nguy cơ bệnh tim. Các flavonoid, tannin, alkaloid, anthraquinone, glycosid cũng giảm thiểu hoạt động của các creatinin huyết thanh, lactate dehydrogenase. Quá trình này có lợi cho sức khỏe tim mạch. 

 

Khoai lang mang đặc tính kháng khuẩn

 

Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, khoai lang cũng là thực phẩm mang đặc tính kháng khuẩn cao. Nó giúp chống lại các vi khuẩn cảm cúm, viêm phổi. Hạn chế cơ hội phát triển của các vi khuẩn trong thực phẩm khi đi vào cơ thể. 

 

Khoai lang có lợi cho phụ nữ 

 

Vitamin A trong khoai lang có lợi cho phụ nữ ở độ tuổi sinh nở. Đóng vai trò duy trì hàm lượng nhóm vitamin này cho cơ thể. Tránh tình trạng vô sinh do thiếu hụt vitamin A. 

 

Ngoài ra, khoai lang cũng chứa sắt, khoáng chất có lợi trong nhiều vấn đề khi mang thai. Tăng  lưu lượng máu và vận chuyển oxy nuôi dưỡng hoạt động. 

 

 

Ăn khoai lang ổn định huyết áp

 

Tiêu thụ khoai lang có tác dụng gì? Khoai lang giàu kali rất hữu ích cho người bị huyết áp cao. Kali sẽ giúp giảm nồng độ natri trong máu. Giúp duy trì được mức huyết áp tốt, có lợi cho hệ thống tim mạch khỏe mạnh. 

 

Tăng cường khả năng chống viêm

 

Trong khoai lang có nhiều chất oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do. Những phần tử tự do, không ổn định được tạo ra khi cơ thể phản ứng với các yếu tố độc hại từ bên ngoài. Các phân tử này làm hỏng cấu trúc DNA, các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Làm tăng chứng viêm, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. 

 

Cải thiện sức khỏe thị giác

 

Khoai lang giàu vitamin A dạng beta-carotene. Đó là một chất chống oxy hóa mạnh có trong nhiều loại rau màu cam. Các beta-carotene được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Và cơ thể chúng ta sử dụng chúng để hình thành các thụ thể phát hiện ánh sáng bên trong mắt. 

 

Nếu thiếu hụt vitamin A sẽ liên quan đến các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Chúng ta thường bổ sung các trái cây họ cam, quýt để tăng cường vitamin A. Khoai lang tím cũng là một lựa chọn lý tưởng cho điều này. 

 

Tăng cường sức khỏe đường ruột

 

Khoai lang cung cấp chất xơ dồi dào, thúc đẩy cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe như tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Chất xơ trong khoai lang cũng liên hệ với sức khỏe đường ruột.

 

Với 1 củ khoai lang cung cấp khoảng 4g chất xơ, đáp ứng 14% lượng chất xơ cần trong ngày. Gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 

 

Chất xơ không hòa tan sẽ thúc đẩy sự phát triển bình thường của ruột, tránh táo bón. Chất xơ hòa tan sẽ trở thành nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột của chúng ta. Đây là hệ vi sinh vật có lợi cho sức khỏe đường ruột. Có liên quan đến việc giảm nguy cơ tiểu đường, ít viêm nhiễm. 

 

Giúp giảm căng thẳng thần kinh

 

Hàm lượng magie tương đối cao trong khoai lang giúp cho cơ thể hoạt động được tốt hơn. Chúng giúp giảm lo lắng và căng thẳng của hệ thần kinh. Việc ăn khoai lang cũng vô cùng có lợi cho điều trị trầm cảm và kiểm soát hành vi. 

 

Cải thiện tóc và da

 

Vitamin C, vitamin A là hai thành phần quan trọng để cải thiện sức khỏe tóc và da chúng ta. Vitamin C có chức năng chống oxy hóa, tăng cường tổng hợp collagen. Collagen chính là protein đặc biệt có chức năng cấu trúc mô da. Vitamin C cũng mang đặc tính chống viêm mạnh có thể giúp kiểm soát các vấn đề về da như mụn trứng cá. 

 

Vitamin A trong khoai lang cũng hỗ trợ tốt trong điều trị và kiểm soát da tổn thương do ánh nắng mặt trời. Nó cũng kích thích chu trình sống của tế bào, tăng tổng hợp collagen.  

 

Khoai lang giúp kiểm soát cân nặng

 

Ăn khoai lang có tác dụng gì trong giảm cân? Đối với người có nhu cầu giảm cân thì nên tránh xa thực phẩm giàu tinh bột. Nhưng với khoai lang thì hoàn toàn được đánh giá cao, như một món giàu dinh dưỡng cho chế độ ăn kiêng giảm cân và duy trì cân nặng. 

 

Khoai lang sẽ tạo cảm giác no lâu nhờ chứa nhiều carbohydrate, chất xơ phức tạp. Ăn khoai lang có thể mang lại năng lượng bền vững và hạn chế được cơn đói. Thêm vào đó sẽ giúp cân bằng lại dinh dưỡng, hàm lượng calo ít nên tốt cho người thừa cân. 

 

ĂN NHIỀU KHOAI LANG CÓ TỐT KHÔNG?

 

 

Nhìn chung, khoai lang là thực phẩm kèm theo của nhiều chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Nó an toàn vời hầu hết mọi người và ít bằng chứng dị ứng được đưa ra. 

 

Tuy nhiên, trong khoai lang có chứa các hợp chất oxalat. Oxalat khi liên kết với canxi và nhiều khoáng chất khác có thể gây ra sỏi thận. Đây là tình huống những thành phần này được bổ sung quá nhiều khiến dư thừa trong cơ thể. Chúng không được chuyển hóa và bài tiết ra bên ngoài. Làm lắng đọng lại trong cơ thể. Hình thành nên sỏi thận và làm suy giảm chức năng thận. 

 

Do đó với người bị sỏi thận, thận yếu hoặc có nguy cơ phát triển cao nên giảm tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat. Trong đó có các loại khoai lang. 

 

Tương tự, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều khoai lang cũng sẽ dẫn đến trường hợp dư thừa oxalat như trên. 

 

Ngoài ra, ăn khoai lang quá nhiều, mà không đúng thời điểm sẽ dễ bị dư thừa vitamin A trong gan. Nhiều vitamin A có thể khiến màu da và móng chuyển sang sắc tố cam. 

 

CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN KHOAI LANG

 

Khoai lang thường dược bày bán với số lượng nhiều. Điều này rất khó để chúng ta chọn lựa đâu là củ ngon. Trên thực tế, chúng ta chỉ cần chú ý vài điểm sau đẻ tránh mua nhầm khoai kém chất lượng:

 

- Kích thước: Khoai có nhiều hình dạng, khi mua nên chọn củ có thân thon, dày ở giữa, hai đầu nhọn. Khoai như thế sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ nấu chín hơn

 

- Vỏ khoai nhẵn, không trầy xước nhiều. Có màu sắc sáng. Khoai càng trơn nhẵn, đẹp mặt thì hàm lượng tinh bột càng cao. Vỏ ngoài bị rỗ, không đều màu, có vết sâu, đốm đen là khoai để lâu ngày, không tươi. Khoai nhiều đốm đen là bị biến chất, không nên mua.

 

- Không mua khoai đã nảy mầm.

 

- Khoai lang mới sẽ có mùi thơm nhẹ. Nếu là khoai cũ sẽ có mùi mốc, thối và hơi khét. 

 

- Khoai có độ cứng cao thì nên mua. Nếu bóp và thân khoai thấy mềm, nhăn nhéo thì đừng mua. 

 

Cách bảo quản khoai lang: Nếu khoai lang bảo quản không đúng cách sẽ nhanh mọc mầm. Ăn khoai lang đã lên mầm sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do đó, khi bảo quản khoai lang cần lưu ý vài điều bên dưới đây:

 

- Nên bảo quản khoai lang nơi khô ráo, thoáng mát

 

- Nên gói từng củ vào giấy báo để tăng thời gian bảo quản

 

- Có thể bảo quản khoai trong thùng giấy có vài lỗ thông hơi. Khoai được đặt ở đáy hộp bên trên lớp giấy báo. 

 

- Không để khoai trong tủ lạnh để bảo quản

 

- Không dùng túi nilon buộc kín khoai lại để tránh khoai lên mầm

 

Tổng kết: Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, kali, protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe các cơ quan. Tốt cho người bệnh tim, tiểu đường và người béo phì. 

Bài viết liên quan Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm Có thể bạn quan tâm
x